Tình hình sử dụng điện, nước sinh hoạt và nhà ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 55)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.2.4.Tình hình sử dụng điện, nước sinh hoạt và nhà ở

Nhà ở và việc sử dụng điện, nước sạch là những nhu cầu thiết thực trong đời sống con người. Đây là những vấn đề nan giải đối với nhân loại, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và nó đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn cùng với sự nỗ lực của mỗi người dân và toàn xã hội.

Ở Việt Nam nền kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, dân số tăng nhanh... nên việc đầu tư về nhu cầu nhà ở, điện, nước sạch còn gặp nhiều khó khăn. Việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong lĩnh vực này đang là vấn đề bức xúc, nan giải đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

* Nhà ở

Qua kết quả khảo sát cho thấy, điều kiện nhà ở của người dân đang từng bước được cải thiện. Năm 2006, tỉ lệ hộ có nhà ở kiên cố chiếm 65,6%, nhà ở không kiên cố chiếm 34,4% tổng số hộ. Điều kiện nhà ở của người dân có sự phân hóa theo các nhóm thu nhập. Nhóm có mức sống cao (giàu) thì đạt 100% hộ có nhà ở kiên cố. Nhóm thu nhập trung bình (trung bình) thì có 72,2% số hộ có nhà ở kiên cố, 27,8% số hộ có nhà ở không kiên cố. Nhóm có thu nhập thấp (nghèo) thì chỉ có 53,8% số hộ có nhà ở kiên cố (nhà ở kiên cố bao gồm nhà xây và nhà gỗ lớn). Ở khu vực thành thị có tỉ lệ số hộ có nhà ở kiên cố cao hơn so với khu vực nông thôn. Chất lượng nhà ở còn hạn chế, số nhà có nhà tắm và hố xí chiếm tỉ lệ thấp, tỉ lệ hộ có nhà tắm đạt 45%, nhà có hố xí đạt 78%, thấp hơn so với toàn quốc (đạt 86,17%), vùng Tây Nguyên đạt 82,37%.

* Nước sinh hoạt

Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của dân cư. Hiện nay, nước sinh hoạt của người dân tỉnh Đắk Lắk được sử dụng từ các

nguồn nước sau: nước giếng (78,5%), nước máy (14,3%), nước mưa (5,2%) và các loại nước khác (2%). Tỉ lệ hộ dân được dùng nước sạch của tỉnh còn thấp. Ở khu vực nông thôn phần lớn các hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng, nước mưa... còn số hộ dùng nước máy chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chủ yếu tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột. Số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh có sự phân hóa giữa các huyện, thị.

Bảng 2.18. Số hộ dân được dùng nước sạch của các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 - 2006

STT

Tổng số hộ dân (2006)

Hộ dân được dùng nước sạch

Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch 2006 (%) 2003 2004 2005 2006 TP. Buôn Ma Thuột 64.804 52.613 58.927 61.873 63.110 97,4 Huyện Krông Păk 41.434 32.156 33.442 36.786 38.626 93,2 Huyện Krông Buk 29.653 20.112 22.525 24.778 27.751 93,6

Huyện Buôn Đôn 12.257 5.812 5.928 6.225 7.096 57,9

Huyện CưM'gar 29.285 18.513 18.698 22.438 25.803 88,1 Huyện Krông Ana 36.787 25.134 25.637 28.713 32.733 89,0 Huyện Ea Hleo 22.476 12.413 12.537 14.418 16.292 72,5 Huyện Krông Năng 23.687 14.890 15.635 17.198 17.886 75,5 Huyện Ea Kar 30.128 20.513 22.564 27.077 27.889 92,6

Huyện Ea Súp 11.342 5.134 5.185 5.911 7.094 62,5

Huyện Krông Bông 16.400 10.261 10.774 12.175 13.636 83,1

Huyện Lăk 11.492 3.513 3.548 4.080 4.896 42,6 Huyện M'Đrăk 12.692 5.134 5.391 6.038 6.943 54,7 Cộng 342.437 226.198 240.791 267.71 0 289.75 6 77,1

[Nguồn: Công ty cấp thoát nước tỉnh Đắk Lắk và Trung tâm nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường đô thị]

Qua bảng số liệu, ta thấy tỉ lệ hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch theo huyện, thị của tỉnh Đắk Lắk được chia thành 4 nhóm như sau:

Nhóm 1: Cao > 95%, thành phố Buôn Ma Thuột.

Nhóm 2: Tương đối cao: 90 - 95%, gồm có các huyện: Krông Păk, Krông

Buk, Ea Kar.

Nhóm 3: Trung bình: 70 - <90%, gồm có các huyện: Krông Bông, Krông

Nhóm 4: Thấp < 70%, gồm có các huyện: Buôn Đôn, Lăk, Ea Súp, MĐrăk. Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch tại các huyện của tỉnh

Đắk Lắk năm 2006

Qua bảng số liệu cho thấy số hộ được sử dụng nguồn nước sạch của các huyện tăng dần qua các năm. Tỉ lệ dân cư được cung cấp nước sạch trên địa bàn thành thị hiện nay khoảng trên 85%. Tại khu vực đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột định mức cấp nước bình quân được cung cấp 195 lít/người/ngày đêm. Ở thành phố Buôn Ma Thuột có tỉ lệ hộ dùng nước sạch cao nhất (đạt 97,4%), huyện Lăk thấp nhất (đạt 42,6%). Nhìn chung, công suất của các nhà máy nước chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sử dụng của người dân, đặc biệt trong thời kỳ mùa khô vẫn còn một số khu vực của thành phố chưa có nước máy. Đồng thời hệ thống cung cấp nước hiện nay đang bị xuống cấp gây thất thoát nước, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Mặc dù tỉnh đã tiến hành thực hiện dự án thoát nước thải cho thành phố (bằng nguồn vốn của Đan Mạch và Việt Nam với tổng kinh phí là 262,4 tỉ đồng) để xây

dựng 26 km đường ống thoát nước thải chính, 6 km ống thu gom, 20 km đường ống thoát nước mưa và một nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cao nhưng trên địa bàn thành phố chỉ mới đạt được mật độ trung bình 1,6 km/km2. Tỉ lệ nước thải được thu gom và xử lý còn thấp, gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Ở khu vực nông thôn do vẫn còn dùng nhiều phân tươi, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp, tỉ lệ số hộ hợp vệ sinh chưa cao... những nguyên nhân này đã làm cho nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong khi đó hộ dân sử dụng nước giếng chiếm tỉ lệ cao (78,5%), điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

* Tình hình sử dụng điện

Sử dụng điện là yếu tố không thể thiếu được để nâng cao CLCS của dân cư. Mạng lưới điện sinh hoạt trên địa bàn của tỉnh trong những gần đây được cải thiện đáng kể, không chỉ đáp ứng được nhu cầu điện trong sản xuất, các sinh hoạt văn hóa tinh thần chung của tỉnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng hộ gia đình. Hệ thống lưới điện đã hoàn thành việc cải tạo với hệ thống lưới điện cao thế 110 KV và đường trung thế 22 KV. Hệ thống lưới điện thành phố có tổng chiều dài là 288,2 km đường dây (có 3,5 km cáp ngầm) và 416 trạm biến thế, trong đó có 3 trạm trung gian 35 KV. Hiện nay, ở Đắk Lắk điện lưới quốc gia đã đến tất cả các trung tâm các huyện và có 175/175 xã có điện (đạt 100%). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều thủy điện nhỏ.

Trong những năm gần đây, số hộ dùng điện và sản lượng tiêu thụ điện bình quân đầu người của tỉnh liên tục tăng. Tỉ lệ hộ được sử dụng điện của tỉnh tăng từ 63,9% năm 2004 lên 81,23% tổng số hộ vào năm 2006, tăng gấp 1,34 lần. Sản lượng tiêu thụ điện bình quân đầu người tăng từ 250 KWh/người năm 2004 lên 259 KWh/người vào năm 2006. Tuy nhiên, chỉ số sản lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người của tỉnh Đắk Lắk chỉ bằng 1/2 so với cả nước. Việc cung cấp điện của thành phố đã đảm bảo cung cấp đủ 100% nhu cầu dùng điện của nhân dân các phường nội thành, riêng đối với các phường ngoại thành mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu. 95% số đường phố chính trên địa bàn thành phố đã được chiếu sáng. Tuy nhiên tỉ lệ hộ dùng điện có sự chênh lệch lớn giữa địa các huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.19 . Số hộ dùng điện, sản lượng điện tiêu thụ bình quân qua các năm của các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Năm

Huyện/TP

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số hộ dùng điện Sản lượng (KWh) Số hộ dùng điện Sản lượng (KWh) Tổngsố hộ Số hộ dùng điện Sản lượng (KWh) Tỷ lệ hộ dùng điện SL điện tiêu thụ bình quân (KWh/người ) TP. Buôn Ma Thuột 45.288 116.158.010 53.374 135.032.307 64.804 62.890 149.276.664 97,05 465

Huyện Krông Păk 25.982 54.793.124 32.478 64.107.955 41.434 38.973 80.134.944 94,06 367

Huyện Krông Buk 20.894 40.682.167 22.983 49.225.422 29.653 26.431 55.132.473 89,13 357

Huyện Buôn Đôn 6.912 5.812.376 8.294 4.515.426 12.257 9.290 12.373.564 75,79 208

Huyện CưMgar 20.095 25.913.849 20.296 28.246.095 29.285 24.355 31.918.088 83,17 198

Huyện Krông Ana 19.987 31.001.103 23.984 35.895.698 36.787 28.781 40.113.513 78,24 203

Huyện Ea Hleo 14.645 12.790.351 16.110 17.906.491 22.476 16.915 25.069.088 75,26 224

Huyện Krông Năng 12.985 12.413.425 15.582 13.903.036 23.687 19.478 19.881.341 82,23 172

Huyện Ea Kar 22.494 34.513.567 24.743 41.416.280 30.128 28.455 45.972.071 94,45 323

Huyện Ea Súp 5.389 7.012.471 5.928 9.817.459 11.342 7.113 11.290.078 62,72 220

Huyện Krông Bông 11.012 12.952.500 11.563 14.569.741 16.400 13.875 17.483.689 84,60 205

Huyện Lăk 6.189 7.322.743 6.437 8.154.502 11.492 7.016 9.060.558 61,05 154

Huyện M'Đrăk 6.893 9.925.691 8.272 12.903.398 12.692 9.926 16.645.384 78,21 275

Qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ hộ dân được sử dụng điện có sự phân hóa theo các huyện, thị của tỉnh Đắk Lắk được chia thành 4 nhóm như sau:

Nhóm 1: Cao > 95%, thành phố Buôn Ma Thuột.

Nhóm 2: Tương đối cao: 90 - 95%, gồm có các huyện: Krông Păk, Ea Kar. Nhóm 3: Trung bình: 70 - <90%, gồm có các huyện: Krông Bông, Krông

Năng, EaHleo, Krông Ana, CưM’gar, Krông Buk, Buôn Đôn, MĐrăk.

Nhóm 4: Thấp < 70%, gồm có các huyện: Lăk, Ea Súp.

Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ hộ được sử dụng điện của các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2006

Từ biểu đồ 2.5, cho thấy thành phố Buôn Ma Thuột là nơi có tỉ lệ hộ dùng điện cao nhất của tỉnh (97,05%) vì đây là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh. Các huyện có tỉ lệ hộ dùng điện tương đối cao như: Krông Păk, Ea Kar... là những huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đời sống nhân dân cao hơn nên nhu cầu sử dụng điện cũng cao. Huyện Lăk, Ea Súp có tỉ lệ hộ dùng điện thấp nhất. Điều đó chứng tỏ rằng nhu cầu sử dụng điện phụ thuộc vào mức thu nhập của người dân.

* Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về việc phát triển một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” và các Nghị quyết khác của Trung ương về dân tộc và miền núi. Trong nhiều năm nay, sự nghiệp phát triển văn hóa, thông tin luôn được các cấp chính quyền, các địa phương quan tâm phát triển. Công tác văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần các tầng lớp nhân dân và tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát triển nhân tố con người, xây dựng nếp sống văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng đã từng bước được đẩy mạnh và nhân rộng. Các hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều hoạt động có quy mô lớn, nổi trội như tổ chức thành công liên hoan phim toàn quốc lần thứ XIV tại tỉnh, tổ chức tốt Lễ hội chào mừng 100 năm hình thành và phát triển của Buôn Ma Thuột...

Về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thông tin ngày càng được quan tâm phát triển vững mạnh và đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nói riêng. Toàn tỉnh hiện có 13 thư viện, 12 trung tâm văn hóa cấp huyện và thành phố, 2 trung tâm văn hóa cấp tỉnh. Đồng thời số buổi chiếu phim, số biểu diễn nghệ thuật tăng lên đáng kể, số lượt người đọc sách ở thư viện năm 2006 là 92.100, tăng gấp 1,63 lần so với năm 2000.

Đối với công tác thông tin, tỉnh đã tổ chức thành công Hội thi thông tin lưu động toàn tỉnh lần thứ IX, đăng cai và tham gia hội thi dân ca, dân vũ khu vực Tây Nguyên lần thứ II, tổ chức nhiều hội thảo khoa học phát triển, bảo tồn, nhân rộng vốn quý văn hóa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Công tác xã hội hóa thể dục thể thao đang được quan tâm đẩy mạnh phát triển và duy trì thường xuyên, nhiều câu lạc bộ thể dục, thể thao được thành lập và thường xuyên sôi nổi hoạt động, ngày càng thu hút được nhiều thành viên, đông đảo quần chúng tham gia. Phong trào rèn luyện thân thể thông qua các môn bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, nhất là cầu lông ở quy mô thôn, buôn, làng, xã, đến quy mô huyện, thị, thành phố... được duy trì và phát triển. Đa số các trường học trong tỉnh đều đã xây dựng và duy trì được phong trào giáo dục thể chất cho học sinh.

Hệ thống các bưu điện, bưu cục đã phủ kín toàn tỉnh, đến các trung tâm huyện lỵ và các trung tâm xã. Số máy điện thoại cố định, máy điện thoại di động tăng lên, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Năm 2006, bình quân cả tỉnh có 47,7 điện thoại/1000 dân, cao nhất là ở thành phố Buôn Ma Thuột (152,9 điện thoại/1000 dân), thấp nhất là ở huyện Ea Súp (9 điện thoại/1000 dân). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.20. Số máy điện thoại phân theo huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời kì 2000-2006 Năm Huyện/TP 2000 2004 2005 2006 Số điện thoại/1000 dân (2006) TP. Buôn Ma Thuột 21.087 36.734 40.484 49.145 152,9 Huyện Ea Hleo 955 2.208 2.564 2.949 13,5 Huyện Ea Súp 296 932 1.246 1.397 9,0

Huyện Krông Năng 777 1.893 2.502 2.829 47,4

Huyện Krông Buk 2.695 5.195 6.318 7.205 44,8

Huyện Buôn Đôn 374 1.228 1.721 1.979 10,0

Huyện Cư M'gar 1.219 3.150 4.135 4.635 41,4

Huyện Ea Kar 1.593 3.219 4.443 4.026 34,9

Huyện M'Drăk 404 998 1.247 1.387 9,8

Huyện Krông Păk 2.403 4.781 5.300 6.149 120,1

Huyện Krông Bông 387 997 1.186 1.304 15,3

Huyện Krông Ana 2.532 4.711 6.275 7.029 119,2

Huyện Lăk 361 779 960 1.104 18,2

Toàn tỉnh 35.083 66.825 78.381 91.138 49,0

[Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2006]

Số điện thoại/1000 dân có sự phân hóa sâu sắc giữa các huyện, thị. Qua các bảng số liệu trên, chúng tôi kết luận những huyện, thị có nền kinh tế phát triển thì khả năng được đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cao hơn những huyện có nền kinh tế phát triển thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 55)