Thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 40)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.2.1.Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người được coi là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức sống dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Tuy có những tăng trưởng kinh tế đáng kể nhưng nền kinh tế vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, hơn nữa mức tăng dân số của tỉnh còn cao (cả tăng tự nhiên lẫn tăng cơ học) đã làm cho GDP bình quân đầu người tăng chậm, có nguy cơ kéo dài khoảng cách so với bình quân chung cả nước.

Bảng 2.5. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đắk Lắk

Năm 2003 2004 2005 2006

Tổng GDP (triệu đồng) 5.545.419 6.765.462 8.293.202 10.411.466

GDP/người (1000đ) 3.325 4.003 4.836 5.993

Cả nước GDP/người (1000đ) 7.176 8.700 9.920 10.800 [Tính toán từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2006]

Qua bảng trên ta thấy GDP/người qua các năm đều tăng. Năm 2003 là 3.325 ngàn đồng và tăng lên 5.993 ngàn đồng vào năm 2006 (gấp 1,8 lần), tăng chậm hơn so với trung bình cả nước. Trong cơ cấu thu nhập bình quân/người/tháng, tỉ trọng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu (chiếm hơn 50% tổng thu nhập), trong khi đó, thu nhập từ sản xuất công nghiệp - xây dựng và các hoạt động dịch vụ rất khiêm tốn. Điều đó chứng tỏ nền sản xuất chưa phát triển cân đối, hợp lí.

Bảng 2.6. Thu nhập bình quân/người/ tháng của hộ gia đình phân theo nguồn thu [8]

Năm Thu nhập2002 2004 2006

(đồng) Tỷ lệ(%) Thu nhập(đồng) Tỷ lệ(%) Thu nhập(đồng) Tỷ lệ(%)

Thu từ tiền công tiền

lương 54.815 21,7 78.340 22,1 110.150 21,4

Thu từ SX nông,

lâm nghiệp, thủy sản 147.519 58,5 188.600 53,2 250.440 48,7 Thu từ SX công nghiệp, xây dựng 10.300 4,1 16.900 4,8 32.910 6,4 Thu từ hoạt động dịch vụ 26.000 10,3 66.800 18,8 75.080 14,6 Thu khác 13.521 5,4 3.779 1,1 45.820 8,9 Tổng 252.155 100 354.419 100 514.400 100

Mức thu nhập ở thành thị cao gấp hơn 2 lần so với vùng nông thôn. Cơ cấu thu nhập chủ yếu từ lương, sản xuất công nghiệp - xây dựng và các hoạt động dịch vụ. Với mức thu nhập và cơ cấu thu nhập như trên ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người dân, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tại chỗ. Sự phân hóa thu nhập còn thể hiện rõ ở nhóm có thu nhập cao nhất (chủ yếu ở thành thị) và nhóm có thu nhập thấp nhất (chủ yếu ở nông thôn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống). Năm 2002 nhóm có thu nhập cao nhất gấp 6,9 lần so với nhóm có thu nhập thấp nhất và sự chênh lệch này tăng lên 9,2 lần vào năm 2006. Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu

nhập thấp nhất dẫn tới sự phân tầng sâu sắc mức sống của các bộ phận dân cư ở trong tỉnh. Phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội đã và đang diễn ra gay gắt và trở thành vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Bảng 2.7. Thu nhập bình quân/người/tháng của nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất[8]

Năm Nhóm thu nhập cao nhất (đồng) Nhóm thu nhập thấp nhất (đồng) Chênh lệch giữa2 nhóm (lần) 2002 727.950 105.500 6.9 2006 1.455.900 158.000 9.2

Để nâng cao mức thu nhập và cải thiện cơ cấu thu, một mặt phải nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp; mặt khác cần nâng dần tỉ trọng nguồn thu từ công nghiệp - xây dựng, từ hoạt động dịch vụ thông qua mở rộng và phát triển mạnh ngành nghề và giao lưu buôn bán.

Nếu thu nhập bình quân là đánh giá “đầu vào” thì chi tiêu lại đánh giá “đầu ra”. Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk. Trong cơ cấu chi tiêu cho đời sống, chi tiêu cho ăn uống, hút khá cao, chiếm 57,6% năm 2002 và giảm xuống còn 46,7% vào năm 2006. Biểu hiện của mức sống cao thì tỉ lệ chi cho ăn uống không vượt quá 40% tổng chi cho đời sống. Điều đó chứng tỏ rằng, mức sống của người dân ở tỉnh Đắk Lắk còn thấp. Tỉ lệ chi tiêu đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉ lệ chi cho ăn uống vượt trên 90%. Thậm chí những hộ đói chi cho đời sống đồng nghĩa với chi cho ăn uống. Trong cơ cấu chi tiêu cho ăn uống, chi tiêu cho thực phẩm lớn hơn chi tiêu cho lương thực. Như vậy, mức sống của người dân đang phấn đấu đạt về cả lượng và chất. Tuy nhiên, chi tiêu dành cho giáo dục, y tế, văn hóa xã hội chiếm tỉ lệ rất thấp, chiếm khoảng 10% tổng thu nhập.

Bảng 2.8. Chi tiêu bình quân/người/tháng ở Đắk Lắk trong năm 2002, 2006

Năm 2002 2006 Tổng chi tiêu (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng chi tiêu (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số 195.955 100 414.610 100

Chi cho ăn uống, hút

Lương thực 40.596 20,7 54.330 13,1

Thực phẩm 52.626 26,9 98.060 23,7

Khác 19.655 10,0 41.370 10,0

Tổng chi cho ăn uống

11.877 57,6 193.760 46,7

ăn uống

Thiết bị đồ dùng 15.890 8,1 42.167 10,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y tế 13.456 6,9 35.180 8,5

Đi lại, bưu điện 13.926 7,1 47.800 11,5

Giáo dục 20.150 10,3 45.314 10,9

Văn hóa, thể thao giải trí 3.000 1,5 15.600 3,8

Dịch vụ khác 7.107 3,6 12.289 3,0

Tổng chi cho không phải ăn uống 83.078 42,40

220.85

0 53,3

[Nguồn 8]

Thu nhập là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tình trạng đói nghèo. Thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và ảnh hưởng rất lớn đến CLCS của dân cư. Theo chuẩn nghèo mới của giai đoạn 2006-2010 đã được Chính phủ ký quyết định vào ngày 8/7/2005 thì cả tỉnh có 79.717 hộ nghèo, chiếm 23,28% số hộ toàn tỉnh (theo chuẩn cũ của giai đoạn 2001-2005 thì năm 2004 cả tỉnh có 36.213 hộ, chiếm 11,07% tổng số hộ). Như vậy, theo chuẩn mới thì tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Đắk Lắk tăng lên đáng kể. Hộ nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn với 72.193 hộ trong năm 2006 (chiếm 90,6% tổng số hộ nghèo) và tập trung nhiều ở đồng bào DTTS (chiếm 53,4% tổng số hộ nghèo).

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp hộ nghèo năm 2005 và 2006 theo chuẩn mới trên địa bàn các huyện của tỉnh Đắk Lắk STT Năm Huyện/TP Năm 2005 Năm 2006 Tổng hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng hộ dân Tổng hộ nghèo Thành thị Nông thôn Tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị (%) Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn (%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ giảm nghèo so với năm 2005 1 TP. Buôn Ma Thuột 6.694 11,07 64.804 5.634 2.142 3.492 3,31 5,39 8,69 2,38

2 Huyện Krông Păk 11.580 28,97 41.434 10.803 410 10.393 0,99 25,08 26,07 2,90

3 Huyện Krông Buk 6.878 23,50 29.653 5.206 317 4.889 1,07 16,49 17,56 5,94

4 Huyện Buôn Đôn 5.439 46,67 12.257 4.894 0 4.894 0,00 39,93 39,93 6,74

5 Huyện CưM'gar 7.078 24,60 29.285 6.515 815 5.700 2,78 19,46 22,25 2,35

6 Huyện Krông Ana 10.540 29,63 36.787 9.438 1.055 8.383 2,87 22,79 25,66 3,97

7 Huyện Ea Hleo 6.109 29,02 22.476 5.288 583 4.705 2,59 20,93 23,53 5,49

8 Huyện Krông Năng 6.130 27,79 23.687 5.228 373 4.855 1,57 20,50 22,07 5,72

9 Huyện Ea Kar 8.889 30,32 30.128 7.883 463 7.420 1,54 24,63 26,17 4,15

10 Huyện Ea Súp 5.152 49,49 11.342 4.984 604 4.380 5,33 38,62 43,94 5,55

11 Huyện Krông Bông 6.076 38,38 16.400 5.164 396 4.768 2,41 29,07 31,49 6,89

12 Huyện Lăk 5.401 49,41 11.492 4.864 275 4.589 2,39 39,93 42,33 7,08

13 Huyện M'Đrăk 4.281 35,06 12.692 3.815 90 3.725 0,71 29,35 30,06 5,00

Cộng 90.247 27,55 342.437 79.716 7.523 72.193 2,20 21,08 23,28 4,27

Qua các số liệu điều tra của Sở Lao động & TBXH, ta có thể thấy tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Đắk Lắk năm 2006 được phân hóa thành 4 nhóm như sau:

Nhóm 1: Thấp < 10%: có thành phố Buôn Ma Thuột. Nhóm 2: Trung bình: 10 - <20%, gồm có huyện Krông Buk.

Nhóm 3: Tương đối cao: 20 - 35%, gồm có các huyện: Ea Kar, Krông Păk,

Krông Năng, CưM’gar, Ea Hleo, Krông Ana, M’Đrăk, Krông Bông.

Nhóm 4: Cao > 35%, gồm các huyện: Buôn Đôn, Ea Súp, Lăk.

Qua 4 năm, số hộ nghèo của tỉnh Đắk Lắk đã giảm xuống đáng kể, từ 94.477 hộ với tỉ lệ 25,5% năm 2001 xuống còn 53.798 hộ chiếm 14,6% cuối năm 2003, trung bình mỗi năm giảm 3,65% [P1] . Năm 2004 tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,07%. Hầu hết các huyện đã tập trung được nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo và tỉnh đã thực hiện các chính sách cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo với kết quả đáng ghi nhận như: chính sách hỗ trợ về y tế, chính sách hỗ trợ về giáo dục, chính sách giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo Quyết định 132, dự án đầu tư cho các xã nghèo ngoài chương trình 135, dự án định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới và định canh, định cư ở các xã nghèo... [P2]. Tuy nhiên, thống kê theo chuẩn mới thì số hộ đói nghèo của tỉnh Đắk Lắk khá cao. Ở khu vực vùng sâu, vùng xa tình trạng thiếu lương thực vẫn thường xuyên xảy ra. Khi phỏng vấn các hộ gia đình ở buôn Plum, huyện Krông Bông, chúng tôi nhận thấy mức sống của người dân ở đây rất thấp. Phần lớn các hộ gia đình dân được phỏng vấn đều trả lời rằng trong các bữa ăn của họ chủ yếu là cơm, rau, mắm và các loại cá thịt rẻ tiền. Trong cơ cấu bữa ăn của các hộ gia đình ở đây chỉ chủ yếu đạt về lượng, chưa chú ý về chất nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, nhìn chung mức thu nhập của người dân được tăng lên qua các năm nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người dân có mức thu nhập rất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống hằng ngày.

Theo kết quả điều tra của Sở Lao động & TBXH tỉnh Đắk Lắk và ý kiến của cán bộ xã, các hộ gia đình được phỏng vấn, chúng tôi tổng hợp các nguyên nhân

chính của hiện tượng đói nghèo trên địa bàn như sau:

Nhóm nguyên nhân khách quan: Do điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi, trong những năm gần đây hiện tượng hạn hán kéo dài trong mùa khô đã làm giảm năng suất cây trồng (đặc biệt ở các huyện: Buôn Đôn, Ea Sup, Lăk... ). Thiếu đất canh tác, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân xã hội như: phong tục tập quán sản xuất lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém, thị trường tiêu thụ không ổn định. Chính sách đầu tư cho xóa đói giảm nghèo chưa thỏa đáng, cơ cấu đầu tư còn dàn trải, chưa đồng bộ hoặc đầu tư chưa đến tay người dân làm cho tốc độ xóa đói giảm nghèo chậm, thậm chí một số bộ phận có nguy cơ tái nghèo cao.

Nhóm nguyên nhân chủ quan: là nhóm nguyên nhân chính, có tính phổ biến, khá ổn định. Trong nhóm này, nguyên nhân thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm sản xuất chiếm vị trí chủ đạo (thiếu vốn chiếm 70,26%, thiếu kinh nghiệm sản xuất chiếm 53,31% tổng số hộ nghèo đói). Nguyên nhân gia đình đông người ăn theo chiếm khoảng 9,1%. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như thiếu sức lao động, gia đình có người tàn tật, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động...

Tóm lại, tình hình đói nghèo của tỉnh Đắk Lắk là do nhiều nguyên nhân. Việc xác định đúng đắn nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nhận thức xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ có tính cấp bách, để từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu góp phần giảm nhanh tỉ lệ đói nghèo ở Đắk Lắk trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 40)