6. Kết cấu đề tài
3.3.4. Chiến lược phân phối
Trong tương lai gần thì gia công vẫn là con đường chủ yếu của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam đểâ đưa sản phẩm của mình sang Châu Âu. Nhưng các doanh nghiệp cũng sẽ tính đến phương pháp làm gì để người tiêu dùng Châu Âu biết đến giầy của Việt Nam, sử dụng Giầy với một cái tên sản phẩm của Việt Nam chứ không phải dán mác của một nhãn hiệu nào đó. Điều này cũng đồng nghĩa doanh
nghiệp Việt Nam sẽ chủ động hơn, ít phụ thuộc vào các đối tác Châu Âu, dần xây dựng chỗ đứng thật sự trên thương trường quốc tế.
Hình 2: Sơ đồ kênh phân phối dự kiến
Để có thể thực hiện được điều này, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam nên tính đến việc tiêu thụ ở các siêu thị, dần xây dựng hệ thống của hàng bán lẻ (lưu ý việc khai thác nét đặc sắc của Văn hóa Việt Nam để thu hút sự lưu tâm ban đầu của khách hàng). Hẳn nhiên sẽ khó khăn nhất là chi phí nhưng phải xác định đây là chiến lược lâu dài, xây dựng chân rết từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ chưa ai biết đến ít người biết và rồi đến nhiều người biết. Quá trình xây dựng tên tuổi giầy
Xuất khẩu gián tiếp
Các tổ chức hợp tác
Xuất khẩu trực tiếp
Cơ sở đại lý trong nước Nhà buôn trong nước Cửa hàng 1 Gian hàng siêu thị 1 Gian hàng siêu thị 4 Gian hàng siêu thị 2 Gian hàng siêu thị 3 Cửa hàng 2 Cửa hàng 3 Cửa hàng 4
da Việt Nam sẽ kéo dài, các doanh nghiệp phải chấp nhận 3 đến 5 năm mới sinh lãi (có thể lâu hơn) nhưng cái lợi lâu dài sau này là rất lớn- có một vị thế cao hơn hiện tại; Song song đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng- một phương thức kinh doanh hiện đại nhưng việc học tập và áp dụng tại Việt Nam rất hạn chế. Cách thức này với chi phí không cao nhưng lại tiện lợi cho doanh nghiệp và tiếp cận được khách hàng có khoảng cách địa lý xa khá hiệu quả. Cũng cần phải lưu ý vài vấn đề về an ninh mạng, vấn đề về quản lý trong giao dịch qua mạng (chào hàng, đặt hàng, giao hàng, thanh toán, bảo hành…)
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua được kênh phân phối quan trọng- phân phối tại các địa phương của doanh nghiệp Việt Nam. Với dân số đông, thu nhập không ngừng cải thiện thì nhu cầu sử dụng giầy da bình thường và cả cao cấp cũng sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng chỗ đứng thật vững tại Việt Nam thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp, các đại lý của doanh nghiệp. Một tác dụng phụ có thể mong chờ đó là sự tiêu dụng từ các khách du lịch Châu Âu, những người sống và làm việc tại Việt Nam (ngắn, dài hạn). Họ không chỉ đơn thuần là khách hàng tiềm năng mà có thể sẽ là những nhân viên quảng cáo về thương hiệu giây da Việt Nam cho bạn bè, người thân… ở quê nhà.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Giầy da lớn ở Việt Nam có thể thực hiện mua cổ phần của các công ty phân phối đối tác Châu Âu. Đây cũng là cách để nắm rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty mình, hay của các đối thủ có chung công ty phân phối đối tác.
Tóm lại, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam thực hiện một chiến lược phân phối đa dạng, phạm vi rộng khắp cả trong và ngoài nước nhưng với phương châm
“Góp gió thành bão, chậm mà chắc” để phối hợp nguồn lực hạn hẹp hiện tại, củng cố thị trường nội địa tạo lực hỗ trợ cho chiến lược mở rộng thị trường sang Châu Âu.