Ái Quốc-Hồ Chí Minh
2.1. Dạy học bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh cần có những biện pháp tích cực hố hoạt động của ngƣời học
biện pháp tích cực hố hoạt động của ngƣời học
Phương pháp dạy học là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tịi, chiếm lĩnh tri thức. Mỗi phương pháp có thế mạnh riêng, người giáo viên giỏi
là người biết lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho bài dạy của mình. Trong dạy học văn hiện nay, đại bộ phận có quan niệm chưa đúng, chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội cũng như xu thế phát triển của giáo dục. Quan niệm dạy học cung cấp càng nhiều kiến thức cho học sinh càng tốt, sách giáo khoa có bao nhiêu kiến thức truyền đạt hết, thậm chí mở rộng thêm từ các sách tham khảo. Đó là kiểu dạy học cũ kĩ, lỗi thời, kiểu dạy học truyền thống thầy giảng - trò ghi, học sinh chỉ là người tiếp thu thụ động. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của phương pháp thuyết giảng nhất là khi nó đã tồn tại hàng ngàn năm cùng ngành giáo dục nhưng chúng ta cũng cần thấy mặt hạn chế của nó. Trên thực tế, không phải giáo viên khơng nhận ra điều đó, nhưng dạy học còn lúng túng và chưa thực sự chuẩn bị tâm thế cho cuộc cách mạng về phương pháp dạy học mặc dù nó đã bắt đầu từ lâu.
Vấn đề ở đây là quan niệm giờ học cần phải thay đổi. Giờ học hiệu quả không phải giờ học cung cấp thật nhiều kiến thức cho học sinh, có bao nhiêu kiến thức sách giáo khoa giáo viên truyền đạt hết mà cần quan tâm, chú trọng cung cấp cho học sinh một phương pháp học tập tích cực để học sinh chiếm lĩnh tri thức. Nhiều giáo viên còn quá coi trọng số lượng kiến thức trong một giờ học, chưa quan tâm nhiều đến việc cung cấp kiến thức phương pháp cho học sinh. Thực tế cho thấy, trong giờ dạy học về tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh giáo viên vẫn lạm dụng phương pháp thuyết trình, giáo viên giảng giải và trò ghi một cách thụ động. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài ở mức độ trung bình và dưới trung bình chiếm quá nửa. Trong giáo dục hiện đại, các nhà giáo dục quan tâm tới là trong giờ học phải cung cấp cho học sinh kiến thức siêu kiến thức, đó là chìa khố khám phá mọi vấn đề. Có như vậy, học sinh mới thực sự có một hành trang chiếm lĩnh tri thức trong quá trình học tập của mình. Để làm được điều đó, trước hết cần giải phóng sức ì trong tư duy của giáo viên, giáo viên cần phải có suy nghĩ đúng
hơn về vai trị của học sinh trong giờ học. Và giáo viên - người trực tiếp đứng trên bục giảng làm cầu nối giữa học sinh và tri thức đã sẵn sàng " làm mới"
phương pháp dạy học của mình hay chưa? Nếu làm được điều đó thì giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả hơn, đồng thời làm giảm sức ép của giờ học.