Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 28 - 31)

Ái Quốc-Hồ Chí Minh

1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông

Tâm lý học lứa tuổi chia hoạt động tâm lý ra làm ba thời kì: thời kì tuổi nhi đồng từ 6 đến 11, 12 tuổi; thời kỳ tuổi thiếu niên từ 11, 12 đến 14, 15 tuổi; thời kì đầu tuổi thanh niên từ 14, 15 đến 16, 17 tuổi. Mỗi thời kì có sự phát triển tâm lý đặc trưng riêng. Theo sự phân chia của tâm lý học lứa tuổi học sinh ở trung học phổ thông là vào độ tuổi đầu thanh niên, ở độ tuổi này các em có sự nhảy vọt về thể chất và tâm sinh lý. Bên cạnh sự lớn mạnh về thể chất, về nhận thức, về ý thức trách nhiệm và quyền lợi của bản thân thì sự phát triển trí tuệ của học sinh dần dần được nâng cao.

Cùng với mối quan hệ ngày càng được mở rộng, các em tích luỹ thêm được những kinh nghiệm sống, khả năng ứng xử và giao tiếp xã hội cũng trở

lên phong phú và nhạy cảm hơn. Vì vậy, các em khơng chỉ ý thức về sự phát triển hình thức bên ngồi mà thái độ ý thức của các em đối với việc học tập cũng như nhân cách ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm đã nghiên cứu và cho thấy sự phát triển dần dần của hệ thần kinh, cấu trúc và chức năng bên trong của bộ não...Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hố hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong q trình học tập. Bên cạnh đó, sự phát triển và hồn thiện dần hệ thần kinh của học sinh trung học phổ thơng cịn dẫn đến những thay đổi lớn lao về đặc điểm của sự phát triển trí tuệ. Những đặc điểm đó giúp cho sự chủ động được phát triển mạnh mẽ ở tất cả quá trình nhận thức. Các em biết lắng nghe, biết bảo vệ những gì mình cho là đúng và cũng dám phản bác lại những gì mình cho là khơng đúng, thẳng thắn thể hiện quan điểm của mình. Nhận thức của các em khơng cịn dừng lại ở nhận thức cảm tính mà đã phát triển lên một mức cao hơn rất nhiều. Các em đã tự tạo cho mình sự phân hố trong trí nhớ, biết lựa chọn những điều quan trọng cần nhớ, cần hiểu. Do ảnh hưởng của nội dung chương trình, cùng với sự phát triển cấu trúc chức năng của não làm cho quá trình học tập của các em phải đạt được tính năng động và tính độc lập cao độ. Vì thế, hoạt động tư duy trong học tập của các em có những thay đổi quan trọng, các em có thể tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ nhất quán hơn. Những đặc điểm đó tạo cho học sinh trung học phổ thông thực hiện các thao tác tư duy lôgich, tư duy tốn học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của các khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quan trong tự nhiên và xã hội. Đó là cơ sở để học sinh hình thành thế giới quan. Thêm vào đó, ở các em đã có sự địi hỏi những vấn đề phải có lập luận, có căn cứ xác thực, có căn cứ lơgich. Hơn thế, ở các em đã phát triển năng lực phân tích, đánh giá, khái qt hố vấn đề.

Sự phát triển về trí tuệ cùng với thái độ ý thức về nhân cách và sự phong phú hơn của vốn sống cá nhân, đối với mơn văn đó là điều kiện thuận lợi để giúp các em có khả năng lĩnh hội các hình thức nghệ thuật ước lệ, đa dạng, các xung đột tâm lý xã hội phức tạp, những kiểu kết cấu và phong cách tinh vi. Sự phát triển về năng lực văn học của học sinh ở độ tuổi này cũng được nâng lên một cấp độ mới. Các em có khả năng tư duy trừu tượng và óc tưởng tượng tái hiện. Cùng với sự phát triển của tư duy, việc sử dụng ngôn ngữ của các em tiến bộ rất nhiều. Các em đã có những cảm nhận bước đầu để đưa ra những nhận xét có tính độc lập khi lĩnh hội tác phẩm. Học sinh ở lứa tuổi này có nhu cầu khẳng định rất cao, có sự nhạy bén khi đứng trước cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương, một sự vật hoặc một hiện tượng. Các em muốn tìm hiểu và khám phá thế giới khách quan vượt ra ngồi khả năng và sự hiểu biết của mình, muốn tìm hiểu và lý giải những vấn đề trong cuộc sống bằng chính kinh nghiệm ít ỏi của mình.

Lứa tuổi này, hứng thú và niềm say mê nghệ thuật ở học sinh trở nên sâu sắc hơn. Sự phát triển năng lực văn học được nâng lên một cấp độ mới. Tuy nhiên, tất cả các khả năng đó khơng phải thể hiện một cách tự nhiên, tự phát. Để làm cho khả năng đó thành hiện thực cần thiết phải có một hệ thống giáo dục văn học có tính mục đích rõ ràng. Với những đặc điểm tâm lý học lứa tuổi, chúng ta có thể nhận thấy học sinh phổ thơng vơ cùng nhạy cảm, trí tuệ đương thì phát triển mạnh mẽ. Các em có nhu cầu nhận thức và ham hiểu biết, những khả năng về trí tuệ ngày càng hồn thiện và phát triển hơn. Nhưng hiện nay số học sinh đạt được mức tư duy theo đặc trưng lứa tuổi chưa nhiều. Điều đó cho thấy rằng khơng phải học sinh khơng có khả năng phát triển mà là các em chưa có điều kiện để phát huy năng lực của bản thân. Vì thế sinh ra thiếu tự tin ở bản thân mình, làm cho quá trình học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất nhân cách của các em chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Từ đó nảy sinh một vấn đề là phải dựa vào những đặc điểm khả năng tâm lý vốn có của lứa tuổi học sinh phổ thơng để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tự đi đến chân lý bài học một cách nỗ lực, độc lập và sáng tạo. Bản thân học sinh vốn là chủ thể tích cực, năng động, nhạy bén và tự giác nên cần có sự huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học, những năng lực chủ quan của bản thân học sinh chủ động, tích cực, hứng thú tham gia vào q trình dạy học văn để tạo hiệu quả tối ưu, qua đó buộc học sinh khơng chỉ nhận thức mà cịn biết đánh giá và thưởng thức văn học như một cá thể độc lập. Đó chính là con đường đi đến đích của đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)