Thách thức

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò nhà cung cấp dịch vụ logistics 3pl - dhl trên thị trường miền bắc việt nam (Trang 75 - 77)

- Logistìcs bên thứ tư (4P L Fourth Party Logistics)

2. Thách thức

• Môi trường pháp lý và đầu tu

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện tại, cơ chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo thông thoáng, thuận l ợ i cho ngành kinh doanh dịch vụ logistics phát triển. Những hoạt động logistics được đề cập trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 từ Điều 233 đến Điều 240 mới chỉ đơn thuần, chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động logistics. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như phạm vi hoạt động chưa thật rõ ràng (chỉ thay từ "giao nhận" trong Luật Thương mại 1997 bằng từ "logistics" trong Luật Thương mại 2005) cho nên việc ứng dụng và phát triển logistics trong cấc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chưa được phồ biến, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics thì băn khoăn, ngần ngại vì không biết nếu có rủi ro xảy ra thì sẽ căn cứ vào dâu để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực sự theo kịp thực tiễn và trở thành cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nghị định, quy định liên quan đến hải quan, thuế, dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức...vẫn còn quá rắc rối, phức tạp, cần phải được giản dị, minh bạch hoa.

C7rtiíbrtf Wff0ạl ữ/tt/rtnự 2007

Việt Nam có vị trí trung chuyển đây l ợ i t h ế giữa Ân Độ , A S E A N và Trung Quốc. Do đó viễn cảnh thu hút đầu tư vào Việt Nam đầy sáng sủa, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên việc tái xây dựng cơ cấu, xác định rõ ngành nào, bộ phận nào là t h ế mạnh và tập trung nguọn lực phát triển ngành, bộ phận đó để có thể thu hút nhiều F D I hơn nữa trong khu vực cũng như các khu vực ngoài APEC vẫn rất cần thiết. H ơ n nữa, một số vấn đề cẩn chú trọng để cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam bao gọm nạn tham nhũng, quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch và hệ thống pháp luật, chất lượng hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng.

sở hạ tầng

Tuy có điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước song cơ sở hạ tầng của hệ thống logistics tại Việt N a m vẫn còn thiếu và yếu. Các trang thiết bị làm hàng và hệ thống giao thông vận tải còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực vận tải và tốc độ xếp dỡ hàng nói chung. Ví dụ trong lĩnh vực vận tải biển, Việt Nam có hơn 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó chỉ có 7 cảng có khả năng tiếp nhận và xếp dỡ container. Hầu hết các cảng hoạt động trong tình trạng quy m ô nhỏ, kho bãi rời rạc, phương tiện trang thiết bị xếp d ỡ như xe nâng hạ hàng hoa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói m ã hàng hoa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng...chưa hiện đại, thiếu cảng cho hàng container, luọng lạch hẹp, bị sa bổi, không cho phép các tàu lớn ra vào được. Ngay cả cảng Cái Lân mới đưa vào sử dụng 3 năm nhưng đã không phát huy được hiệu quả kinh t ế lớn. Mặc dù là cảng nước sâu nhưng cảng Cái Lân cũng chỉ có thể đón tàu 5.000 T Ê U , rất nhỏ so với tàu lớn hiện nay có trọng tải khoảng

14.000- 15.000 T Ê U . H ơ n nữa, hệ thống hạ tầng đến cảng Cái Lân lại kém, chưa có đường cao tốc nối H à N ộ i - cảng Cái Lân nên không thuận l ợ i cho vận tải lớn. Các dịch vụ logistics như lưu kho bãi không có, khiến mức phí m à hàng hóa phải trả khi qua cảng này cao hơn so với khu vực cảng khác như Hải Phòng. Thậm chí hiện nay tại cảng này cũng không có cần cẩu chuyên dụng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò nhà cung cấp dịch vụ logistics 3pl - dhl trên thị trường miền bắc việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)