Đánh giá tổng hợp CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 65 - 66)

ưìiưqầi aườBự“

2.3.2.Đánh giá tổng hợp CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk

Căn cứ từng mức trong mỗi tiêu chí đạt được phân theo các huyện, thành phố, chúng tôi xác định được sự đánh giá tổng hợp về CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2006 như sau:

Bảng 2.22. Bảng đánh giá tổng hợp CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk

Huyện/TP Tỉ lệ hộ đói nghèo Số HS THPT/ HS Số CBYT/ 10.000 dân Tỉ lệ hộ được sử dụng điện Tỉ lệ hộ dùng nước sạch Tổng cộng TP. Buôn Ma Thuột 12 8 8 4 4 36 Huyện Ea Hleo 6 1 1 2 2 12 Huyện Ea Súp 1 1 1 1 1 5

Huyện Krông Năng 6 1 4 2 2 15

Huyện Krông Buk 9 1 4 3 2 19

Huyện Buôn Đôn 1 1 1 1 2 6

Huyện Cư M'gar 6 4 4 2 2 18

Huyện Ea Kar 6 4 4 3 3 20

Huyện M'Đrăk 6 4 1 1 2 14

Huyện Krông Păk 6 6 6 3 3 24

Huyện Krông Bông 6 4 4 2 2 18

Huyện Krông Ana 6 4 4 2 2 18

Huyện Lăk 1 1 4 1 1 8

Dựa vào kết quả ở bảng tổng hợp trên, phân loại CLCS dân cư của tỉnh Đắk Lắk năm 2006 theo các nhóm điểm tổng cộng từ trên xuống thấp thì có sự phân hóa như sau:

Nhóm có CLCS dân cư cao (> 30 điểm), có thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, có nhiều thế mạnh để phát triển về kinh tế nên có số hộ đói nghèo thấp nhất cả tỉnh. Đồng thời, do nền kinh tế ở đây phát triển nên người dân có điều kiện để nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần.

Nhóm có CLCS dân cư tương đối cao (20 - 30 điểm), gồm có các huyện: Krông Păk, Ea Kar. Đây là các huyện nằm ở vị trí trung tâm của các khu vực và nằm trên các tuyến đường quốc lộ nên thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế. Các huyện này hình thành sớm nên có hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tương đối vững mạnh hơn so với các huyện khác. Tỉ lệ hộ đói nghèo ở mức trung bình, tỉ lệ hộ được sử dụng điện và tỉ lệ hộ dùng nước sạch tương đối cao.

Nhóm có CLCS dân cư trung bình (10 - < 20 điểm), gồm có các huyện: Ea Hleo, Krông Năng, CưM’gar, M’Đrăk, Krông Ana, Krông Bông, Krông Buk. Các huyện này đều có tỉ lệ hộ đói nghèo ở mức trung bình và khá cao, các tiêu chí khác đều ở mức trung bình. Nền kinh tế ở đây chủ yếu phát triển nông nghiệp.

Nhóm có CLCS dân cư thấp (< 10 điểm), gồm có các huyện: Buôn Đôn, Ea Súp, Lăk. Đây là các huyện nằm ở gần vùng biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn, phương thức sản xuất lạc hậu. Huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp có điều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển kinh tế, là nơi có khí hậu khô nóng nhất của tỉnh. Huyện Buôn Đôn và huyện Lăk có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng do cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa thu hút được nhiều số lượt khách du lịch. Tỉ lệ hộ đói nghèo của các huyện cao, các tiêu chí khác ở mức thấp.

Như vậy, qua sự đánh giá tổng hợp về CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk ta thấy có sự phân hóa sâu sắc giữa các huyện, thành phố. Song qua phỏng vấn cán bộ xã và người dân của các huyện đều cho thấy hầu hết đời sống của các gia đình đều có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do ngành nghề chính được cải thiện và có thêm những nghề phụ. Bên cạnh đó, giá cả trên thị trường (đặc biệt là cà phê, cao su...) trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên cũng góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Kết luận: Qua phân tích các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây cho thấy:

- CLCS dân cư đã có sự cải thiện rõ rệt so với những năm trước, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, điều kiện sinh hoạt của, người dân cũng được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục của tỉnh vẫn còn thấp, số học sinh THPT/ số học sinh chưa cao, thấp hơn so với bình quân chung của toàn quốc.

- CLCS của dân cư trong tỉnh có sự phân hóa sâu sắc, nhất là tỉ lệ hộ đói nghèo, giáo dục, y tế. Sự phân hóa không chỉ diễn ra ở các nhóm thu nhập mà còn diễn ra ở các khu vực, vùng miền trong tỉnh.

- Bảng đánh giá tổng hợp cho thấy thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận có CLCS cao hơn, các huyện vùng sâu, vùng xa và vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số có CLCS thấp hơn. Điều đó chứng tỏ rằng CLCS của dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư ở Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 65 - 66)