II. Sự nghiệp văn học.
3. Phong cách nghệ thuật
- Hồ Chí Minh có phong cách nghệ thuật hết sức phong phú và đa dạng. Sự phong phú, đa dạng của phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như sau:
- Nhật kí trong tù và thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh mang phong cách thơ cổ điển, đậm đà phong vị đời Đường, đời Tống của Trung Hoa.
- Trình bày những hiểu biết của bản thân qua bài học về tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh?
Pháp của Người lại là những áng văn xuôi theo phong cách Âu Châu hiện đại.
- Riêng về sáng tác thơ, tuỳ từng mục đích và đối tượng, Người đã sử dụng nhiều thể tài: nhằm tuyên truyền cách mạng cho nông dân, công nhân, binh lính, Người dùng hình thức bài ca, bài vè, nhằm giãi bày những rung động trong tâm hồn, Người dùng lối thơ trữ tình cổ điển phương Đơng.
- Những bài văn chính luận cũng vậy, tuỳ mục đích và đối tượng, giọng văn của Người khi thì hùng hồn, đanh thép, khi thì ơn tồn thân mật.
III. Tổng kết
- Chủ tich Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng đồng thời là nhà văn, nhà thơ. Thơ văn của Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
- Văn chương nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của
người Việt Nam và bạn bè quốc tế, thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá Việt 0Nam. Đây là những di sản vô cùng qúy báu lưu lại mãi mãi những khía cạnh tâm hồn của một người Việt Nam đẹp nhất, vĩ đại nhất trong thời đại ngày nay.
3.4. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành giảng dạy giáo án thực nghiệm bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đối với học sinh khối 12 của 4 trường:
THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc
THPT Hai Bà Trưng - Vĩnh Phúc. THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. THPT Võ Thị Sáu - Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở giáo án thực nghiệm và phương hướng dạy học mới, chúng tôi nhận thấy:
Bài tác gia Hồ Chí Minh là bài có nhiều vấn đề cần khai thác và làm sáng tỏ trong phạm vi một tiết học. Do đó, trong giờ học thể nghiệm tài liệu cơ bản quan trọng nhất là sách giáo khoa. Dưới sự tổ chức và dẫn dắt của giáo viên thông qua những biện pháp cụ thể, học sinh say sưa tìm tịi, chủ động trong quá trình tiếp cận, phát hiện và lĩnh hội tri thức. Dựa vào sách giáo khoa, hiểu biết của bản thân và những câu hỏi gợi dẫn của giáo viên, học sinh đã phát hiện được những nhận định khái quát, cốt lõi. Trên cơ sở đó, giáo viên bổ sung khái qt hố thành nội dung cơ bản của bài học. Cách làm này kích
thích học sinh động não tư duy, say mê hứng thú tìm hiểu tri thức mới. Khơng khí lớp học vui vẻ, dân chủ, học sinh tích cực chủ động học tập.
Bảng 3.1: Chất lƣợng tiếp thu bài của học sinh những lớp giảng dạy
thực nghiệm
Trường Tổng số H Giỏi Khá Trung Bình Dưới TB Bến Tre 162 15% 47% 18% 20% Võ Thị Sáu 82 16% 45% 28% 11% Hai Bà Trưng 72 19% 53% 17% 11% Bình Xuyên 77 18% 44% 20% 18%
Ở giờ dạy thể nghiệm, giáo viên sử dụng phương hướng dạy học mới phù hợp với thực tế nên học sinh rất hứng thú học bài, nhận thức hoàn toàn chủ động, con đường đến với tri thức mới và lĩnh hội chúng được rút ngắn lại. Giáo viên rất chú ý đến hoạt động bên trong của mỗi chủ thể bạn đọc học sinh, phối hợp linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học.
Về hệ thống luận điểm và hệ thống câu hỏi trong bài học: hệ thống luận điểm được xác định là yêu cầu quan trọng của bài tác gia Hồ Chí Minh. Thiết kế bài thể nghiệm, người dạy đã lấy sách giáo khoa làm điểm tựa, tuân thủ hệ thống luận điểm, nhận định mà sách giáo khoa đưa ra để học sinh thuận lợi khi tìm hiểu. Mỗi một luận điểm, một nhận định được đưa ra trong bài học đều dưới dạng thức khái qt nêu vấn đề. Vì vậy, ln tạo được cho học sinh phản ứng thắc mắc, đòi hỏi phải được làm sao cho sáng tỏ. Những luận điểm, những nhận định có tính chất nêu vấn đề như vậy địi hỏi học sinh phải luôn động não suy nghĩ, phải tự giác, tự lực tìm cách giải quyết vấn đề. Các em
phải huy động vốn hiểu biết, phát hiện , liên tưởng, so sánh, tìm tịi những dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề. Có thể nói hệ thống luận điểm, nhận định trong thiết kế thể nghiệm đã đặc biệt phát huy tác dụng trong việc khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và rèn luyện năng lực tự học, tự tham gia lĩnh hội và giải quyết vấn đề của bài học tác gia Hồ Chí Minh.
Hệ thống câu hỏi trong thiết kế thể nghiệm đã bám sát phương pháp dạy học mới. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để định hướng sự tìm tịi, phát hiện kiến thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi đưa ra trong bài đã chú ý đến tính vừa sức của học sinh, vừa có câu hỏi mang tính chất phát hiện, vừa có câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi liên tưởng mở rộng, câu hỏi so sánh, câu hỏi tái hiện. Các câu hỏi này là phương tiện, là chỗ dựa để học sinh xác định, phát hiện và cụ thể hoá những tri thức cơ bản trong bài.
Từ giờ dạy thực nghiệm đến điều tra, đánh giá kết quả giờ dạy thể nghiệm, chúng tôi nhận thấy phương hướng dạy học mới mà chúng tôi đề xuất trong luận văn này là có tính khả thi trong việc đổi mới về phương pháp dạy học văn. Áp dụng phương hướng dạy học mới này giờ học sẽ bớt đi tính hàn lâm, giảm sự nặng nề và vừa sức với học sinh hơn.