Sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 48 - 50)

Ái Quốc-Hồ Chí Minh

2.1.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề

Trong thực tế giảng dạy ở nhà trường Trung học phổ thông, bài tác gia Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là một tổng thể, ở đó có sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức khái quát và cụ thể, giữa con người và tác phẩm, nhân cách và tài năng, lý luận và thực tiễn sáng tác. Do đó câu hỏi nêu vấn đề theo hướng lịch sử - chức năng và hệ thống cấu trúc là hệ thống các câu hỏi phù hợp với trình độ và nhu cầu giải quyết vấn đề thực tế của người học.

Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới

trong nhận thức của học sinh, mâu thuẫn giữa nhận thức của học sinh với tác giả, giữa học sinh với học sinh về một vấn đề nào đó của bài học. Cho nên tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng lơi kéo học sinh vào q trình tư duy. Tác gia nào cũng "có vấn đề" nhưng khơng phải vấn đề nào của tác gia cũng có

thể tự mình trở thành tình huống có vấn đề đối với chủ thể người học. Vấn đề được đặt ra nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi được chủ thể tiếp nhận. Ngược lại, khi được chủ thể tiếp nhận và hứng thú tìm tịi, khám phá chính là vì thực tại đã đặt ra những điều kiện cho phép để giải quyết vấn đề. Vì thế khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề người ta phải chú ý đến những mối liên hệ, những cấu trúc có vấn đề của tác gia. Có như thế câu hỏi mới biến thành tình huống có vấn đề. Khi ấy mỗi học sinh sẽ rơi vào tình huống có vấn đề mà mình buộc phải giải quyết. Trên cơ sở đó mà năng lực, phẩm chất, tài năng, nhân cách của trò được bộc lộ. Bài tác gia Hồ Chí Minh cung cấp những kiến thức của lịch sử văn học, về các quan điểm sáng tác, về hình thành tác gia, về nhân cách đặc biệt của người nghệ sĩ. Tác gia Hồ Chí Minh là một cá tính sáng tạo. Học sinh thường cho rằng kiến thức của bài này khó, rắc rối nên không mấy hứng thú khi tìm hiểu. Vì vậy, khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề giáo viên cũng phải tính đến hứng thú của cá thể trị. Phải đặt ra những tình huống có vấn đề để khơi gợi hứng thú tìm tịi của học sinh. Những tình huống có vấn đề được đưa ra phải phù hợp với nhận thức của học sinh, khơng q khó nhưng cũng khơng quá dễ, tránh gây nhàm chán cho người học. Có thể đưa ra vấn đề một cách trực tiếp, cũng có thể đưa ra dưới dạng một "trị chơi" văn chương... Nếu xây dựng được như vậy sẽ tạo ra được những câu hỏi độc đáo, sáng tạo và có khả năng tích cực hố hoạt động của học sinh trong giờ học tác gia Hồ Chí Minh ở trường phổ thơng.

Ví dụ : Khi học bài tác gia Hồ Chí Minh, phần tìm hiểu phong cách thơ

- Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của người nghệ sĩ. Vậy phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh bao gồm những đặc điểm gì?

Với câu hỏi này, học sinh dựa vào kiến thức mình có và sách giáo khoa sẽ dễ dàng trả lời được những đặc điểm phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh như sau:

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất. Tính thống nhất của phong cách Hồ Chí Minh là tính ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các bút pháp, thủ pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhuỵ và sâu sắc nhất tư tưởng của người cầm bút.

Sự phong phú, đa dạng của phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh thể hiện ở các phương diện:

+ Thơ Hồ Chí Minh vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang phong cách hiện đại.

+ Truyện và kí mang phong cách Âu châu hiện đại.

+ Văn chính luận: lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, giàu cảm xúc hình ảnh, tư duy sắc sảo.

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)