Bảng 1: Tình hình xuất khẩu Giầy mũ da của Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường Châu Âu ngành giày da Việt Nam (Trang 55 - 164)

Đơn vị: 1000 Euro

Nước/Năm 2002 2003 2004 2005 (Quý I)

Việt Nam 916.762 1.076.694 1.161.791 283.551

Trung Quốc 556.649 624.776 614.230 391.089

( Nguồn: www.Eurostar.com)

Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành Da giầy Việt Nam. Hàng năm, có khoảng 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường, trong đó thị trường EU chiếm tỷ trọng hơn 70%, thị trường Mỹ 20%, thị trường Nhật Bản 3%. Theo thống kê của EU ngày từ năm 1996, Việt Nam đã đứng vị trí thứ 3 (sau Trung Quốc và Indonesia) trong số các nước xuất khẩu giầy dép nhiều nhất vào EU. Một trong những nguyên nhân khiến EU trở thành thị trường xuất khẩu số một của da giầy Việt Nam là do thị trường EU lớn, khối lượng tiêu dùng cao và đây lại là vùng có khí hậu hàn đới, mùa lạnh kéo dài nên nhu cầu về da giầy tương đối cao.

Bảng 2:Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Da giầy giai đoạn 2000-2005

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Kim Ngạch XK da giầy Tốc độ tăng (%)

2000 1.471 6,05 2001 1.587 7,88 2002 1.875 18,15 2003 2.260 20,53 2004 2.691 19,07 2005 3.039 12,93

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2005, Tổng cục Thống kê xuất bản tháng 6/2006)

Bảng 3: Tình hình xuất khẩu giày Da Việt Nam sang EU

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Kim ngạch XK Số đôi(triệu đôi)

2002 1.846 333,150

2003 2.266 382,982

2004 2640 420,238

2005 3039 472,736

2006 3550 510,000

(Nguồn Hội Da-Giầy tp. Hồ Chí Minh)

EU là khu vực nhập khẩu các sản phẩm từ da chiếm 1/3 tổng lượng nhập khẩu trên thế giới. Với giá trị tương đương 6 tỷ euro. Trong đó ½ lượng nhập từ các nước châu Á. Tại EU, có 5 nước có tỷ lệ nhập khẩu nhiều sản phẩm da là Đức với 21% tổng lượng nhập khẩu toàn EU, Pháp 18%, Italia 12%, Tây Ban Nha 11%, Bỉ 7%. Nếu tính riêng về giầy, ở EU, trung bình một người dân sử dụng 4 đôi/năm.

Với thị trường tiêu thụ rộng lớn như vậy, song cho đến nay, sản phẩm da, nhất là giầy dép của Việt Nam xuất sang EU chỉ chiếm khoảng 3% khối lượng nhập của thị trường này, trong khi đó của Trung Quốc là 44%. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp giầy da Việt Nam ít tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ về giầy da tại EU hoặc nếu có chỉ là tham quan, khảo sát thị trường. Hơn nữa, khi tham gia hội chợ, gian hàng trưng bày của Việt Nam thường nghèo nàn hình thức, rời rạc, nhỏ lẻ, mang tính cá nhân, không tập trung vào một khu vực để có thể làm nổi bật thương hiệu.

Cái khó của các doanh nghiệp giầy Việt Nam là ở chỗ: Nếu tham gia thị trường giầy dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì không cạnh tranh được với sản phẩm của chính các quốc gia nội khối như Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức. Còn nếu trong sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc. Cái khó này đã buộc các doanh nghiệp giầy Việt Nam thời gian qua phải chọn hướng đi là làm gia công cho các đối tác từ EU mà chưa có nhiều sản phẩm giầy trực tiếp vào thị trường này. Vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp giầy da Việt Nam cần phải làm gì để có nhiều sản phẩm của mình sang thị trường tiềm năng và rộng lớn này?

Trước tiên tăng nguồn hàng xuất khẩu trực tiếp. Một trong những giải pháp hữu hiệu cho việc tăng nguồn hàng trực tiếp hiện nay được khuyến cáo là các doanh nghiệp giầy nên liên kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hàng của EU, cũng như hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm giá thành. Năm 2004 có một đơn đặt hàng xuất khẩu 1 triệu đôi giầy trực tiếp sang EU nhưng đã không thành vì không có doanh nghiệp nào trong nước đáp ứng nổi. Mặt khác để tăng nguồn hàng

xuất khẩu trực tiếp của các nhà sản xuất Việt Nam nên thường xuyên quan hệ với các văn phòng đại diện của EU tại Việt Nam. Các văn phòng này có mạng lưới phân phối rộng ở EU và có thể mang lại nhiều đơn đặt hàng cho các nhà sản xuất khi sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu tìm nguồn hàng của họ.

Bên cạnh xuất khẩu trực tiếp, để tăng kim ngạch xuất khẩu giầy da Việt Nam sang EU trong năm 2005, các doanh nghiệp cũng cần phải biết chọn cho mình một phân khúc thị trường hợp lý. Việc chọn phân khúc thị trường là để tránh đối đầu với những hàng sản xuất ồ ạt của Trung Quốc, tránh cạnh tranh với những sản phẩm có chất lượng cao của các nước nội khối EU. Phân khúc thị trường Việt Nam được xem là hiệu quả nhất và tránh được các đối thủ kể trên là những sản phẩm có chất lượng tốt nhưng phải mang tính độc đáo, phong cách và kiểu dáng riêng biệt. Có thể đó là những sản phẩm công nghệ cao kết hợp với những chi tiết phức tạp nhờ vào trình độ thủ công.

Cuối cùng để tăng kim ngạch xuất khẩu giầy vào EU thì khâu tìm hiểu và thăm dò thị trường là không thể thiếu. Cách tốt nhất là các doanh nghiệp tham dự các hội chợ giầy dép tại EU, qua đó để thị trường biết được sản phẩm của mình và mình cũng có thể nhận biết thị hiếu chung của từng nước cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng, mẫu mã, công nghệ. Trong một hội chợ triển lãm có hàng trăm ngàn đôi giầy, chỉ cần vài đôi có kiểu dáng độc đáo là có thể thu hút sự chú ý của các nhà thu mua hàng của các hãng nhập khẩu lớn ở EU.

* Những vấn đề các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam khi làm việc với các đối tác Châu Âu:

- Các đối tác Châu âu thường rất thoải mái về giá cả và khâu kiểm tra hàng. Về giá cả, đa số các đối tác Châu âu thường chấp nhận bảng báo giá lần đầu của các công ty Việt Nam (nếu các điều kiện khác thỏa mãn). Trong khâu kiểm tra hàng, các đối tác Châu âu thường kiểm tra với cỡ mẫu nhỏ, chú trọng về mặt tổng thể của sản phẩm ( điều này xuất phát từ sự tín nhiệm).

- Khi hợp đồng cung cấp sản phẩm, khi các đối tác Châu Âu thường chỉ định loại nguyên liệu thì các công ty giầy da Việt Nam nên yêu cầu đối tác Châu âu đưa mẫu nguyên liệu mà họ yêu cầu (như chất liệu da, loại chỉ, đế…). Điều này để tránh những tranh chấp liên quan đến nguyên vật liệu phát sinh sau nay khi giao hàng, kiểm hàng.

- Về vấn đề môi trường lao động, tất cả các đối tác Eu đều đòi hỏi vấn đề an toàn lao động cho công nhân. Các doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu đối với các vấn đề này khi tìm kiếm và đưa sản phẩm giầy da vào thị trường EU.

Chẳng hạn: * Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân. * Thiết bị phòng cháy chữa cháy.

* Thiết bị y tế.

* Bảo hiểm…

Vì các vấn đề này rất nhạy cảm với người tiêu dùng Châu âu, nó liên quan đến các lợi ích tối thiểu của người lao động sản xuất ra sản phẩm. Và rất nhiều doanh nghiệp giầy da Việt Nam lúc đầu đã thất bại khi cố gắng đưa sản phẩm vào thị trường Eu vì không đáp ứng được các yêu cầu trên.

- Bước đầu làm việc với các đối tác Eu, không nên từ chối các hợp đồng nhỏ (vài chục đôi); mà phải có cái nhìn xa hơn. Vì các đối tác Châu âu thực chất là muốn thăm dò uy tín, đồng thời muốn tạo niềm tin lâu dài. Khi có niềm tin thì các đối tác Eu mới đi đến thực hiện các hợp đồng lớn hơn.

- Một trong những vấn đề phát sinh khi giao hàng là chọn nơi giao hàng, chọn phương tiện vận chuyển cũng như hãng vẫn chuyển; thường các doanh nghiệp giầy da Việt Nam chọn giao hàng tại nơi sản xuất, còn chọn phương tiện hay hãng vận chuyển nên theo chỉ định của đối tác Eu tự chọn. Điều này tránh cho doanh nghiệp Việt Nam về các sự cố về thời gian giao hàng liên quan đến phương tiện vận chuyển.

2.2.2. Hoạt động Marketing của các công ty giầy Việt Nam

- Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam đã khai thác khá tốt các hội chợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước. Tham gia các hội chợ triển lãm giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu trực tiếp với người tiêu dùng và các tổ chức nhập khẩu cũng như các đơn vị đại lý tiềm năng. Có thể nói việc tham gia các hội chợ triển lãm là một trong những phương thức marketing phổ biến nhất và được áp dụng bởi phần lớn các công ty Giầy da Việt Nam hiện nay. Đó chính là những dịp để các công ty có thể quảng bá hình ảnh và tạo cho người tiêu dùng sự cảm nhận về tính văn hóa của sản phẩm, nét khác biệt cơ bản so với các sản phẩm cùng loại khác.

Hội chợ Global Shoe hàng năm tổ chức 2 kỳ vào tháng 3 và tháng 9 tại Dusseldorf - Đức được đánh giá là sự kiện giầy dép lớn nhất thế giới với sự hội tụ

giới. Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của chương trình XTTM - Bộ Thương mại, Hiệp hội Da - Giầy Việt nam đã tổ chức thường xuyên đoàn DN tham gia trưng bày tại hội chợ - 2 lần trong một năm. Bên cạnh đó là “Hội chợ thường niên Giầy Quốc tế Expo Riva Schuh lần thứ 68” diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Riva Del Garda, thành phố Garda-Ý; Hội chợ này giúp các DN tìm kiếm đối tác, thúc đẩy hoạt động KD-XK tại thị trường Ý - một trong những thị trường nổi tiếng với các sản phẩm thời trang, đặc biệt là thời trang đồ da (túi cặp, giầy dép...)

- Tìm kiếm đối tác thông qua các cuộc hội thảo kinh tế quốc tế. Các cuộc hội thảo về Da-Giầy thường được tổ chức song song với các hội chợ triển lãm quốc tế. Nội dung của các cuộc hội thảo thường tập trung giới thiệu cụ thể các thông tin chi tiết về giá cả, thông tin thị trường ngành giày da thế giới, các thị trường tiềm năng thế giới về sản xuất, xuất nhập giày da, xu hướng thị trường thế giới. Đánh giá ngành giày da Việt Nam, thách thức và cơ hội tăng khả năng cạnh tranh quốc tế giữa thị trường giày da Việt nam với thị trường trong khu vực như Đài Loan, Indonesia và Trung Quốc. Đồng thời sẽ giải đáp các thắc mắc và các yêu cầu của người tham dự đối với các vấn đề về chính trị, pháp luật và những yêu cầu cần có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh.

- Tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức hoặc không chính thức của các phái đoàn các cấp thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ của Việt Nam với các nước Châu âu. Hình thức này đã và đang được các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam quan tam khai thác triệt để và tham gia khá tốt. Việc tham gia vào các phái đoàn các cấp thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ để thăm viếng các nước giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được các vấn đề còn yếu của doanh nghiệp trong khả

năng marketing; sử dụng uy tín tập thể, sự long trọng của các phái đoàn để nâng cao hiệu quả tìm kiếm đối tác cũng như quảng bá hình ảnh Giầy da Việt Nam. Hình thức này rất phù hợp với qui mô doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm đa số ở Việt Nam.

- Tham gia vào các hoạt động nhân đạo. Hình th泳c này đang trở thành một xu hướng ngày càng gắng kết chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của trên thế giới và nó đang ảnh hưởng dần đến các doanh nghiệp Việt Nam. Nền văn minh, nền kinh tế thế giới cũng như những nhận thức của nhân loại ngày càng phát triển; chính những sự phát triển đó đã hình thành nên những mối quan tâm, những đòi hỏi nghiêm túc của đa số mọi người về các vấn đề nhân đạo liên quan đến sự phát triển con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các vấn nạn xã hội, sức khỏe con người… Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là một phần hoạt động của con người nên không thể tách khỏi các hoạt độâng nhân đạo. Để tồn tại và phát triển lâu bền, các doanh nghiệp phải luôn suy nghĩ để đưa các hoạt động nhân đạo vào hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới luôn gắn hoạt động kinh doanh của mình với hoạt động nhận đạo nào đó (bảo vệ cây cối, động vật quí hiếm, hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ thuốc men…). Các hoạt động nhân đạo cũng đang dần gắng kết sâu sắc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam như sử dụng nguyên liệu da thuộc của các động vật nuôi chứ không phải của các động vật hoang dã; hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không sử dụng nhân công chưa đủ tuổi lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam cũng tham gia hoạt động cứu trợ nạn nhân cơn bão Chanchu, sóng thần… Việc này cũng nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam.

- Xây dựng các trang Web. Hình thức này được các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam quan tâm khai thác nhiều nhưng hiện nay vẫn chỉ dừng ở mức độ sử dụng trang Web như các trang quảng cáo, liên hệ chào hàng cho các đối tác nước ngoài. Việc sử dụng trang Web để mua bán trực tuyến, ký kết hợp đồng qua mạng, thanh toán, hay giao hàng bàng cách qua trang Web của mình vẫn chưa được các Doanh nghiệp Giầy da Việt Nam thực hiện. Để thực hiện và khai thác triệt để công dụng của trang thương mại điện tử, việc trước hết Việt Nam phải hình thành một hệ thống Luật về thương mai điện tử rõ ràng; bên cạnh đó, các doanh nghiệp Giầy Da Việt Nam cũng phải tạo dụng nên một sự đảm bảo tối thiểu về uy tín để các đối tác có thể yêu tâm giao dịch qua mạng.

- Giới thiệu và bán sản phẩm giầy da thông qua các công ty du lịch. Đây là phương thức tiếp cận trực tiếp các khách hàng nước ngoài tại thị trường nội địa, phương thức này đang được khá nhiều doanh nghiệp khai thác triệt để. Do điều kiện kinh tế xã hội và sự khác biệt về văn hóa sản xuất kinh doanh cũng như văn hóa du lịch của mỗi nước; Việt Nam có đặc điểm nền kinh tế với giá cả hàng hóa nội địa rẻ hơn nhiều so với nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Âu nên thu hút được khách du lịch nước ngoài với một trong những mục đích chính tham quan kết hợp với mua sắm ở Việt Nam. Mặt khác, Giầy da Việt Nam chủ yếu là hàng làm bằng thủ công nên lại càng thu hút hơn các khách du lịch Châu Âu.

2.2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu tình hình thâm nhập thị trường EU của các công ty giầy da Việt Nam. của các công ty giầy da Việt Nam.

Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4: Phân bố mẫu theo một số đặc tính của người được phỏng vấn

Phân bố theo mẫu Số mẫu Tỉ lệ % trong mẫu

Giới tính -Nam -Nữ 48 2 964 Nhóm tuổi <27 28-35 36-45 >45 0 8 30 12 0 16 60 24 Chức vụ -Giám đốc/ Phó giám đốc -Trưởng/phó phòng 22 28 4456 * Giới tính:

- Nam: có 48 mẫu chiếm tỷ lệ 96%. - Nữ: có 2 mẫu chiếm tỷ lệ 4%.

* Độ tuổi:

- Nhóm tuổi <27: không có mẫu nào.

- Nhóm tuổi từ 28-35: có 8 mẫu chiếm tỷ lệ 16%. - Nhóm tuổi từ 36-45: có 30 mẫu chiếm tỷ lệ 60%. - Nhóm tuổi từ 46 trở lên: có 12 mẫu chiếm tỷ lệ 24%.

* Chức vụcủa người được phỏng vấn:

- Giám đốc/ Phó giám đốc hoặc vị trí tương đương: có 22 mẫu chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường Châu Âu ngành giày da Việt Nam (Trang 55 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)