ưìiưqầi aườBự“
2.4.1. Nguyên nhân từ phía các yếu tố mang tính cá nhân
Theo kết quả điều tra của Sở Lao động và Thương binh xã hội và báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tháng 11 năm 2006 về chương trình mục tiêu giảm nghèo của Đắk Lắk giai đoạn 2006-2010 thì nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía người nghèo dẫn tới nghèo đói là:
- Thiếu vốn sản xuất: 70,26%
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất: 52,31% - Thiếu đất sản xuất, đất xấu: 41,37%
- Gia đình đông con: 20%
- Thiên tai, thời tiết không thuận lợi: 16,92%
- Ốm đau, bệnh tật, gia đình neo đơn, già cả: 11,79% - Thiếu thông tin thị trường, giá cả bất ổn: 6,67% - Lười lao động: 3,08%
- Mới di cư tự do: 2,05%
Thực tế, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, xu hướng nghèo tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn (90,29% trong tổng số hộ gia đình nghèo), nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, trong đó có huyện Krông Bông. Hộ nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 52,35% tổng số hộ toàn tỉnh) trong khi tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm gần 30% tổng số hộ toàn tỉnh.
Tại các huyện có dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn như Ea Súp, Lăk, Krông Bông, Buôn Đôn... thường có một trình độ học vấn thấp, ở khu vực nông thôn nghề nghiệp chủ yếu là làm nông, làm rẫy trồng cà phê. Trong điều kiện như vậy, thu nhập của người dân rất thấp, nhiều hộ gia đình hầu như không có tiền mặt dự trữ cũng như không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giải trí...
Do trình độ học vấn thấp nên người dân một số buôn không có đủ trình độ nhận thức trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Nhiều người dân còn chưa biết dùng tiền để mua bán, còn trao đổi “vật lấy vật”. Qua quá trình vận động lâu dài bà con trong buôn mới làm nhà vệ sinh nhưng cũng chỉ một tỷ lệ nhỏ đạt yêu cầu hợp vệ sinh. Vẫn còn nhiều hộ nuôi gia súc dưới gầm nhà và họ xem như đó là điều bình thường bởi từ bao đời nay vẫn thế. Ngoài ra, ý thức tự vươn lên làm giàu trong nhận thức của đông đảo bà con nông dân nơi đây còn thấp, nhiều người còn có tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của chính quyền, của các nguồn vận động, hỗ trợ.