ưìiưqầi aườBự“
3.4.4. Các giải pháp khác
Để nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, ngoài 3 nhóm giải pháp trên tỉnh cần quan tâm và thực hiện các giải pháp sau:
Về điều kiện sinh hoạt
Bên cạnh việc tăng đầu tư ngân sách tỉnh cho đầu tư xây dựng lưới điện cần tranh thủ thu hút mọi nguồn vốn để phát triển, mở rộng mạng lưới điện đến các địa bàn nông thôn. Cung cấp điện cho các vùng vùng dân tộc và miền núi cao bằng nguồn tài trợ của trung ương và các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho vay với sự ưu đãi về thời gian hoàn trả với lãi suất thấp. Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng lưới điện hạ thế, kinh doanh cung cấp điện cho các hộ sản xuất và các hộ dân cư. Thực hiện chủ trương ứng vốn cho các hộ sử dụng điện, hoặc được trả chậm đối với các hộ nghèo. Thực hiện giá khuyến khích cho các hộ nông dân về lắp đặt và sử dụng điện.
Tăng cường cung cấp nước sạch phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ và cho sinh hoạt của dân cư, đồng thời đảm bảo cấp nước sạch cho nông thôn, cho sản xuất nông lâm nghiệp, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng phục vụ sinh hoạt dân cư đô thị và nông thôn theo tiêu chuẩn quy định. Tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, nhà máy nước, trạm cấp nước, cho thu tiền sử dụng nước của các hộ. Thực hiện đóng góp ứng tiền trước của các hộ sử dụng công trình nước hoặc trả chậm đối với các hộ nghèo.
Văn hóa thông tin
Coi trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và văn hóa đặc trưng Tây Nguyên. Hướng các lễ nghi văn hóa dân tộc vào những
hoạt động lành mạnh phục vụ làm phong phú thêm nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Hình thành con người mới xuất phát từ cội nguồn và truyền thống dân tộc.
Đẩy mạnh cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” kết hợp với các ngành để cuộc vận động có nhiều hình thức phong phú, nội dung thiết thực. Thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn về gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, các hương ước, quy ước buôn làng văn hóa để giảm dần các tệ nạn xã hội, chống các thủ tục mê tín dị đoan. Phấn đấu đến năm 2010 có 100% có các cơ sở trong xã, phường trong toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn về gia đình, thôn, buôn, khối phố, đơn vị văn hóa.
Tổ chức tốt các hoạt động điện ảnh, chiếu phim phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến và các đồn biên phòng. Tăng cường công tác phát hành báo, văn hóa phẩm. Nâng cấp các trung tâm văn hóa thông tin, khu vui chơi giải trí. Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, bảo tàng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tổ chức tốt việc khai thác và sưu tầm vốn văn hóa vật thể và phi vật thể tại địa phương.
Ổn định mức tăng dân số hợp lý, tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động
Thực hiện tốt chính sách dân số (chính sách kế hoạch hóa gia đình, chính sách di - nhập dân) nhằm kiểm soát sự phát triển dân số và nâng cao chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Giảm tỉ lệ sinh đến năm 2010 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%, hạn chế tối đa dân di cư tự do đến tỉnh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, tạo các cơ hội về sản xuất cho người lao động để tự lực vượt nghèo thông qua các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, kỹ thuật, phát triển ngành nghề mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm. Hướng dẫn dẫn cho nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản theo xu hướng phát triển của thị trường. Mặt khác, thực hiện chính sách trợ giúp về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và thực hiện các chính sách xã hội khác để cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội
Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội. Tăng cường công tác chỉ đạo và tập trung triển khai kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, ưu tiên thực hiện tại các vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình 132, 134 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ thỏa đáng qua chương trình xóa đói giảm nghèo, cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ giống sản xuất, chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ đa dạng đến tận thôn, buôn. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công nghệ sản xuất để từng bước nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho đồng bào. Quan tâm đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số đạt 15% trong tổng biên chế. Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc tại các trường nội trú, trường dạy nghề. Đồng thời, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bằng nhiều hình thức thích hợp để có được những điều kiện sống thiết yếu, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa tinh thần và vật chất cho đồng bào ở các vùng khó khăn.
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, toàn dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình có công với nước, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tiếp tục nhân rộng phong trào “Tương thân, tương ái”, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng nhằm giảm dần sự cách biệt về mức sống giữa các cộng đồng, tầng lớp dân cư.
Tóm lại, để nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng giải pháp mang tính cấp bách nhất là tiếp tục tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội thuận lợi để các hộ nghèo, vùng khó khăn phát triển kinh tế. Những chính sách có lợi cho người nghèo được khái quát như sơ đồ sau:
Chính sách có lợi cho người nghèo
89
Ngành công nghiệp thâm dụng lao động
Di dân nông thôn - thành thị Giáo dục, đào tạo
nghề
Cải thiện cơ sở hạ tầng
Tiếp cận với dịch vụ tín dụng Phân phối đất đai
công bằng Thủy lợi, giống và
phân bón Nhiều việc làm phi nông nghiệp Ổn định kinh tế vĩ mô Tăng năng suất lao động nông nghiệp C h ín h sá ch tr ự c t iế p ... ... Thu nhập
nhiều hơn Tăng tiêu
dùng nghèoGiảm Trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ
...Chính sách có lợi cho người nghèo gián tiếp... [32]
KẾT LUẬN
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm khá phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con người. Để phản ánh CLCS, người ta đã sử dụng một hệ thống đồng bộ nhiều tiêu chí, trong đó có những tiêu chí cơ bản phản ánh mức đảm bảo về kinh tế, y tế, giáo dục... Căn cứ vào các tiêu chí cơ bản kể trên, qua phân tích so sánh các số liệu thống kê ở tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận sau:
1. Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung, có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, nguồn lao động được bổ sung hàng năm lớn... là những nhân tố thuận lợi cho việc cải thiện và nâng cao CLCS của dân cư.
2. Nhìn chung, CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk hiện nay có bước tiến bộ khá rõ rệt so với trước khi tách tỉnh. Điều này được thể hiện rõ qua sự phân tích một số tiêu chí cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ đói nghèo, các chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, y tế...
3. Từ việc phân tích các số liệu phản ánh các tiêu chí về mức sống dân cư cho thấy, Đảng bộ và chính quyền tỉnh trong những năm qua đã có những giải pháp để nâng cao CLCS của dân cư như: Thực hiện có hiệu quả Quyết định 134, 135, 168 của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân... đã đưa mức sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk ngày càng tăng, giảm dần khoảng cách chênh lệch so với các vùng khác trong cả nước.
4. Bên cạnh những thành tựu kể trên, trong cơ chế thị trường hiện nay Đắk Lắk cũng không tránh khỏi sự phân hóa trong CLCS dân cư ngày càng sâu sắc. khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng. Một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng gần biên giới và vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong khi đó CLCS của dân cư thành phố Buôn Ma Thuột khá cao.
5. Để nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần tập trung vào một số giải pháp chủ
yếu như nâng cao các chỉ tiêu về thu nhập, về giáo dục, về y tế và chăm sóc sức khỏe, về đảm bảo trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường. Đặc biệt cần chú ý hơn nữa việc khắc phục sự phân hóa CLCS đang diễn ra trong các tầng lớp dân cư và các địa bàn trong tỉnh.
6. Kết quả đạt được của đề tài:
- Đề tài đã vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và chất lượng cuộc sống vào địa bàn tỉnh Đắk Lắk để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và làm sáng tỏ thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư trong tỉnh từ năm 2003-2006 qua một số tiêu chí cụ thể: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ đói nghèo, chỉ số về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe, điều kiện được sử dụng nguồn nước sạch và được sử dụng điện. Đề tài đã có sự so sánh CLCS của dân cư của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Đề tài đã dựa trên kết quả nghiên cứu được và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến.
7. Hạn chế của đề tài:
- Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ phân tích một số tiêu chí chủ yếu trên diện rộng toàn tỉnh, chưa đi phân tích sâu sự khác biệt trong địa bàn từng huyện, thành phố.
- Một số thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đánh giá CLCS cuộc sống của dân cư chưa được công khai hóa, nên việc đánh giá CLCS chỉ được thực hiện trên một số tiêu chí cụ thể, chưa phản ánh được toàn diện các khía cạnh của CLCS dân cư.