6. Cấu trúc đề tài
2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
Tổng dân số toàn tỉnh năm 2006 là 1.737.376 người, trong đó dân số thành thị chiếm 22,31%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,69%. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 72%; các dân tộc ít người như Ê đê, Mnông, Thái, Tày, Nùng... chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Ngoài các dân tộc ít người tại chỗ còn có số đông khác di cư từ phía Bắc và miền Trung đến. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2. Dân số phân bố
không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26, 27...
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa và truyền thống văn hóa riêng, đó là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa nhân văn của tỉnh.
Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình hàng năm là 182000. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là do di dân tự do tạo sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết các vấn đề đời sống xã hội, chính trị và môi trường sinh thái, đây cũng là một khó khăn và thách thức đối với việc nâng cao mức sống cho dân cư trong thời gian tới của tỉnh.
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các huyện, thành phố của tỉnh Đắk Lắk [8] Tên huyện Số phường, thị trấn Số xã Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) TP. Buôn Ma Thuột 13 8 377,18 321.370 852 Huyện Ea Hleo 1 10 1.355,12 111.904 84 Huyện Ea Súp 1 9 1.765,63 51.219 29
Huyện Krông Năng 1 11 614,19 115.326 186
Huyện Krông Buk 1 13 640,34 154.603 241
Huyện Buôn Đôn 1 7 1.410,4 59.622 42
Huyện CưM’Gar 2 15 824,43 160.959 195
Huyện Ea Kar 2 13 1.037,47 142.118 137
Huyện M’Đrăk 1 11 1.336,28 60.601 45
Huyện Krông Păk 1 15 625,81 218.580 349
Huyện Krông Bông 1 13 1.257,49 85.312 68
Huyện Krông Ana 1 14 644,39 197.171 306
Huyện Lăk 1 10 1.256,04 58.947 47
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh với mức tăng 3,42% trong thời kì 2001- 2005, từ 803.000 người (năm 2000) lên 950.000 người (năm 2005), chiếm 55,33% dân số toàn tỉnh. Số lao động cần bố trí việc làm của tỉnh 730.500 người (năm 2000) tăng lên 827.000 người (năm 2005), chiếm 87% số lao động trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mặt khác cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm.
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển đổi: Tỉ lệ lao động trong ngành nông lâm nghiệp giảm xuống, tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Chất lượng lao động của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có 14.845 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên; trong đó Cao đẳng có 6.041 người, Đại học có 8.521 người, Thạc sĩ có 220 người, 52 Tiến sĩ và 5 Phó Giáo sư. Đây là nguồn lao động kỹ thuật của tỉnh cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, các khu vực và các ngành kinh tế, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có số lao động kỹ thuật còn rất ít.