Những kiến thức khái quát, tinh giản trong bài giảng về tác gia Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 69 - 71)

Ái Quốc-Hồ Chí Minh

2.4.2. Những kiến thức khái quát, tinh giản trong bài giảng về tác gia Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

* Những kiến thức khái quát, tinh giản những nét chính về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh.

Đây là những kiến thức cơ bản giúp học sinh nắm được cuộc đời và con người Hồ Chí Minh, một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Những kiến thức này được trình bày một cách đầy đủ và khoa học trong sách giáo khoa nên giáo viên cần tinh giản và khái quát ở mức độ cao.

Trong bài tác gia Hồ Chí Minh, những kiến thức khái quát về cuộc đời bao gồm kiến thức về gia đình, lịch sử, xã hội. Những kiến thức này khơng khó, mặt khác có nhiều kiến thức về sự kiện lịch sử học sinh đã được học trước đó. Bởi thế, giáo viên chỉ cần khái quát những nét tiêu biểu, có ảnh hưởng trực tiếp đến đường đời, quá trình sáng tác văn học, đặc biệt là sự nghệp văn học của Hồ Chí Minh.

Ví dụ, giáo viên đưa ra kiến thức khái quát về việc thực dân Pháp sang

xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận làm tay sai cho giặc, trong nước đang khủng hoảng về đường lối cứu nước. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng cực kì mạnh mẽ đến nhận thức và ý chí của Hồ Chí Minh. Như vậy, giáo viên chỉ cần nêu ra vấn đề khái quát để học sinh khám phá những chi tiết cụ thể. Do đó giáo viên khơng phải giảng nhiều, học sinh không phải học lại kiến thức cũ mà các em vẫn nắm được kiến thức, bài giảng sẽ khơng bị nặng nề về tư tưởng chính trị, xã hội.

* Những nét khái quát, tinh giản về sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.

Đây là những tri thức cơ bản cung cấp cái nhìn tồn diện về sự nghiệp sáng tác văn học của tác gia Hồ Chí Minh. Nắm được những kiến thức này sẽ giúp học sinh có cơ sở để khám phá những tác phẩm cụ thể của nhà văn. Tuy

là kiến thức trọng tâm nhưng có nhiều nội dung học sinh đã được tìm hiểu ở chương trình Trung học cơ sở. Do vậy giáo viên cần giúp học sinh tổng hợp, xâu chuỗi vấn đề để các em có cái nhìn tồn diện về giá trị văn học nghệ thuật của Người. Ở Trung học cơ sở, học sinh đã được làm quen với thơ ca và truyện ngắn của Hồ Chí Minh như đã nói ở phần trên, đó là những sáng tác thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu nước của người cầm bút. Những tác phẩm đó phần nào đã thể hiện được quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Vì những tác phẩm học sinh đã được học có cả thơ, truyện và văn chính luận nên giáo viên có thể lấy chính những tác phẩm này làm dẫn chứng cho sự phong phú, đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh để các em làm việc với văn bản sách giáo khoa từ đó xác định hệ thống những luận điểm, nhận định tổng hợp của bài học.

- Kết hợp các biện pháp dạy học tích cực để tạo ra những tình huống học tập, yêu cầu và khích lệ học sinh tự giác, tích cực chủ động tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên. Từ đó đánh giá bước đầu tính hiệu quả của giả thuyết mà luận văn đã đề xuất.

- Thông qua thực nghiệm có thể rút ra những kết luận sư phạm bổ ích đối với việc lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học bài tác gia Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)