Về giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 74 - 75)

ưìiưqầi aườBự“

3.3.1. Về giáo dục đào tạo

Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Hình thành hệ thống giáo dục thống nhất từ giáo dục Mầm non đến hệ Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng... và đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó chú trọng vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tăng cường xã hội hóa giáo dục - đào tạo theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường học và nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

Xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống giáo dục mầm non. Tăng lượng trẻ trong độ tuổi đến các lớp giáo dục mầm non; nâng tỉ lệ trẻ em học mẫu giáo trong độ tuổi lên 65% vào năm 2010 và 85% vào năm 2020. 100% trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1. Phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em trong độ tuổi vào năm học 2008-2009. 99% học sinh đi học đúng độ tuổi vào năm 2010.

Hoàn thành phổ cập THCS cho toàn tỉnh và năm 2009. Tăng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT đạt trong độ tuổi từ 90% trở lên vào năm 2010. Đảm bảo số người từ 15-18 tuổi đạt trình độ THCS từ 80% trở lên, đối với vùng đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.

Nâng cao chất lượng giáo dục THPT, tăng tỉ lệ tốt nghiệp lên 95%. 100% học sinh THPT được học tin học và học nghề. Từ năm 2006 có 10-15% học sinh được học tin học, đến năm 2010 có 50% học sinh được học tin học, 100% học sinh được học nghề phổ thông và 30% học 2 buổi/ngày.

Vấn đề phát triển giáo dục dân tộc

Xây dựng hoàn chỉnh và ổn định quy mô trường PTDT nội trú, đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng. Đến năm 2010 có 100% học sinh dân tộc Ê đê tập trung được

học tiếng Ê đê. Hoàn thành việc biên soạn chương trình dạy tiếng M’Nông cho vùng tập trung dân tộc M’Nông.

Mỗi huyện có 01 “trường, lớp bán trú dân nuôi” bậc THPT cho học sinh DTTS, 30 trường bán trú ở cụm xã có nhiều đồng bào dân tộc.

Tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục

Đến năm 2010 tất cả các huyện, thành phố có trường dân tộc nội trú, trường dạy nghề; 100% thôn buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo; 60% số trường được kiên cố hóa và đến năm 2020 có 90% số trường được kiên cố hóa.

Đến năm 2010 có 11% trường Mầm non, 52% số trường Tiểu học, 18% số trường THCS và trên 23% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có 20% trường Mầm non. 75% số trường Tiểu học; 30% số trường THCS và trên 50% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh đắk lắk mới nhất năm 2023 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w