6. Kết cấu đề tài
2.2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu tình hình thâm nhập
của các công ty giầy da Việt Nam.
Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4: Phân bố mẫu theo một số đặc tính của người được phỏng vấn
Phân bố theo mẫu Số mẫu Tỉ lệ % trong mẫu
Giới tính -Nam -Nữ 48 2 964 Nhóm tuổi <27 28-35 36-45 >45 0 8 30 12 0 16 60 24 Chức vụ -Giám đốc/ Phó giám đốc -Trưởng/phó phòng 22 28 4456 * Giới tính:
- Nam: có 48 mẫu chiếm tỷ lệ 96%. - Nữ: có 2 mẫu chiếm tỷ lệ 4%.
* Độ tuổi:
- Nhóm tuổi <27: không có mẫu nào.
- Nhóm tuổi từ 28-35: có 8 mẫu chiếm tỷ lệ 16%. - Nhóm tuổi từ 36-45: có 30 mẫu chiếm tỷ lệ 60%. - Nhóm tuổi từ 46 trở lên: có 12 mẫu chiếm tỷ lệ 24%.
* Chức vụcủa người được phỏng vấn:
- Giám đốc/ Phó giám đốc hoặc vị trí tương đương: có 22 mẫu chiếm tỷ lệ 44%.
- Trưởng/phó phòng hoặc vị trí tương đương: có 28 mẫu chiếm tỷ lệ 56%. Thông tin các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU: Trong tất cả 50 đơn vị sản xuất và kinh doanh giầy da điều tra có 34 doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu là
EU, chiếm tổng số 68% doanh nghiệp được điều tra (Bảng C.1.1, Phụ lục C, trang 137), chiếm 91,9% số doanh nghiệp thị trường xuất khẩu và chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu toàn Ngành; trong khi đó có 17 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Nhật, 18 doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, 4 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và 4 doanh nghiệp xuất sang Châu Phi. (Bảng 5)
Bảng 5: Số doanh nghiệp Giầy da xuất khẩu
Thị trường Số doanh nghiệp XK Tỷ trọng số DN XK
EU 34 91,9% Mỹ 17 45,9% Nhật Bản 18 48,6% Châu phi 4 10,8% Trung Đông 4 10,8% Bảng 6: Hình thức Xuất Khẩu
Hình thức xuất khẩu Số doanh nghiệp Tỷ trọng
Xuất khẩu gián tiếp 34 100%
Xuất khẩu trực tiếp 0 0%
Từ kết quả điều tra cho thấy tất cả 34 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Eu đều bằng hình thức xuất khẩu gián tiếp (Bảng 6). Điều này cho ta một nhận định ngành giầy da Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang Châu Eu bằng phương thức chính là xuất khẩu gián tiếp.
* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thâm nhập vào thị trường Eu, có 8 yếu tố:
- Chính sách của nhà nước - Các chính sách của Châu Âu - Giá sản phẩm
- Khả năng quản trị marketing quốc tế - Bí quyết công nghệ
- Qui mô công ty
- Năng lực tài chính của công ty
Bảng C.3 (phụ lục C, trang 139) ta thấy yếu tố “Năng lực tài chính của công ty” có tác động “nhiều” nhất trong các yếu tố, kế đó là yếu tố “Khả năng quản trị marketing quốc tế”, “Qui mô công ty”, “Giá sản phẩm“, “Các chính sách của Châu Âu”. Từ đây lấy các yếu tố này phân tích để xem yếu tố nào là các yếu tố cơ bản của ngành Giầy da Việt Nam.
Bảng 7: Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings Comp
onent
Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative %
1 1,313 26,253 26,253 1,313 26,253 26,253 1,312 26,234 26,234
2 1,196 23,920 50,173 1,196 23,920 50,173 1,197 23,939 50,173
3 ,948 18,957 69,130
4 ,800 16,009 85,139
5 ,743 14,861 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Sau khi phân tích nhân tố trong (Bảng 7) chúng ta thấy rằng theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1 (măc định của chương trình SPSS) thì chỉ có 2 nhân tố được rút ra “Các chính sách của Châu Âu” và “giá sản phẩm”. Từ hiểu biết của bản thân, ta có thể nói các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Eu đều có suy nghĩ tương đối
giống nhau về mức độ ảnh hưởng của 2 yếu tố này đến sự lựa chọn phương thức thâm nhập vào thị trường Châu Âu.
Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Bảng C.5.5: Component Matrix(a), phụ lục C, trang 146). Ta thấy nhân tố 1 “Các chính sách của Châu Âu” có tương quan tương đối với “giá sản phẩm” (factor loading = 0,483 xem như gần = 0,5).
* Phân tích các yếu tố đầu tư trong giai đoạn tới (2010- 2020) của các doanh nghiệp giầy da Việt Nam, có 9 yếu tố quan sát:
- Tay nghề công nhân - Công nghệ sản xuất
- Sản phẩm giầy da cao cấp - Nguồn nguyên liệu
- Bộ phận Marketing - Mở rộng công ty
- Hệ thống phân phối sang EU - Mẫu mã
- Thương hiệu
Từ Bảng C.4 (phụ lục C, trang 141) cho ta thấy 9 yếu tố đều được quan tâm đầu tư, tuy nhiên ta chọn các yếu tố có mức độ đầu tư trên trung bình để tiếp tục phân tích nhân tố. Vây ta loại 2 yếu tố “Công nghệ sản xuất” và “Hệ thống phân phối sang EU”. 7 yếu tố còn lại ta đưa vào phân tích nhân tố để xác định nhân tố cơ bản được ngành giày da Việt Nam quan tâm đầu tư.
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings Comp
onent
Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative %
1 1,828 26,107 26,107 1,828 26,107 26,107 1,673 23,906 23,906 2 1,396 19,943 46,050 1,396 19,943 46,050 1,451 20,728 44,634 3 1,101 15,727 61,777 1,101 15,727 61,777 1,200 17,143 61,777 4 ,996 14,229 76,005 5 ,764 10,918 86,924 6 ,626 8,937 95,861 7 ,290 4,139 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Sau khi phân tích nhân tố trong (Bảng 8) có 3 nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 là “Tay nghề công nhân”, “Sản phẩm giầy da cao cấp” và “Nguồn nguyên liệu”. Và có thể nói rằng 3 yếu tố này được các Doanh nghiệp đầu tư ở mức như nhau.
Qua bảng ma trận (Bảng C.6.5: Component Matrix(a), phụ lục C, trang 150) ta thấy nhân tố 1 có quan hệ chặt chẽ với nhân tố “Bộ phận marketing”, “mẫu mã” và quan hệ tương đối chặt với nhân tố “Nguồn nguyên liệu”, “Mở rộng công ty”; Nhân tố 2 có quan hệ chặt với nhân tố “Nguồn nguyên liệu”, “Mở rộng công ty”; Nhân tố 3 có quan hệ chặt chẽ với “Sản phẩm giầy da cao cấp”.