Khả năng tổ chức hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 31 - 33)

Ái Quốc-Hồ Chí Minh

1.2.2.2. Khả năng tổ chức hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông

phổ thông

Sự tiến bộ của lịch sử, của khoa học đòi hỏi giáo dục nhà trường phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra. Những năm qua, giáo dục đã tiến hành đổi mới toàn diện và đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt là sự thay đổi về phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học thích ứng với giá trị mới. Hệ thống giá trị này đòi hỏi các tri thức phải được phát hiện, khám phá dù rằng chỉ là "phát hiện lại", "khám phá lại". Bên cạnh đó, sự phát triển về thể chất, về trí tuệ và tâm hồn của trẻ đã khiến các em ưa hoạt động, thích tìm tịi học hỏi.

Phạm vi kiến thưc để tổ chức các hoạt động tích cực hố học tập của học sinh trung học phổ thơng thuộc chương trình sách giáo khoa phổ thơng. Trong đó có những bài kết cấu phức tạp, dung lượng kiến thức lớn nên giáo viên thường làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức để học sinh thụ động ghi chép. Vì thế, các em chưa phát huy được các tiềm năng nội lực trong việc chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện tư duy. Cho nên, giáo viên phải có trách nhiệm

hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động học tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Việc tổ chức các hoạt động nhằm tích cực hố hoạt động học tập của học sinh có vai trị to lớn đối với sự phát triển trí tuệ và phát triển tồn diện của học sinh trung học phổ thông. Giáo dục hiện đại rất nhấn mạnh việc rèn luyện và học tập "phương pháp". Ngay cả với những kiến thức "phương pháp" có

tính cơng cụ này, việc dạy và học cũng chỉ có kết quả nếu người dạy và học biết cách chủ động, tích cực hố hoạt động học tập. Điều quan trọng là trong quá trình học tập, học sinh khơng chỉ là khách thể chịu sự tác động giáo dục, mà cịn là chủ thể của q trình nhận thức. Học sinh dưới sự định lượng, dẫn dắt, đánh giá của giáo viên sẽ tự hiểu và chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng chính năng lực của bản thân.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và học. Muốn tích cực hố hoạt động học tập của học sinh thì phải xây dựng kiến thức thành những "hoạt động dạy học" nghĩa là tổ chức "hoạt động bên ngoài". Khi ấy, thầy không

phải truyền thụ những tri thức sẵn có mà bằng những hoạt động với những

"vật phẩm", "vật thể", "sự vật" mà những tri thức sẽ được trò phát hiện, khám

phá. Theo quan điểm của các nhà tâm lí, sự phát triển về năng lực văn học của học sinh ở độ tuổi này được nâng lên một cấp độ mới. Các em hoàn tồn có khả năng tư duy trừu tượng và óc tưởng tượng tái hiện. Cùng với sự phát triển của tư duy, việc sử dụng ngôn ngữ của các em đã tiến bộ lên rất nhiều. Các em có những khát vọng tìm hiểu và lí giải thế giới khách quan bằng những kinh nghiệm ít ỏi của chính mình. Vì thế các em có thể độc lập khi lĩnh hội tri thức.

Như vậy, khái niệm về sự phát triển trí tuệ của các nhà tâm lí học là nền tảng để chúng ta lấy đó làm điểm tựa cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

Muốn phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh, trước hết cần nắm được những đặc điểm về tâm lí và tin ở khả năng trí tuệ của các em. Nếu định hướng đúng và có phương pháp tích cực, chắc chắn chúng ta sẽ đào tạo được những con người năng động, sáng tạo, thích ứng cao với thời đại mới và cơng cuộc đổi mới của đất nước.

Một phần của tài liệu phương hướng dạy học bài tác gia nguyễn ái quốc-hồ chí minh trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)