Dân số, lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 75 - 77)

ưìiưqầi aườBự“

3.3.3. Dân số, lao động, việc làm và xóa đói giảm nghèo

3.3.3.1. Dân số

Hiện tại tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk vẫn thuộc loại cao so với cả nước. Trong giai đoạn tới, cần tăng cường tuyên truyền vận động, đặc biệt đối với dân cư trong độ tuổi sinh sản để giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên từ 18,2000năm 2004 xuống còn 15000 vào năm 2010 và ổn định khoảng 11000 vào năm 2020. Mặt khác, Đắk Lắk vẫn địa bàn tiếp nhận dân cư từ các tỉnh khác trong cả nước đến làm ăn sinh sống và tăng cường lực lượng lao động cho vùng Tây Nguyên theo chiến lược chung của cả nước. Dự báo dân số trung bình tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010 khoảng 1,91 triệu người và năm 2020 có 2,30 triệu người. Trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 30% vào năm 2010 và 45,65% vào năm 2020.

3.3.3.2. Định hướng bố trí sử dụng lao động

Theo dự báo về dân số đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh là 1050,5 nghìn người, đến năm 2020 khoảng 1265,5 nghìn người. Với khả năng phát triển các ngành, dự kiến năm 2010 thu hút khoảng 950 - 960 nghìn người, năm 2015 khoảng 1,0 - 1,1 triệu người, năm 2020 là 1,1 - 1,2 triệu lao động vào làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp và khu vực dịch vụ.

Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp, làng nghề và tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm ở khu vực nông thôn để đến năm 2010 thu hút khoảng 158 nghìn người, năm 2020 khoảng 257 nghìn người tham gia trong ngành công nghiệp - xây dựng và tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu lao động lên 16,5% vào năm 2010 và lên 22% vào năm 2020. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu lao động ngay trong khu vực nông, lâm nghiệp thông qua việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn. Thu hút tỉ lệ đáng kể vào khu vực dịch vụ thông qua việc mở mang ngành nghề dịch vụ du lịch, dịch vụ tiêu dùng và các dịch vụ cơ bản khác.

Bảng 3.2. Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến năm 2020[38]

Đơn vị: nghìn người Năm Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng trưởng(%) 2006- 2010 2011-2015 2016-2020 Lao động trong các ngành 797,7 957,7 1071 1168 3,72 2,26 1,75 Công nghiệp - xây dựng 58,4 158 192,8 257 22 4,1 5,92

% so tổng số 7,3 16,5 18 22

Nông, lâm nghiệp 630,6 622,5 642,6 607,4 0,64

% so tổng số 79,1 65 60 52

Dịch vụ 108,7 177,2 235,6 303,7 10,06 5,87 5,21

% so tổng số 13,6 18,5 22 26

Giải quyết việc làm cho người lao động phù hợp với khả năng, nguyện vọng, trình độ và sức khỏe. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 32.000 - 33.000 lao động. Trong đó, đặc biệt chú ý đến đối tượng là thanh niên dân tộc tại chỗ, con em hộ nghèo, hộ chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự... Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

3.3.3.3. Công tác định canh định cư cho đồng bào các dân tộc và nâng cao chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo

Tiếp tục thực hiện công tác định canh định cư, củng cố vùng kinh tế mới, lập thêm các dự án ổn định dân di cư tự do, chú trọng đến công tác giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc tại chỗ hiện đang thiếu đất ở và đất sản xuất. Cơ bản đến hết năm 2015 hoàn thành vững chắc định canh định cư cho 100% số hộ đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ.

Chấm dứt hoàn toàn tình trạng hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) trung bình 3%/năm. Đến năm 2010 phấn đấu 100% số xã thoát khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w