Đặc trưng bài văn học sử

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

Ái Quốc-Hồ Chí Minh

1.2.1. Đặc trưng bài văn học sử

Bài văn học sử có vị trí quan trọng trong văn học nhà trường, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức, những hiểu biết về một thời kì, một giai đoạn, một tác gia văn học để từ đó học sinh dễ dàng chiếm lĩnh những tác

phẩm văn học. Trong chương trình văn học nhà trường, có hai kiểu bài văn học sử: kiểu bài khái quát về tác gia văn học và khái quát về thời kì văn học. Giống như bộ môn Ngữ văn, phân môn văn học sử trong nhà trường phổ thơng có hai đặc trưng kết hợp chặt chẽ với nhau và được quán triệt qua nội dung phương pháp giảng dạy đó là: đặc trưng khoa học và đặc trưng nghệ thuật. Kiểu bài này đem đến cho học sinh những kiến thức về tác gia văn học. Từ việc nghiên cứu về tác gia văn học góp phần làm sáng tỏ những qui luật vận động, hình thành và phát triển của nền văn học. Kiểu bài này mang một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, kiểu bài này nghiên cứu những tác gia có vị trí và ý nghĩa

quan trọng trong nền văn học dân tộc. Thành tựu của một số tác gia văn học không chỉ ở số lượng tác phẩm, mà còn ở giá trị tác phẩm góp phần khẳng định một khuynh hướng, một trào lưu, định mối cho sự hình thành và phát triển văn học.

Đóng góp to lớn của những tác gia văn học đối với tiến trình văn học khơng chỉ ở thành tựu sáng tác mà còn ở cơng lao góp phần nâng cao, phát triển hồn thiện thể loại vào kho tàng lí luận văn học. Một số tác gia lớn là kết tinh tất yếu của quá trình phát triển một chặng đường văn học. Nói về tác gia là nói về một sự nghiệp văn học đã ổn định, chứng tỏ một tài năng và nói đến cuộc đời một nghệ sĩ đẹp đẽ về nhân cách. Một tác gia văn học tài năng bao giờ cũng nổi trội lên là một nhà văn có bản sắc riêng và phong cách nghệ thuật riêng.

Một tác gia văn học được nghiên cứu trước hết như một hiện tượng tiếp nối giữa giai đoạn văn học trước và giai đoạn văn học sau. Tác gia văn học là

"một gạch nối lịch sử văn học" đang chuyển đổi trong tiến trình văn học dân

tộc. Nghiên cứu về tác gia văn học, người ta có thể nhìn ra sự liên tục và gián đoạn, sự phát triển và đột biến, những nét định hình tiêu biểu của phương

pháp sáng tác cũ và những nét manh nha của phương pháp sáng tác mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa giai đoạn văn học và tác phẩm.

Thứ hai, khác với bài khái quát về thời kì và tác phẩm ở dạng văn học

sử, bài khái quát tác gia mang tính cụ thể khái qt. Nói cụ thể là vì các tác gia có ý nghĩa minh hoạ cho các nhận định khái qt về thời kì, nói khái qt là nói bài học về tác gia lại cần được minh hoạ qua các bài học về tác phẩm hay qua bài học về giảng văn. Tính cụ thể và tiêu biểu của tác gia thể hiện trong quá trình văn học của thời kì, mặt khác tính chất khái qt của bài học tác gia đối với tác phẩm minh hoạ lại cũng địi hỏi xử lí những dẫn chứng như thế nào trong bài tác gia cho hợp lí. Nếu các tác gia khơng được học tiếp tác phẩm thì chính kiểu bài tác gia lại là kiểu bài tiếp cận với giảng văn, tức là qua một phương thức truyền thụ và tiếp nhận hoàn toàn khác. Như vậy những yếu tố chứa đựng trong bài khái quát tác gia văn học là hết sức phong phú bao gồm liên hệ ngược và liên hệ xuôi. Tri thức khái quát bao gồm các quan điểm, nhận định, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp tác gia; tri thức cụ thể là những tư liệu, những mẩu chuyện, những mảnh đời cụ thể về đời sống và các sáng tác của tác gia đó. Chính sự đan xen giữa hai loại tri thức trên góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành và phát triển tri thức lí luận cho học sinh.

Thứ ba, những bài khái quát về tác gia văn học có cấu trúc bề mặt và cả

cấu trúc chiều sâu. Xét về cấu trúc bề mặt, kiểu bài này gồm hai phần chính: cuộc đời và sự nghiệp văn học. Đây là hai nội dung quan trọng không thể thiếu khi dạy bài tác gia. Hai nội dung này có mối quan hệ nội tại khăng khít với nhau. Trong phần cuộc đời tác gia khơng phải chỉ có những tháng năm, những sự kiện quan trọng trong đời sống, hoàn cảnh sinh hoạt của nhà văn mà cịn có những đặc điểm về nhân sinh quan của nhà văn đó. Và cũng chính những điều kiện đó quyết định đến sáng tác văn học của từng người. Do vậy,

muốn tìm hiểu được một cách sâu sắc những sáng tác của mỗi tác gia khơng thể khơng tìm hiểu phần tiểu sử cuộc đời nhà văn đó.

Phần sự nghiệp văn học là yếu tố không thể thiếu trong mỗi bài học về tác gia văn học. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên vị trí, vai trị của tác gia trong lịch sử văn học. Nhà văn chỉ có thể trở thành tác gia khi đằng sau họ có một sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng kết tinh trong mỗi tác phẩm lớn. Trong phần này có các phần cụ thể như: sự ảnh hưởng của cả nền văn học đối với bản thân tác gia, quá trình sáng tác những tác phẩm đầu tiên, các chặng đường sáng tác văn học như thế nào, tư tưởng của tác gia phản ánh vào trong các tác phẩm ra sao. Tóm lại, phần sự nghiệp văn học đề cập đến sự đa dạng, phong phú, tư tưởng nghệ thuật, phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn.

Bài học tác gia văn học vốn là bài tổng thể, ở đó có sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức khái quát và cụ thể, giữa con người và tác phẩm, nhân cách và tài năng, lí luận và thực tiễn sáng tác.

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 25 - 28)