Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Kim ngạch XK Ươc lượng tăng đều
2007 4153 - 2008 4859 +17% 2009 5685 +17% 2010 6652 +17% 2011 7783 +17% 2012 9106 +17%
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai thì ngành Da giày phải phấn đấu đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
1. - Công nghiệp thuộc da nói riêng xây dựng vùng nguyên phụ liệu, cho toàn ngành nói chung.
- Cần tập trung di dời và nâng cấp các xưởng thuộc da, để đảm bảo vệ sinh môi trường,…
- Đầu tư máy móc thiết bị cùng với công nghệ tiên tiến để sản phẩm đạt được chất lượng cao nhằm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu.
2. - Công nghiệp sản xuất giày.
- Khuyến khích các Doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất gia công dần dần sang tự sản xuất, tự tiêu thụ để tăng giá trị gia tăng.
- Đầu tư vào khâu thiết kế để chủ động tạo mẫu chào hàng như thế ta mới mạnh dạn triển khai sản xuất kinh doanh.
3. - Xây dựng thương hiệu.
- Từng bước tạo dựng thương hiệu cho từng sản phẩm của riêng từng Doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư vào lĩnh vực giày da thời trang để đáp ứng thị hiếu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng và đồng thời cũng tăng được giá trị gia tăng của sản phẩm sang các nước như EU, Mỹ, Nhật.
- Trong quá trình phát triển của ngành da giày Việt Nam đòi hỏi phải có bước phát triển mới như áp dụng những khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào trong quản lý, sản xuất.
- Đầu tư vào đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành đồng thời cũng có những chính sách ưu đãi để khuyến khích các cán bộ có trình độ giỏi chuyên môn nắm bắt và triển khai những nghiên cứu đạt được.
3.2. CĂN CỨ HÌNH THAØNH CHIẾN LƯỢC
Từ những thực tế hiện nay của Ngành giầy da Việt Nam là:
- Các doanh nghiệp phát triển rời rác, không có sự liên kết để có thể thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Trình độ marketing quốc tế và khả năng tài chính yếu.
- Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm cấp thấp và cấp trung với giá thành sản xuất rẻ.
- Tình trạng thiếu nguyên phụ liệu phổ biến, tình trạng này đã cản trở không ít tốc độ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Da giầy.
Từ những thực tế tồn tại trên việc hình thành các chiến lược phù hợp nhằm cải thiện, phát triển hơn nữa Ngành Giầy da Việt Nam. Và để thực hiện đúng, tốt các chiến lược đề ra cần phải có một hiệp hội với đúng nhiệm vụ, năng lực mà nó phải có.
3.3. CÁC CHIẾN LƯỢC
Thị trường Châu Âu là thị trường chính đối vối ngành Giầy da Việt Nam (chiếm khoản 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành Giầy). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ngành Giầy da Việt Nam đang đối mặt với vấn đề “rào cản chống phá giá của Eu”. Vì thế các doanh nghiệp cần có chiến lược cần thiết để đảm bảo sự ổn định để phát triển tốt thị trường lớn nay. Chẳng hạn:
- Giữ quan hệ tốt với các đối tác Châu Âu.
Doanh thu từ việc xuất khẩu sang các nước Châu Âu chiếm phần chủ yếu trong tổng doanh thu tiêu thụ giầy da của ngành giầy da Việt Nam. Đồng thời thị trường Châu Âu là thị trường chiến lước lâu dài của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam. Vì thế, việc giữ uy tín trong các giao dịch về chất lượng ổn định, giao hàng đúng thời hạn cam kết… là điều rất cần thiết để giữ quan hệ tốt với các đối tác Châu Âu.
- Tập trung phát triển thương hiệu Giầy da tại thị trường nội địa. Khi thương hiệu phát triển mạnh và có tiếng tăm tại sân nhà thì cũng góp phần đáng kể vào việc tạo dựng uy tín để thúc đẩy củng cố thị trường Châu âu.
Thời gian trước đây thị trường nội địa chưa được đánh giá đúng mức. Với dân số hơn 80 triệu dân, thị trường nội địa có tiềm năng rất lớn. Do đó, phát triển thị trường nội địa tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác Châu Âu cũng là một phương án. Điều này giúp cho doanh nghiệp phân tán rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Ngoài ra, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp nâng cao vị thế khi thực hiện ký kết hợp đồng đối với các đối tác Châu Âu.
- Chiến lược thị trường “ngách” cũng là cách tiếp cận phù hợp nhất đối với ngành Giầy da Việt Nam vì nó có thể tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực hơn hẳn trên sân chơi Eu.
Thứ nhất, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nguồn lực và năng lực còn hạn chế, vì thế việc đối đầu cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ sẽ gây ra những thiệt hại. Thứ hai, việc thực hiện chiến lược thị trường “ngách” giúp các doanh nghiệp thay vì dàn trãi năng lực để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu trên thị trường sản phẩm giá “rẻ”, các doanh nghiệp cần xác định cho mình một phần của thị trường mà họ có khả năng phục vụ tốt nhất, có lợi nhất.
3.3.2. Chiến lược sản phẩm
Các sản phẩm giầy da Việt Nam chủ yếu sử dụng nguyên liệu là các loại da bò, trâu kể cả da dê, da heo lẫn lộn… đều là các loại da thông thường và không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt các sản phẩm của Trung quốc, Indonesia… Vì thế, tìm kiếm và sản xuất các sản phẩm đặc trưng là cần thiết.
- Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Giầy da từ da Cá Sấu. Điều này có thể thực hiện được vì hiện nay ngành nuôi cá Sấu đang phổ biến và cũng rất phát triển ở Việt nam.
- Giầy sản xuất từ da Trăn rất được ưa chuộng ở các nước Châu Âu.
Để có thể chủ động về đầu vào của vật liệu, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam phải liên kết với các trang trại, hộ nông dân chăn nuôi cá Sấu, Trăn để đảm bảo nguồn cung cấp da thô. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giầy da sẽ liên kết với các doanh nghiệp thuộc da với công nghệ tốt để có được nguồn nguyên liệu da thuộc
hoàn thiện cung ứng cho nhu cầu sản xuất giầy da cao cấp từ các nguyên liệu cao cấp là da cá Sấu và da Trăn. Như vậy, với phương cách này, các doanh nghiệp giầy da Việt Nam tạo được một vòng cung cấp vật liệu cao cấp khép kín với độ ổn định cao về chất lượng cũng như sản lượng cung ứng của vật liệu.
* Chọn giải pháp giầy da cao cấp vì:
> Tránh sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm phổ thông (da Trâu, Bò,…) của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia,…
> Phong trào nuôi Trăn, nuôi cá Sấu tại Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển hứa hẹn nguồn cung cấp vật liệu dồi dào.
> Lợi nhuận từ các sản phẩm cao cấp rất hấp dẫn.
> Trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam đủ sức làm các sản phẩm cao cấp.
Vì thế việc sản xuất Giầy từ da cá Sấu và da Trăn một mặt làm tăng sức thu hút các đối tượng khách hàng mới, mặt khác cũng thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi cá Sấu và Trăn phát triển và tương lai sẽ giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu.
3.3.3. Chiến lược giá
Với chiến lược sản phẩm như trên là các sản phẩm thuộc loại sản phẩm cao cấp với giá bán cao nhưng phải phù hợp với chi phí; điều kiện thị trường Eu; có sức cạnh tranh; tránh được các ảnh hưởng của chính trị và pháp luật; đồng thời đáp ứng được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Hiện nay, các sản phẩm Giầy da Việt Nam trên thị trường Châu Âu đều là những sản phẩm giá rẻ, chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi các sản phẩm của các nước
khác và chịu sức ép của “thuế chống phá giá của EU” nên việc sản xuất chuyển hướng các sản phẩm cao cấp với giá bán cao là cần thiết.
Về giá- đây sẽ là một yếu tố nằm trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam. Chi phí sản xuất thấp là một điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của Việt Nam có thể linh động trong định giá cho sản phẩm. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm “bình dân” và một phần nhỏ là các sản phẩm cao cấp. Đặc điểm này, doanh nghiệp sẽ có hai mức giá phù hợp với sản phẩm cung cấp. Thị trường Châu Âu sẽ tiêu thụ các sản phẩm cao cấp của các doanh nghiệp và mức giá sẽ ở mức giá “cao”. Ở mức giá này cốt làm sao tránh được rủi ro về bị kiện bán phá giá (vấn đề mà nhiều sản phẩm cả Việt Nam gần đây mắc phải). “Cao” ở đây thể hiện sự tương ứng với sản phẩm nhưng vẫn đủ cho thấy khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại tại thị trường này. Với mục đích thâm phập thị trường nên chúng ta không thể định giá “hớùt ván” đối với giầy da thời trang cao cấp như các nhãn hiệu danh tiếng khác. Chúng ta lấy chất lượng, uy tín và mức giá “mềm” đủ làm cho người tiêu dùng Châu Âu phải can nhắc đến việc sử dụng giầy da của Việt Nam. Như vậy, về chiến lược định giá, doanh nghiệp Giầy da Việt Nam chúng ta sẽ thực hiện theo phương châm giá cả hợp lý tại nội địa và giá cả cạnh tranh tại thị trường Châu Âu.
3.3.4. Chiến lược phân phối
Trong tương lai gần thì gia công vẫn là con đường chủ yếu của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam đểâ đưa sản phẩm của mình sang Châu Âu. Nhưng các doanh nghiệp cũng sẽ tính đến phương pháp làm gì để người tiêu dùng Châu Âu biết đến giầy của Việt Nam, sử dụng Giầy với một cái tên sản phẩm của Việt Nam chứ không phải dán mác của một nhãn hiệu nào đó. Điều này cũng đồng nghĩa doanh
nghiệp Việt Nam sẽ chủ động hơn, ít phụ thuộc vào các đối tác Châu Âu, dần xây dựng chỗ đứng thật sự trên thương trường quốc tế.
Hình 2: Sơ đồ kênh phân phối dự kiến
Để có thể thực hiện được điều này, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam nên tính đến việc tiêu thụ ở các siêu thị, dần xây dựng hệ thống của hàng bán lẻ (lưu ý việc khai thác nét đặc sắc của Văn hóa Việt Nam để thu hút sự lưu tâm ban đầu của khách hàng). Hẳn nhiên sẽ khó khăn nhất là chi phí nhưng phải xác định đây là chiến lược lâu dài, xây dựng chân rết từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ chưa ai biết đến ít người biết và rồi đến nhiều người biết. Quá trình xây dựng tên tuổi giầy
Xuất khẩu gián tiếp
Các tổ chức hợp tác
Xuất khẩu trực tiếp
Cơ sở đại lý trong nước Nhà buôn trong nước Cửa hàng 1 Gian hàng siêu thị 1 Gian hàng siêu thị 4 Gian hàng siêu thị 2 Gian hàng siêu thị 3 Cửa hàng 2 Cửa hàng 3 Cửa hàng 4
da Việt Nam sẽ kéo dài, các doanh nghiệp phải chấp nhận 3 đến 5 năm mới sinh lãi (có thể lâu hơn) nhưng cái lợi lâu dài sau này là rất lớn- có một vị thế cao hơn hiện tại; Song song đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng- một phương thức kinh doanh hiện đại nhưng việc học tập và áp dụng tại Việt Nam rất hạn chế. Cách thức này với chi phí không cao nhưng lại tiện lợi cho doanh nghiệp và tiếp cận được khách hàng có khoảng cách địa lý xa khá hiệu quả. Cũng cần phải lưu ý vài vấn đề về an ninh mạng, vấn đề về quản lý trong giao dịch qua mạng (chào hàng, đặt hàng, giao hàng, thanh toán, bảo hành…)
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua được kênh phân phối quan trọng- phân phối tại các địa phương của doanh nghiệp Việt Nam. Với dân số đông, thu nhập không ngừng cải thiện thì nhu cầu sử dụng giầy da bình thường và cả cao cấp cũng sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng chỗ đứng thật vững tại Việt Nam thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp, các đại lý của doanh nghiệp. Một tác dụng phụ có thể mong chờ đó là sự tiêu dụng từ các khách du lịch Châu Âu, những người sống và làm việc tại Việt Nam (ngắn, dài hạn). Họ không chỉ đơn thuần là khách hàng tiềm năng mà có thể sẽ là những nhân viên quảng cáo về thương hiệu giây da Việt Nam cho bạn bè, người thân… ở quê nhà.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Giầy da lớn ở Việt Nam có thể thực hiện mua cổ phần của các công ty phân phối đối tác Châu Âu. Đây cũng là cách để nắm rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty mình, hay của các đối thủ có chung công ty phân phối đối tác.
Tóm lại, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam thực hiện một chiến lược phân phối đa dạng, phạm vi rộng khắp cả trong và ngoài nước nhưng với phương châm
“Góp gió thành bão, chậm mà chắc” để phối hợp nguồn lực hạn hẹp hiện tại, củng cố thị trường nội địa tạo lực hỗ trợ cho chiến lược mở rộng thị trường sang Châu Âu.
3.3.5. Các chiến lược từ các ma trận (SWOT)
Phối hợp S/O
1. Tập trung xây dựng thương hiệu Giầy da Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. 2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing thông qua các phòng thương mại, hội chợ quốc tế…
Phối hợp S/T
1- Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh minh bạch.
2- Xây dựng tổ thiết kế sản phẩm hoặc thành lập các công ty chuyên về thiết kế các mẫu giầy
Phối hợp W/O
1- Thu hút đầu tư, liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm tận dụng khai thác công nghệ mới.
2- Đẩy mạnh liên doanh sản xuất với các đối tác Eu tại Việt Nam nhằm khai thác đầu ra dễ dàng hơn.
3- Đào tạo nâng cao ý thức trách nhiệm và tác phong công nghiệp cho công nhân. 4- Hướng tới sản xuất các sản phẩm giầy da cao cấp.
Phối hợp W/T
1- Thúc đẩy mạnh hơn hoạt động của hiệp hội giầy da trong mọi phương diện: thông tin thị trường, hội chợ quốc tế.
2- Các công ty chủ động hợp tác với các trường dạy nghề về vấn đề đào tạo lao động.
3.4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
Những giải pháp đó là.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chuẩn bị và hoàn thiện tài liệu, sổ sách liên quan tới công tác kế toán, kiểm toán quá trình sản xuất và kinh doanh nhằm minh bạch hoá và là những bằng chứng thuyết phục chống lại việc áp đặt thuế chống bán phá giá. Đây là những cơ sở quan trọng nhất xác định, có hay không hàng giầy da xuất khẩu của Việt Nam bán phá giá. Thông thường, Uỷ ban châu Âu muốn ra phán quyết áp thuế chống bán phá giá phải dựa trên những điều tra, xác minh tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, toàn bộ những chi phí đầu vào và chi phí đầu ra của doanh nghiệp sẽ được phản ánh trên sổ sách kế toán và do công ty kiểm toán chứng nhận. Nếu như, những chi phí này tương ứng với cùng các quốc gia trong khu vực có cùng trình độ phát triển và rõ ràng, minh bạch thì Uỷ ban châu Âu sẽ khó khăn khi đưa ra một chứng cứ để áp thuế chống bán phá giá. Cho nên, để có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi của Uỷ ban châu Âu và cung cấp chứng cứ cho Uỷ ban này thì nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam phải có hệ thống sổ sách kế toán thật minh bạch, đầy đủ và rõ ràng.
Thứ hai, tập trung vào sản xuất những mặt hàng giầy da có giá bán cáo. Biện