II. Sự nghiệp văn học.
PHẦN KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học văn
đại công nghệ thông tin, lượng tri thức tăng lên hằng ngày, hằng giờ mà thời lượng dành cho một tiết học là có hạn. Chính vì thế mà hiệu quả giáo dục sẽ khơng cao nếu giáo viên không lựa chọn được phương pháp dạy học thực sự khoa học. Dạy học không phải chỉ dạy cho học sinh tri thức mà quan trọng hơn là phải dạy cho các em con đường chiếm lĩnh tri thức. Dạy học có hiệu quả khơng nằm ở lượng kiến thức nhiều hay ít mà chính là ở khả năng nắm và vận dụng kiến thức của học sinh. Do vậy, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì vai trị của người giáo viên là rất quan trọng vì họ là người trực tiếp giải quyết vấn đề dạy học.
Văn học sử có một vị trí rất quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc nói chung và bộ mơn văn trong nhà trường nói riêng. Bài học về tác gia Hồ Chí Minh cung cấp cho học sinh những giá trị chung nhất từ giá trị nội dung đến hình thức nghệ thuật. Bài này xây dựng hoàn chỉnh chân dung về cuộc đời và sự nghiệp văn học, phong cách sáng tác văn học của nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Với ý nghĩa đó, luận văn
"Phƣơng hƣớng dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong chƣơng trình ngữ văn trung học phổ thơng" có ý nghĩa sâu sắc đối với
công việc đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay.
Luận văn góp phần giải quyết một nhận thức chưa đúng đắn về mối liên hệ giữa kiến thức với phương pháp. Lâu nay, giáo viên quen với việc dạy học bài tác gia Hồ Chí Minh nặng về cung cấp kiến thức mà chưa nghĩ nhiều đến mục đích quan trọng hơn là phát huy chủ thể người học. Đồng thời phá vỡ một định kiến cho rằng những bài dạy về tác gia phải thuyết giảng vì nhiều kiến thức, thời gian ít, hiểu biết và kĩ năng của học sinh hạn chế.
Luận văn khẳng định bài học tác gia rất thuận lợi cho việc thực hiện những phương pháp dạy học mới. Bài tác gia Hồ Chí Minh chứa khối lượng
kiến thức rất lớn, trừu tượng, có tính chất liên môn, liên cấp. Nắm vững kiến thức của bài này, học sinh mới có tiền đề kiến thức để học và đọc những tác phẩm văn chương của Người.
Cùng với kiến thức, phương pháp và kĩ năng của học sinh càng ngày càng hoàn thiện. Nắm được điều này, người giáo viên phải nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm, phải phát huy trí tuệ người học cùng với việc vận dụng linh hoạt, hài hoà các phương pháp, biện pháp dạy học để làm sống lại vai trò chủ thể của người học.
Thực hiện phương pháp dạy học mới chứng tỏ học sinh là trung tâm khi dạy học bài tác gia Hồ Chí Minh, luận văn đã chú trọng tạo mọi cơ hội và sử dụng nhiều hình thức để học sinh được hoạt động, được phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Trong cơ chế dạy học này, người dạy phải giải quyết triệt để mối quan hệ giữa thu nhận kiến thức với phương pháp và kĩ năng thu nhận tri thức. Từ đó tạo được sự phát triển toàn diện về tâm hồn cũng như năng lực trí tuệ của người học. Bằng cách sử dụng phương hướng dạy học mới, luận văn đã tạo được sự đồng hành giữa đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới quan niệm, nội dung, chương trình và sách giáo khoa khi thực hiện quy trình dạy học văn nói chung và dạy học bài tác gia Hồ Chí Minh nói riêng.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, đào tạo, từ yêu cầu bức thiết của thực tế dạy học văn trong nhà trường trung học phổ thông, tác giả luận văn đã phân tích khái quát lí luận về khả năng tổ chức hoạt động học tập của lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng một cách có cơ sở kết hợp với hoạt động lĩnh hội tri thức trong học tập để đưa ra phương hướng dạy học mới qua bài tác gia Hồ Chí Minh. Qua luận văn, chúng tôi hy vọng những luận chứng đã nêu góp phần khẳng định tính đúng đắn khoa học của cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học.
Kết quả thực nghiệm ở các trường trung học phổ thông đã cho thấy, phương hướng dạy học mà luận văn đưa ra đã có tác dụng khơi dậy và kích thích học sinh tư duy độc lập, sáng tạo, hứng thú tìm tịi và phát hiện tri thức bài học. Phần thử nghiệm của luận văn là phần kiểm chứng hiệu quả của việc vận dụng phương hướng dạy học mới mà luận văn đã đề xuất, đồng thời góp tiếng nói thể hiện tính bức thiết và định hướng đúng đắn của luận văn. Những biện pháp cụ thể này đã làm nên sự tích cực trong việc tạo ra giờ học về tác gia Hồ Chí Minh vừa với sức tiếp thu của học sinh để giờ học đạt được kết quả như mong muốn.
Do thời gian và trình độ của người viết còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết mong muốn nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của những nhà chun mơn để luận văn được hồn thiện hơn.