Sự phát triển nền kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 36)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.2.2.Sự phát triển nền kinh tế

Trong thời gian qua, kinh tế Đắk Lắk đã được những thành tựu: kinh tế có sự tăng trưởng với nhịp độ cao hơn mức trung bình của cả nước (tốc độ tăng GDP thời kì 2001-2005 là 8,05%, đạt mục tiêu theo Quyết định 168 về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2010. Bước đầu phát huy được các thế mạnh về trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; cây trồng lâm nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản; dịch vụ du lịch... xây dựng kết cấu hạ tầng; mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài; gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và củng cố an ninh quốc phòng, bước đầu đã hình thành thế và lực mới để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong thời kì tới.

Các khu vực kinh tế của tỉnh đều đạt tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là sự tăng trưởng của khu vực sản xuất và dịch vụ. Thời kì 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đạt 17,09%, khu vực sản xuất vật chất đạt 6,07%, tức là khu vực sản xuất vật chất tăng 1% thì khu vực dịch vụ tăng 2,81%.

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỉ trọng các ngành phi nông nông nghiệp và giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp.

Bảng 2.4. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Đắk Lắk [8]

Năm 2000 2003 2006 Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Tổng GDP 4.030.361 100 5.545.419 100 10.411.46 6 100 Nông-Lâm- Ngư nghiệp 2.384.024 59,63 3.104.470 58,19 5.612.175 53,9 Công nghiệp -xây dựng 559.925 13,9 904.705 14,95 1.949.244 18,73

Dịch vụ 1.086.412 26,47 1.536.244 26,86 2.850.047 27,37

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2000 và 2006

Trong nông nghiệp chú ý phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi. Tỉ trọng giá trị ngành chăn nuôi có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2004 (tăng từ 9,1% năm 2000 lên 12,5% vào năm 2004), đồng thời tỉ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống (từ 86,2% vào năm 2000 xuống còn 85,2% vào năm 2004). Dịch vụ trong nông nghiệp năm 2004 chiếm 2,3%.

Trong 3 khu vực kinh tế ngành, ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng cao nhất, tới 21,3% trong thời kì 2001-2005. Ngành công nghiệp của tỉnh có chuyển biến mới, từng bước được củng cố, sắp xếp các doanh nghiệp, gắn xây dựng công nghiệp chế biến với phát triển vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo giữa cung ứng nguyên liệu của vùng chuyên canh và sản xuất ổn định của cơ sở chế biến. Đặc biệt tỉ trọng của ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp phân phối điện nước tăng nhanh trong thời gian gần đây và tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp chế biến có xu hướng giảm (giảm từ 86,7% năm 2000 xuống 83,8% vào năm 2005). Tỉnh Đắk Lắk đã quy hoạch được các khu, cụm công nghiệp như: khu công nghiệp Hòa Phú, cụm tiểu thủ công nghiệp Buôn Ma Thuột, Eadar - EaKar, Buôn Hồ - Krông Buk...

Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng tăng chậm. Trong ngành dịch vụ ngành thương mại luôn chiếm ưu thế cả về tỉ trọng và cả về giá trị sản xuất (chiếm khoảng 94% giá trị sản xuất của ngành). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kì 2001-2003 đạt 578,1 triệu USD, năm 2004 đạt 285,8 triệu USD và năm 2005 đạt 301 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có thêm nhiều mặt hàng mới, ngoài cà phê (chiếm 80%) còn có hạt tiêu, cao su, mật ong... Doanh thu du lịch tăng lên

đáng kể, bình quân mỗi năm doanh thu được tăng lên 5-6 tỷ đồng. Hệ thống dịch vụ nhà nghỉ, dịch vụ khách sạn phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 36)