Nguyên nhân từ phía xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 67 - 69)

ưìiưqầi aườBự“

2.4.2. Nguyên nhân từ phía xã hộ

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương có mang nhiều đặc trưng về khí hậu và địa hình. Đắk Lắk là một địa phương nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, hạn hán xuất hiện vào nhiều thời gian trong năm. Riêng trong năm 2005, tỉnh Đắk Lắk có trên 60.000 hộ thiếu đói do hạn hán.

Thêm vào đó, tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh Cao nguyên với địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế.

Giá cả của một số sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, không ổn định như cà phê, bông, mía, tiêu... mà ảnh hưởng lớn nhất vẫn là người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thiếu thông tin thị trường, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tây Nguyên là một vùng bước vào quá trình đổi mới từ cơ sở xuất phát điểm của nền kinh tế - xã hội vô cùng thấp kém, còn mang nhiều tàn tích của chế độ công xã nông thôn. Trong xã hội cổ truyền, phương thức sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu là du canh, quảng canh, làm nương rẫy, công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phát đốt, chọc trỉa, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu.

Sau 20 năm đổi mới, nhất là từ năm 1996 tới nay, Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương chính sách đầu tư cho Tây Nguyên khá mạnh. Do vậy, tình hình kinh tế - xã hội Tây Nguyên có bước phát triển, đã và đang chuyển sang phát triển sản xuất hàng hóa với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu, ca cao, điều... hoặc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm.

Tuy vậy, nền kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên phát triển nhanh nhưng không đồng bộ, cân đối, không đồng đều. Tốc độ phát triển chỉ tập trung ở các vùng đô thị, vùng ven, trục giao thông, còn lại vùng sâu, vùng xa phát triển chậm.

Tỉnh Đắk Lắk, là một tỉnh có nền kinh tế - xã hội phát triển trung bình trong điều kiện nền kinh tế - xã hội thấp của cả vùng Tây Nguyên. Trong điều kiện nền kinh tế nương rẫy, nguồn gốc du canh du cư đã hình thành nên tư duy và lối sống đơn giản, thoải mái và hồn nhiên. Trong điều kiện như vậy, với mặt bằng dân trí thấp, để tạo cho người dân thói quen sinh hoạt mới (ví dụ: không nuôi gia súc dưới gầm nhà, sinh đẻ tại cơ sở y tế, sau khi sinh xong phải có thời gian nghỉ, trẻ em cần tiêm chủng...) hộ gia đình cũng cần có thời gian với những chương trình hành động cụ thể.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Đắk Lắk chưa tạo điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng nông thôn. Chẳng hạn, ở buôn, làng Plum vẫn còn 3km đường đất, rất khó đi lại vào mùa mưa; trường học; trạm xá đều cách xa

(trên 2km). Điều đó ảnh hưởng tới nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng nơi đây, cho dù chính quyền có những chính sách hỗ trợ học phí cũng như chi phí cho chăm sóc sức khỏe đối với người dân tộc thiểu số cũng như hộ gia đình đói nghèo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w