Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 58 - 60)

Ái Quốc-Hồ Chí Minh

2.2.3. Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận

Trên cơ sở hệ thống những câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên tổ chức cho mỗi cá thể trị tìm tịi, phát hiện. Giờ học được xây dựng thành một chuỗi những hoạt động bên ngoài. Những hoạt động bên ngồi ấy, thơng qua hoạt động của thầy sẽ chuyển vào trong và tích cực hố hoạt động bên trong của mỗi cá thể trị.

Trong q trình tham gia những hoạt động bên ngoài như thế, mỗi học sinh phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đối thoại, tranh luận. Khái niệm tư duy nhờ đó mà hình thành trong mỗi cá thể trị. Q trình dạy học trên lớp vừa là quá trình nhận thức vừa là quá trình khám phá, phát hiện tri thức một cách tích cực.

Q trình giao tiếp, đối thoại và tranh luận như thế là một quá trình thử thách nghiêm túc đối với trí tuệ và tài năng của mỗi cá thể học sinh. Tính tích cực của người học được phát huy một cách mạnh mẽ trong quá trình giao tiếp, đối thoại và tranh luận. Vì thế quá trình dạy học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn là chỉ đơn thuần dùng lời giảng của giáo viên. Nhưng để giờ học tác gia Hồ Chí Minh trở thành quá trình dạy học khoa học, có ý nghĩa giáo dục và đào tạo thì học sinh phải được giao tiếp đối thoại và tranh luận trên tinh thần bình đẳng, dân chủ. Mỗi thành viên lớp học, mỗi ý kiến của học sinh đều được tơn trọng như nhau.

Trong q trình hoạt động và giao tiếp như thế, vai trò định hướng và tổ chức điều khiển của giáo viên trở nên hết sức quan trọng. Trong khơng khí tự do trình bày quan điểm của học sinh, giáo viên phải là người trọng tài thông

minh, vô tư, không làm lụi tắt ý kiến của từng cá nhân mà còn khơi gợi được hứng thú tham gia của tập thể lớp.

Khi học bài tác gia Hồ Chí Minh, giáo viên đưa ra lời gợi dẫn để giúp học sinh tổng kết bài như sau: Hãy trình bày những hiểu biết của em qua bài học tác gia Hồ Chí Minh? Từ bài học, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Với gợi dẫn này giáo viên có thể sử dụng từ 5- 6 phút để học sinh trao đổi thảo luận và tự do trình bày ý kiến của bản thân. Giáo viên là người trọng tài hướng dẫn học sinh bày tỏ quan điểm của mình. Từ đó hoạt động nhận thức được chuyển hoá vào bên trong tác động đến sự hình thành nhân cách của các em. Sau mỗi bài học tác gia các em không chỉ lĩnh hội được những kiến thức văn học mà nhân cách của các em cũng được bồi đắp thêm. Quá trình nhận thức của các em trở thành quá trình tự nhận thức, hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên.

Giáo viên có thể gợi ý, định hướng cho học sinh theo hướng sau:

+ Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, đồng thời là nhà văn, nhà thơ. Thơ văn Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với hoạt động cách mạng của Người.

+ Hồ Chí Minh có quan điểm sáng tác dứt khoát, rõ ràng (sáng tác văn thơ để phục vụ cách mạng) và viết nhiều thể loại (văn chính luận, truyện, kí, thơ). Văn thơ của Hồ Chí Minh thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.

+ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá, đem lại cho người đọc những bài học quý giá.

Bài khái quát về tác gia văn học Hồ Chí Minh có cấu trúc bề mặt và cả cấu trúc chiều sâu. Xét về cấu trúc bề mặt, bài này gồm hai phần: cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học. Đây là hai nội dung quan trọng không thể không nhắc tới trong bài dạy tác gia Hồ Chí Minh. Hai nội dung này có mối quan hệ nội tại khăng khít với nhau. Phần cuộc đời của Người không phải chỉ có

những tháng năm, những sự kiện quan trong đời sống, hoàn cảnh sinh hoạt mà cịn có cả những đặc điểm về nhân sinh quan của Hồ Chí Minh. Và chính những điều kiện đó quyết định đến sáng tác của Người. Do vậy muốn tìm hiểu được sâu sắc nội dung sáng tác thơ văn của Hồ Chí Minh ta khơng thể khơng tìm hiểu phần tiểu sử cuộc đời tác gia. Dù kiến thức ở hai phần này khơng q khó nhưng lại dài và rộng, vì vậy khi học kiểu bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận theo hình thức thảo luận nhóm.

Để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận theo hình thức nhóm, giáo viên chia lớp thành từng nhóm nhỏ, hoặc chia lớp theo tổ rồi bầu nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành cơng việc trong khơng khí thi đua với nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp.

Thơng qua hoạt động tập thể nhóm, các ý kiến cá nhân được bày tỏ và điều chỉnh qua đó người học nâng mình lên một cấp độ mới. Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác; đồng thời tính cách, năng lực của mỗi cá nhân cũng được bộc lộ.

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)