6. Kết cấu đề tài
2.2.2. Hoạt động Marketing của các công ty giầy Việt Nam
- Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam đã khai thác khá tốt các hội chợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước. Tham gia các hội chợ triển lãm giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu trực tiếp với người tiêu dùng và các tổ chức nhập khẩu cũng như các đơn vị đại lý tiềm năng. Có thể nói việc tham gia các hội chợ triển lãm là một trong những phương thức marketing phổ biến nhất và được áp dụng bởi phần lớn các công ty Giầy da Việt Nam hiện nay. Đó chính là những dịp để các công ty có thể quảng bá hình ảnh và tạo cho người tiêu dùng sự cảm nhận về tính văn hóa của sản phẩm, nét khác biệt cơ bản so với các sản phẩm cùng loại khác.
Hội chợ Global Shoe hàng năm tổ chức 2 kỳ vào tháng 3 và tháng 9 tại Dusseldorf - Đức được đánh giá là sự kiện giầy dép lớn nhất thế giới với sự hội tụ
giới. Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của chương trình XTTM - Bộ Thương mại, Hiệp hội Da - Giầy Việt nam đã tổ chức thường xuyên đoàn DN tham gia trưng bày tại hội chợ - 2 lần trong một năm. Bên cạnh đó là “Hội chợ thường niên Giầy Quốc tế Expo Riva Schuh lần thứ 68” diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Riva Del Garda, thành phố Garda-Ý; Hội chợ này giúp các DN tìm kiếm đối tác, thúc đẩy hoạt động KD-XK tại thị trường Ý - một trong những thị trường nổi tiếng với các sản phẩm thời trang, đặc biệt là thời trang đồ da (túi cặp, giầy dép...)
- Tìm kiếm đối tác thông qua các cuộc hội thảo kinh tế quốc tế. Các cuộc hội thảo về Da-Giầy thường được tổ chức song song với các hội chợ triển lãm quốc tế. Nội dung của các cuộc hội thảo thường tập trung giới thiệu cụ thể các thông tin chi tiết về giá cả, thông tin thị trường ngành giày da thế giới, các thị trường tiềm năng thế giới về sản xuất, xuất nhập giày da, xu hướng thị trường thế giới. Đánh giá ngành giày da Việt Nam, thách thức và cơ hội tăng khả năng cạnh tranh quốc tế giữa thị trường giày da Việt nam với thị trường trong khu vực như Đài Loan, Indonesia và Trung Quốc. Đồng thời sẽ giải đáp các thắc mắc và các yêu cầu của người tham dự đối với các vấn đề về chính trị, pháp luật và những yêu cầu cần có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh.
- Tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức hoặc không chính thức của các phái đoàn các cấp thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ của Việt Nam với các nước Châu âu. Hình thức này đã và đang được các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam quan tam khai thác triệt để và tham gia khá tốt. Việc tham gia vào các phái đoàn các cấp thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ để thăm viếng các nước giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được các vấn đề còn yếu của doanh nghiệp trong khả
năng marketing; sử dụng uy tín tập thể, sự long trọng của các phái đoàn để nâng cao hiệu quả tìm kiếm đối tác cũng như quảng bá hình ảnh Giầy da Việt Nam. Hình thức này rất phù hợp với qui mô doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm đa số ở Việt Nam.
- Tham gia vào các hoạt động nhân đạo. Hình th泳c này đang trở thành một xu hướng ngày càng gắng kết chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của trên thế giới và nó đang ảnh hưởng dần đến các doanh nghiệp Việt Nam. Nền văn minh, nền kinh tế thế giới cũng như những nhận thức của nhân loại ngày càng phát triển; chính những sự phát triển đó đã hình thành nên những mối quan tâm, những đòi hỏi nghiêm túc của đa số mọi người về các vấn đề nhân đạo liên quan đến sự phát triển con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các vấn nạn xã hội, sức khỏe con người… Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là một phần hoạt động của con người nên không thể tách khỏi các hoạt độâng nhân đạo. Để tồn tại và phát triển lâu bền, các doanh nghiệp phải luôn suy nghĩ để đưa các hoạt động nhân đạo vào hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới luôn gắn hoạt động kinh doanh của mình với hoạt động nhận đạo nào đó (bảo vệ cây cối, động vật quí hiếm, hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ thuốc men…). Các hoạt động nhân đạo cũng đang dần gắng kết sâu sắc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam như sử dụng nguyên liệu da thuộc của các động vật nuôi chứ không phải của các động vật hoang dã; hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không sử dụng nhân công chưa đủ tuổi lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam cũng tham gia hoạt động cứu trợ nạn nhân cơn bão Chanchu, sóng thần… Việc này cũng nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam.
- Xây dựng các trang Web. Hình thức này được các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam quan tâm khai thác nhiều nhưng hiện nay vẫn chỉ dừng ở mức độ sử dụng trang Web như các trang quảng cáo, liên hệ chào hàng cho các đối tác nước ngoài. Việc sử dụng trang Web để mua bán trực tuyến, ký kết hợp đồng qua mạng, thanh toán, hay giao hàng bàng cách qua trang Web của mình vẫn chưa được các Doanh nghiệp Giầy da Việt Nam thực hiện. Để thực hiện và khai thác triệt để công dụng của trang thương mại điện tử, việc trước hết Việt Nam phải hình thành một hệ thống Luật về thương mai điện tử rõ ràng; bên cạnh đó, các doanh nghiệp Giầy Da Việt Nam cũng phải tạo dụng nên một sự đảm bảo tối thiểu về uy tín để các đối tác có thể yêu tâm giao dịch qua mạng.
- Giới thiệu và bán sản phẩm giầy da thông qua các công ty du lịch. Đây là phương thức tiếp cận trực tiếp các khách hàng nước ngoài tại thị trường nội địa, phương thức này đang được khá nhiều doanh nghiệp khai thác triệt để. Do điều kiện kinh tế xã hội và sự khác biệt về văn hóa sản xuất kinh doanh cũng như văn hóa du lịch của mỗi nước; Việt Nam có đặc điểm nền kinh tế với giá cả hàng hóa nội địa rẻ hơn nhiều so với nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Âu nên thu hút được khách du lịch nước ngoài với một trong những mục đích chính tham quan kết hợp với mua sắm ở Việt Nam. Mặt khác, Giầy da Việt Nam chủ yếu là hàng làm bằng thủ công nên lại càng thu hút hơn các khách du lịch Châu Âu.