ưìiưqầi aườBự“
3.1. Căn cứ xây dựng giải pháp
Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk cần phải có những giải pháp đúng đắn để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của vùng Tây Nguyên và cả nước. Những giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở:
* Bối cảnh khu vực và trong nước ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Đắk Lắk
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Đắk Lắk ngày càng mở rộng hơn về quy mô, phong phú hơn về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả. Từ nay đến năm 2020, do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sẽ có những thay đổi vô cùng to lớn, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển. Các xu hướng trên có tác động thuận lợi cho Đắk Lắk, việc thị trường ngày càng mở rộng tạo cho môi trường thu hút đầu tư của Đắk Lắk thuận lợi hơn, cho phép mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tăng thêm xuất khẩu...
Các nước Đông Nam Á đang thực hiện chiến lược phát triển một cách vững chắc và cạnh tranh, phát triển trong xu hướng hợp tác đa dạng. Tam giác phát triển Việt Nam, Lào và Campuchia có vị trí chiến lược đối với cả 3 nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang giành được sự chú ý đặc biệt của Nhật Bản và một số nước châu Âu. Các dự án hỗ trợ nông thôn, thủy lợi, xóa đói giảm nghèo đã góp phần tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa ở miền Trung và Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
FULRO ở địa bàn Tây Nguyên vẫn còn ngấm ngầm hoạt động móc nối sau vụ bạo loạn vào đầu tháng 2-2001 đến nay, trong khi ta chưa truy bắt và vô hiệu hóa được hết bọn cầm đầu tổ chức phản động FULRO ở một số địa bàn trọng điểm. Một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn dễ bị kích động, lừa mị nghe theo bọn phản động FULRO. Hệ thống chính trị cơ sở của ta ở nhiều nơi vẫn còn yếu kém, không nắm được quần chúng và chưa đủ khả năng để nắm bắt được hết và kịp thời những âm mưu và kế hoạch chỉ đạo cụ thể của bọn phản động. Đây là yếu tố cần tính đến trong định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh và đưa ra những giải pháp đồng bộ cho sự phát triển bền vững của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
* Kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2003 - 2006
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk đều tăng qua các năm, điều này được thể hiện trong các chỉ số: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ đói nghèo, chỉ số giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, điện và nước sinh hoạt... Tuy nhiên, các chỉ số trên của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk có sự phân hóa sâu sắc giữa các huyện, thị. Các huyện ở vùng sâu, vùng xa, vùng gần biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số có CLCS rất thấp. Thực trạng CLCS dân cư của tỉnh trong hiện nay sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư trong thời gian tới.
* Định hướng chung về phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 2007- 2020
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 đã đưa ra định hướng chung về phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 2007-2020 như sau:
- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm ổn định chính trị xã hội, xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng Tây Nguyên.
- Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn với xây dựng thực lực chính trị mạnh, gắn với phát triển xã hội và đoàn kết các dân tộc. Mở rộng quy mô và nâng cao chất
lượng công tác giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao mặt bằng dân trí chung và trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động.
- Phát huy nhân tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút lực lượng trí thức trẻ về xây dựng quê hương, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng cho mình và xã hội.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái, hiệu quả và bền vững.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với xây dựng và tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nhất là thế trận lòng dân.
- Phát triển kinh tế đi liền với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, trước hết là cơ sở, thực sự gắn bó với dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước.