Tổ chức cho học sinh tìm tịi, phát hiện hệ thống lôgic lập luận

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 50 - 52)

Ái Quốc-Hồ Chí Minh

2.1.3. Tổ chức cho học sinh tìm tịi, phát hiện hệ thống lôgic lập luận

Bài văn học sử tác gia cung cấp cho học sinh những kiến thức về quy luật của lịch sử văn học, về các chặng đường sáng tác, về hình thành tác gia. Phân tích và đánh giá những đóng góp về sáng tác và lý luận văn học của tác gia đối với nền văn học dân tộc, nhất là đối với giai đoạn văn học mà nhà văn đó sống và sáng tạo. Những kiến thức về tác gia luôn được xây dựng trên một hệ thống luận điểm, luận chứng. Hệ thống luận điểm, luận chứng đó khơng

phải lúc nào cũng dễ nhận thấy, dễ nắm bắt vì thế địi hỏi học sinh phải động não, tư duy, tìm kiếm và phải huy động năng lực bản thân để phát hiện thâu tóm lập luận. Vì vậy khi học kiểu bài này, giáo viên phải tổ chức cho các em tìm tịi, phát hiện hệ thống lôgich lập luận. Nguyễn Quang Ninh đã từng coi lập luận là cách thức đưa ra vấn đề, trình bày vấn đề sao cho có tính thuyết phục và ln đảm bảo được sự nhất quán trong bài viết. Như vậy, lập luận có thể coi là mạch ngầm để nối kết văn học sử, để đảm bảo tính hệ thống, lơgich chặt chẽ.

Lập luận chính là sự sâu chuỗi các luận chứng, luận cứ sao cho phù hợp nhất, có tính thuyết phục nhất, giúp cho người đọc nhận ra luận điểm và tin ở luận điểm...

Đối với bài tác gia Hồ Chí Minh, như ở phần trên đã nói là khi học bài này, học sinh phải có kĩ năng tìm tịi và phát hiện luận điểm. Khi đã xác định được luận điểm rồi thì luận cứ, luận chứng đưa ra sẽ cùng hướng, phù hợp với luận điểm đó. Học sinh phải xác định được luận cứ, luận chứng phục vụ cho luận điểm, có nghĩa là phải xác định được cách lập luận của tác giả sách giáo khoa. Để xác định được hệ thống lập luận của bài tác gia Hồ Chí Minh, thì các em học sinh cần nắm được một số thủ pháp kết cấu của lập luận như: liệt kê, phân chia, móc xích, hỏi đáp, lập luận ba đoạn, song hành, tương phản.

Khi học bài tác gia Hồ Chí Minh, học sinh căn cứ vào sách giáo khoa xác định các mốc sống và hoạt động của Hồ Chí Minh, về các ảnh hưởng tư tưởng và tình cảm từ bên ngồi đến đời sống và văn chương của Hồ Chí Minh như sau:

+ Hồ Chí Minh sinh 1890, mất 1969.

+ Hồ Chí Minh quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

+Thủa nhỏ, Hồ Chí Minh học chữ Hán, sau học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp ở trường Quốc học Huế.

+ Năm 1910, Người vào dạy học ở trường Dục Thanh.

+ Ngày 5/6/1911, Người xuống tàu ra nước ngồi tìm đường cứu nước. + Năm 1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Ngày 2/9/1969, Người qua đời trong sự tiếc thương vô hạn của nhân dân Việt Nam và cộng đồng yêu chuộng hồ bình thế giới.

Qua các sự kiện chính mà các tác giả sách giáo khoa trình bày, học sinh phải nắm được ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê. Các sự kiện được đưa ra liên tục, nối tiếp nhau nhằm mục đích cung cấp đầy đủ về mặt số lượng của các thơng tin. Mục đích của cách lập luận này là việc lý giải những yếu tố trong cuộc đời Hồ Chí Minh giúp cho sự hình thành phong cách và tài năng thơ văn của Người.

Như vậy khi học bài tác gia Hồ Chí Minh, học sinh cần nắm được cách lập luận của tác giả sách giáo khoa. Học sinh phải luôn tự suy nghĩ: cách lập luận như vậy nhằm mục đích gì?, muốn nói lên điều gì?... Nếu khơng phát hiện được hệ thống lôgich lập luận của bài viết thì kiến thức mà các em thu nhận được sẽ nông cạn, hời hợt.

Trong bài tác gia Hồ Chí Minh, giữa các phần, các mục, các luận điểm ln có mối quan hệ với nhau. Tìm hiểu cuộc đời nhà văn Hồ Chí Minh cũng chính là tạo cơ sở cho việc tìm kiếm sự nghiệp văn học, bởi từ đó ta dễ dàng nhận ra thế giới quan, nhân sinh quan và phong cách nghệ thuật của tác gia Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 50 - 52)