6. Cấu trúc đề tài
2.2.2.2. Tiêu chí về giáo dục
Trong các nhu cầu của con người thì nhu cầu được học tập, giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức là không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về giáo dục và hưởng thụ các giá trị văn hóa và tinh thần xã hội đối với con người càng cao.
Cùng với các thành tựu phát triển kinh tế, đến nay Đắk Lắk cũng đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Mạng lưới các cấp học, ngành học được quan tâm đầu tư và bố trí tương đối hợp lý theo địa bàn phân bố dân cư. Năm học 2006-2007 có 524.976 học sinh các cấp, tăng 0,5% so với năm học trước. Số lượng học sinh bậc tiểu học giảm, bậc THCS và THPT lại tăng nhanh.
Bảng 2.10. Số trường, lớp, giáo viên, học sinh của tỉnh Đắk Lắk 2000 - 2006
Năm trườngSố Số lớp Số giáoviên Số học sinh
Tiểu học THCS THPT 2000-2001 506 11.547 13.533 255.964 125.803 40.294 2004-2005 581 13.322 17.629 234.457 168.218 65.452 2005-2006 602 13.390 17.923 222.079 165.550 74.958 2006-2007 624 13.465 18.663 212.415 166.835 80.432 [Nguồn 8]
Biểu đồ 2.3. Số học sinh phổ thông các cấp của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2000 - 2006
Ngành giáo dục mẫu giáo không ngừng được quan tâm phát triển và tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2000-2001, toàn tỉnh có 148 trường mẫu giáo, trong đó trường công lập chiếm 81%, đến năm 2006-2007 toàn tỉnh đã có tới 190 trường mẫu giáo, trong đó trường công lập chiếm 84%. Số học sinh mẫu giáo đến lớp tăng đều qua các năm.
Bảng 2.11. Số học sinh mẫu giáo của tỉnh Đắk Lắk qua các năm học [8]
Năm 2000 - 2001 2004 - 2005 2005 - 2006 2006 - 2007
Số trường 148 182 188 190
Số lớp 1.629 1.937 1.938 2.142
Số giáo viên 1.774 2.121 2.207 2.453
Đối với giáo dục phổ thông, số lượng trường học, lớp học, giáo viên và số lượng học sinh tăng nhanh, đặc biệt là học sinh THCS và học sinh THPT. So với toàn tỉnh thì năm 2000-2001 cứ 3,8 người dân thì có 1 người đi học, năm 2006-2007 là 3,6. Số HS/1 GV cũng giảm đáng kể, năm học 2000-2001 trung bình có 36,6 HSPT/1 GV và giảm xuống còn 24,6 HS/1 GV vào năm 2006-2007.
Hệ thống trường THPT dân tộc nội trú có 13 trường với tổng số 2.530 học sinh. Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm phát triển rộng khắp, có khoảng 7.500 học sinh được vào học trong các trường dạy nghề dài hạn và ngắn hạn. Riêng trường đào tạo nghề thanh niên dân tộc tỉnh được nâng cấp và tiếp nhận 2.500 học sinh dân tộc thiểu số vào đào tạo chính quy.
Đối với khối trường cao đẳng và đại học thì số lượng trường không thay đổi nhưng số lượng giáo viên và sinh viên các năm học tăng khá nhanh, năm 2006 khối trường đại học và cao đẳng có khoảng 520 giáo viên và 6.500 sinh viên chính quy, số sinh viên hệ phi chính quy cũng tăng lên nhanh chóng. Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk liên kết với các trường Đại học khác trong cả nước và trường Đại học Tây Nguyên đã mở rộng hình thức đào tạo phi chính quy, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lao động.
Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng, trong tổng số 21.078 giáo viên đứng lớp thì có trên 80% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, đã tập trung thực hiện các mục tiêu phổ cập trung học cơ sở và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến năm 2006, tất cả các xã, phường của tỉnh đã hoàn thành xong chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, có 108/175 số xã, phường đã hoàn thành xong chương trình phổ cập giáo dục THCS. Có 54 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 5 trường mầm non, 45 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở), tăng 15 trường so với năm trước.
Cùng với sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng thêm các trường THPT tại các huyện đã tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho các em vùng sâu, vùng xa có thể tiếp tục học lên THCS và THPT. Do vậy, sự phân bố số lượng học sinh phổ thông các cấp tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đồng đều hơn.
Bảng 2.12. Số giáo viên, học sinh và tỷ lệ HS THPT/số HS trên địa bàn các huyện năm 2006 Huyện/TP Số giáo viên Số học sinh HS THPT Tỷ lệ HSTHPT/số HS (%) TP. Buôn Ma Thuột 3.175 81.184 20.408 25,1 Huyện Ea Hleo 1.134 29.367 3.905 13,3 Huyện Ea Súp 576 12.602 1.599 12,7
Huyện Krông Năng 1.381 32.379 4.729 14,6
Huyện Krông Buk 1.588 42.357 6.219 14,7
Huyện Buôn Đôn 731 15.222 1.871 12,3
Huyện CưM'Gar 1.875 45.413 7.071 15,6
Huyện Ea Kar 1.384 37.230 6.566 17,6
Huyện M'Đrăk 677 16.289 2.850 17,5
Huyện Krông Păk 2.498 59.594 11.892 20,0
Huyện Krông Bông 2.180 51.992 9.081 17,5
Huyện Krông Ana 868 21.974 2.566 11,7
Huyện Lăk 596 14.061 1.675 11,9
Toàn tỉnh 18.663 459.682 80.432 17,5
[Tính toán từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2006]
Qua bảng trên, cho thấy tỷ lệ số học sinh THPT/tổng số học sinh của tỉnh Đắk Lắk có sự phân hóa như sau:
Nhóm 1: Cao > 25%: Thành phố Buôn Ma Thuột. Nhóm 2: Tương đối cao: 20 - 25%: Huyện Krông Păk.
Nhóm 3: Trung bình: 15 - <20%, gồm các huyện: Krông Bông, Ea Kar,
Cư’Mgar, M’Đrăk.
Nhóm 4: Thấp <15% Bao gồm các huyện: Krông Năng, Krông Buk, Ea Súp,
Buôn Đôn, Lăk, Krông Ana, Ea Hleo.
Số lượng giáo viên có sự phân hóa sâu sắc giữa các huyện thị trong tỉnh, số lượng giáo viên tập trung cao ở thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận như: Krông Păk, Krông Bông, Ea Kar, CưM’gar... và rất ít ở các huyện ở vùng sâu, vùng xa như: Lăk, Buôn Đôn, Ea Súp... Thực tế cho thấy rằng, ở các nơi có nền kinh tế phát triển thì có số lượng giáo viên và số lượng học sinh các cấp cao hơn và ngược lại.
Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đòi hỏi phải đầu tư ngân sách thỏa đáng. Đầu
tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển.
Bảng 2.13. Ngân sách đầu tư cho giáo dục tỉnh Đắk Lắk [8]
Năm 2000 2004 2005 2006
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục
(triệu đồng) 35.240 83.407 123.556 116.893
% trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội 1,96 4,15 4,78 3,56
Bình quân đầu người (đồng) 22.644 49.349 72.050 67.281
Qua bảng số liệu cho thấy, đầu tư cho giáo dục của tỉnh chưa được thỏa đáng, mặc dầu ngân sách đầu tư cho giáo dục có tăng lên nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của tỉnh. Trước khó khăn về nguồn kinh phí, ngành giáo dục cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp giữa Nhà nước, nhân dân và các tổ chức quốc tế cùng chăm lo tới sự nghiệp trồng người.
Nhìn chung, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đã được cải thiện một bước. Song kết quả đó vẫn còn thấp xa so với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục chuyên nghiệp hiện nay chưa tiếp cận được thông tin đầy đủ từ thị trường lao động và việc làm. Do đó, số kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được đào tạo vì nhiều nguyên nhân có nhiều người không tìm được việc làm, hoặc phải làm việc không đúng chuyên môn đào tạo. Chất lượng đào tạo còn thấp hơn nhiều so với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Mặt khác, chất lượng dạy và học giữa thành thị và nông thôn và vùng đồng bào dân tộc còn có nhiều chênh lệch, bất cập. Trang thiết bị và dụng cụ phục vụ cho dạy và học còn thiếu, qui mô và chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường trên địa bàn tỉnh và vùng. Tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy và học ở khu vực có con em đồng bào dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng của cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chính sách Nhà nước... tăng cường công tác đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số thông qua các hình thức cử tuyển, hợp đồng.