Ái Quốc-Hồ Chí Minh
2.1.1. Xây dựng mơ hình giáo án theo hƣớng tích cực hố hoạt động của ngƣời học
của ngƣời học
Tính chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ được hình thành và phát huy triệt để khi bài soạn của giáo viên có định hướng tích cực hố hoạt động của người học. Đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung, dạy học bài tác gia nói riêng là sự đổi mới tồn diện, sự đổi mới mang tính hệ thống, nguyên lí, từ mục đích, nội dung , con đường, cách thức, hiệu quả. Vì vậy, bài soạn của giáo viên cũng cần thay đổi theo.
2.1.1.1. Bài soạn cũ
Trước đây, bài soạn là nội dung kiến thức cần truyền thụ, được soạn lôgich, chặt chẽ theo lơgich trình bày của trị chứ khơng phải theo lơgich tiếp nhận của trò. Thực tế khảo sát mơ hình bài soạn tác gia Hồ Chí Minh ở nhà trường THPT vẫn là mẫu bài soạn theo sách giáo viên của NXB Giáo dục ban hành.
Ví dụ: Hướng dẫn giảng dạy bài tác gia Hồ Chí Minh.
A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh :
+ Hiểu được cuộc đời cách mạng và quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
+ Nhận thức được tính chất phong phú, đa dạng của văn thơ Hồ Chí Minh từ nội dung đến hình thức.
+ Nắm được những đặc điểm chung nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
B. Tiến trình tổ chức bài học. 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 3. Vào bài mới.
4. Nội dung và phương pháp lên lớp. 4.1. Cuộc đời Hồ Chí Minh.
4.2. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh. 5. Củng cố.
Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền đạt được nội dung thông tin định sẵn theo ý muốn của giáo viên. Để đạt được mục đích đó, điều mà giáo viên quan tâm là sắp xếp một cách lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Như vậy, lôgic của bài soạn chỉ dựa vào lôgic của văn bản sách giáo khoa và lôgic lập luận của người trình bày mà khơng tính đến lơgic tiếp nhận của chủ thể học sinh vốn là nhân vật trung tâm của giờ học.
Các đề mục như: Tiểu sử, quê quán, thân thế, sự nghiệp văn học... đều nhằm mô tả lịch sử phát sinh của tác gia. Các đề mục ấy chưa đề cập đến lịch sử tiếp nhận, lịch sử chức năng của mỗi bạn đọc học sinh. Trong phần cuộc đời tác gia Hồ Chí Minh, nhiều giáo viên sa đà vào trình bày sự kiện một cách khô khan, giáo viên chỉ quan tâm đến việc cụ thể hoá một cách chi tiết tiểu sử của Người mà quên đi việc lý giải và nêu bật ý nghĩa tư tưởng đạo đức thẩm mỹ ẩn chứa trong các sự kiện tiểu sử ấy. Bài soạn của giáo viên nhiều khi chỉ làm công việc thống kê mà quên đi rằng nghiên cứu tiểu sử để giúp các em hiểu được nét đặc thù của nhân cách, các đặc điểm của tính cách và số phận độc đáo của tác gia, lý giải về mặt thẩm mỹ và về mặt lịch sử các quan điểm
của người nghệ sĩ, thấy được mối liên hệ giữa tiểu sử với hoạt động văn học của Người.
Như vậy, bài soạn cũ lâu nay chỉ mới quan tâm đến hoạt động của thầy mà chưa quan tâm đến hoạt động của trò.
2.1.1.2. Xây dựng mơ hình giáo án theo hướng tích cực hố hoạt động của ngưòi học.
Thiết kế bài học mới là một bản thiết kế gồm hai phần: Một bên là nội dung kiến thức cần truyền đạt, một bên là hệ thống các thao tác làm việc giúp học sinh tự chiếm lĩnh được dung lượng kiến thức thông tin cần thiết.
Chúng ta đều biết rằng bài văn học sử là bài có những đặc trưng riêng khác với tác phẩm văn học, chứa đựng tư liệu và các nhận định mang tính trừu tượng cao, lại có cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu. Vì vậy bản thiết kế bài giảng không đơn thuần chỉ là một đề cương của nội dung cần truyền thụ qua lời giảng của giáo viên như trước nay vẫn quen làm. Thời gian cho mỗi bài chỉ hạn chế trong một tiết dạy, vì vậy việc thiết kế bài học không phải là một đề cương của nội dung cần truyền thụ qua lời diễn giảng của giáo viên. Bản thiết kế ấy phải nêu được những tình huống đặt ra từ nội dung của bài học phù hợp với trình độ và đặc điểm tiếp nhận của trị. Song song với đó là hệ thống thao tác được giáo viên sắp xếp hợp lí, nhằm hướng dẫn học sinh từng bước xử lý để tiếp cận và chiếm lĩnh nội dung bài học một cách sáng tạo. Muốn vậy, giáo viên phải quan tâm đến việc hướng dẫn khơi gợi để học sinh phát hiện, nêu bật được những nhận định tổng quát soi sáng cho việc nghiên cứu và học tập những chi tiết khác. Bài tác gia Hồ Chí Minh quan trọng ở hệ thống những luận điểm cơ bản nằm trong các mục lớn là cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Do vậy cần thiết lập quy trình thiết kế bài giảng hệ thống những câu hỏi định hướng có tính chất nêu vấn đề để học sinh tự động não tư duy, tìm tịi, phát hiện những luận điểm, những nhận định cốt yếu
trong bài. Chính những nhận định đó soi sáng cho tồn bộ việc đánh giá con người và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. Những nhận định thường nằm ngay trong sách giáo khoa, giáo viên cần tổ chức các hoạt động và hướng dẫn học sinh xác định được, nhấn mạnh những nhận định bao trùm. Từ đó giáo viên có thể hệ thống hố, phát triển giải thích thêm để học sinh hiểu rõ, nắm chắc hơn những vấn đề đó.
Bài soạn tác gia Hồ Chí Minh của giáo viên theo hướng tích cực hố hoạt động của người học khơng có nghĩa là giáo viên tự ý thay đổi nội dung kiến thức cần truyền thụ. Kiểu bài này có những yêu cầu chính về nội dung mà người giáo viên cần nắm được và tuân thủ. Phần cuộc đời tác gia bao giờ cũng được trình bày trước phần sự nghiệp văn học của nhà văn. Song sự khéo léo của giáo viên thể hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa nội dung bài giảng và phương pháp dạy học làm cho học sinh ln tích cực, chủ động như thế sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục.
Như vậy, kết cấu giờ học là kết cấu của những tình huống học tập và hệ thống thao tác tương ứng chứ không phải là sự sắp xếp những việc làm của giáo viên trên lớp để truyền thụ từ một phía cho học sinh.