Bảng 5: Số doanh nghiệp Giầy da xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường Châu Âu ngành giày da Việt Nam (Trang 65 - 164)

Thị trường Số doanh nghiệp XK Tỷ trọng số DN XK

EU 34 91,9% Mỹ 17 45,9% Nhật Bản 18 48,6% Châu phi 4 10,8% Trung Đông 4 10,8% Bảng 6: Hình thức Xuất Khẩu

Hình thức xuất khẩu Số doanh nghiệp Tỷ trọng

Xuất khẩu gián tiếp 34 100%

Xuất khẩu trực tiếp 0 0%

Từ kết quả điều tra cho thấy tất cả 34 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Eu đều bằng hình thức xuất khẩu gián tiếp (Bảng 6). Điều này cho ta một nhận định ngành giầy da Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang Châu Eu bằng phương thức chính là xuất khẩu gián tiếp.

* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thâm nhập vào thị trường Eu, có 8 yếu tố:

- Chính sách của nhà nước - Các chính sách của Châu Âu - Giá sản phẩm

- Khả năng quản trị marketing quốc tế - Bí quyết công nghệ

- Qui mô công ty

- Năng lực tài chính của công ty

Bảng C.3 (phụ lục C, trang 139) ta thấy yếu tố “Năng lực tài chính của công ty” có tác động “nhiều” nhất trong các yếu tố, kế đó là yếu tố “Khả năng quản trị marketing quốc tế”, “Qui mô công ty”, “Giá sản phẩm“, “Các chính sách của Châu Âu”. Từ đây lấy các yếu tố này phân tích để xem yếu tố nào là các yếu tố cơ bản của ngành Giầy da Việt Nam.

Bảng 7: Total Variance Explained

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings Comp

onent

Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative %

1 1,313 26,253 26,253 1,313 26,253 26,253 1,312 26,234 26,234

2 1,196 23,920 50,173 1,196 23,920 50,173 1,197 23,939 50,173

3 ,948 18,957 69,130

4 ,800 16,009 85,139

5 ,743 14,861 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Sau khi phân tích nhân tố trong (Bảng 7) chúng ta thấy rằng theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1 (măc định của chương trình SPSS) thì chỉ có 2 nhân tố được rút ra “Các chính sách của Châu Âu” và “giá sản phẩm”. Từ hiểu biết của bản thân, ta có thể nói các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Eu đều có suy nghĩ tương đối

giống nhau về mức độ ảnh hưởng của 2 yếu tố này đến sự lựa chọn phương thức thâm nhập vào thị trường Châu Âu.

Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Bảng C.5.5: Component Matrix(a), phụ lục C, trang 146). Ta thấy nhân tố 1 “Các chính sách của Châu Âu” có tương quan tương đối với “giá sản phẩm” (factor loading = 0,483 xem như gần = 0,5).

* Phân tích các yếu tố đầu tư trong giai đoạn tới (2010- 2020) của các doanh nghiệp giầy da Việt Nam, có 9 yếu tố quan sát:

- Tay nghề công nhân - Công nghệ sản xuất

- Sản phẩm giầy da cao cấp - Nguồn nguyên liệu

- Bộ phận Marketing - Mở rộng công ty

- Hệ thống phân phối sang EU - Mẫu mã

- Thương hiệu

Từ Bảng C.4 (phụ lục C, trang 141) cho ta thấy 9 yếu tố đều được quan tâm đầu tư, tuy nhiên ta chọn các yếu tố có mức độ đầu tư trên trung bình để tiếp tục phân tích nhân tố. Vây ta loại 2 yếu tố “Công nghệ sản xuất” và “Hệ thống phân phối sang EU”. 7 yếu tố còn lại ta đưa vào phân tích nhân tố để xác định nhân tố cơ bản được ngành giày da Việt Nam quan tâm đầu tư.

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings Comp

onent

Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative % Total Variance % of Cumulative %

1 1,828 26,107 26,107 1,828 26,107 26,107 1,673 23,906 23,906 2 1,396 19,943 46,050 1,396 19,943 46,050 1,451 20,728 44,634 3 1,101 15,727 61,777 1,101 15,727 61,777 1,200 17,143 61,777 4 ,996 14,229 76,005 5 ,764 10,918 86,924 6 ,626 8,937 95,861 7 ,290 4,139 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Sau khi phân tích nhân tố trong (Bảng 8) có 3 nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 là “Tay nghề công nhân”, “Sản phẩm giầy da cao cấp” và “Nguồn nguyên liệu”. Và có thể nói rằng 3 yếu tố này được các Doanh nghiệp đầu tư ở mức như nhau.

Qua bảng ma trận (Bảng C.6.5: Component Matrix(a), phụ lục C, trang 150) ta thấy nhân tố 1 có quan hệ chặt chẽ với nhân tố “Bộ phận marketing”, “mẫu mã” và quan hệ tương đối chặt với nhân tố “Nguồn nguyên liệu”, “Mở rộng công ty”; Nhân tố 2 có quan hệ chặt với nhân tố “Nguồn nguyên liệu”, “Mở rộng công ty”; Nhân tố 3 có quan hệ chặt chẽ với “Sản phẩm giầy da cao cấp”.

2.2.4. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT của ngành giầy da Việt Nam trên thị trường EU

* Điểm mạnh

- Giá nhân công rẻ s違n xu医t r飲. Dân số Việt Nam hơn 80 triệu và là nước có dân số trẻ. Số người trong độ tuổi lao động rất dồi dào nên nguồn cung cấp lao động nhìn chng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mức sống

tại Việt Nam nhìn chung là thấp (Việt Nam là một nước đang phát triển, còn nghèo). Do đó, yêu cầu về lươngcủa lao động ở mức thấp so với các nước khác là dễ hiểu.

- Công nhân Việt Nam khéo léo, cần cù. Đặc diểm cấu tạo của cơ thể người Việt Nam là nhỏ cho phép thực hiện các thao tác đòi hỏi sự khéo léo cao, chính xác cao. Ngoài ra, với đời sống nông nghiệp khó khăn đòi hỏi con người phải có khả năng chịu dựng, làm việc cật lực để thoát khỏi cái đói, cái khổ nên tạo cho con người khả năng chiu khó trong lao động. Do đó, ta thấy lao động của Việt Nam có đặc điểm là khéo léo và cần cù, chịu khó.

- Chất lượng giầy da tương đối cao. Xuất phát từ lao động có kỹ năng khéo léo, cần cù và nguồn nguyên liệu chất lượng tốt đã giúp cho sản phẩm giầy da Việt Nam đạt được yêu cầu về chất lượng ở mức tốt.

- Sự tư duy tích cực đổi mới của các công ty giầy da Việt Nam. Thời gian gần đây nước ta đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành nền kinh tế thị trường dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt nên muốn tồn tại buộc lòng phải có suy nghĩ phù hợp với thời đại, suy nghĩ không hợp thời, bảo thủ sẽ dẫn đến that bại. Thêm vào đó, kinh doanh là để tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận cũng là một động lực để buộc doanh nhân phải “động não” chứ không đứng yean.

- Chi phí nguồn lực đầu vào rẻ. Nếu so sánh các loại chi phí thì Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hoặc chưa hình thành nên các khoản phí liên quan đến việc sản xuất của doanh nghiệp như: phí môi trường, phí vệ sinh, phí xử lý rác thải, phí điện, nước,…

- Cơ sở sản xuất nhỏ. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất giầy da Việt Nam xuất phát chủ yếu từ các hộ kinh doanh, kinh doanh dạng gia đình với nghề gia truyền là chủ yếu. Do đó qui mô sản xuất nhỏ và tự phát. Đây là một bất lợi rất lớn vì giữa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh nhất định với nhau làm cho nguồn lực không thể tập trung được.

- Khả năng tài chính yếu. Từ yếu kém về qui mô và thiếu sự liên kết dẫn đến khó có thể đạt được qui mô lớn. Điều này đồng nghĩa với khả năng tài chính sẽ rất hạn chế.

- Công nghệ sản xuất thấp. Do khả năng tài chính thấp nên việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại có giá trị lớn là một bài toán khó tìm được lời giải. Chính vì thế công nghệ sản xuất giày phổ biến vẫn ở mức thấp.

- Trình độ Marketing quốc tế yếu kém. Bước đầu gia nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế, bước đầu làm quen với công nghệ thông tin, công nghệ tryền thông quốc tế nên rõ ràng các doanh nghiệp Giày da còn thiếu kinh nghiệm về rất nhiều thứ và trong đó có cả vấn đề marketing quốc tế… Trong tương lai gần nó vẫn là một khó khăn của các doanh nghiệp trong nước.

- Hoạt động hỗ trợ của hiệp hội giầy da nhìn chung chưa mạnh. Các doanh nghiệp chưa nhận thức hết tầm quan trọng của hội, tầm quan trọng của việc tham gia hội cũng như bản thân hội chưa ý thức được đầy đủ vai trò của hội đối với ngành. Do đó, sự tham gia của các doanh nghiệp vào hội cũng như sự thể hiện vai trò của hội không cao. Thể hiện ở chỗ sự liên kết quan hệ giữa các doanh nghiệp chưa thể hiện được nhiều, thông tin mà hội nắm không đầy đủ, khó tổng hợp và các hoạt động của hội chưa thực sự mạnh.

- Đa số các doanh nghiệp tập trung sản phẩm giầy da có giá rẻ. Do qui mô nhỏ, công nghệ thấp, mức sống của đại đa số người tiêu dùng còn ở mức khiêm tốn nên sản phẩm có giá “bình dân” vẫn có một vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam.

- Không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Để có nguồn nguyên liệu tốt thì các doanh nghiệp phải mua chủ yếu từ nước ngoài… chưa có sự liên kết từ doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp với các đơn vị cung cấp da thô và các doanh nghiệp thuộc da nước ngoài. Điều kiện này làm doanh nghiệp Giầy da Việt Nam không thể chủ động được nguồn nguyên liệu nhất là nguồn nguyên liệu cao cấp.

- Thiếu nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ. Điều này thấy rõ nhất là khi các đối tác nước ngoài đòi hỏi nguyên liệu sản xuất theo yêu cầu của họ thì các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam thường tỏ ra lung túng về khâu tìm kiếm đúng theo yêu cầu của đối tác.

- Người lao động có trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật trong sản xuất không cao. Đặc điểm lao động Việt Nam là đông đảo, khéo léo, cần cù nhưng việc đào tào nghề vào học nghề đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề lớn. Do đó, lao động phổ thổng rất nhiều nhưng có tay nghề sẵn có đáp ứng được ngay yêu cầu của doanh nghiệp thì thiếu. Chính vì thế, thường phải đào tạo, đào tạo lại cho lao động rồi sau đó mới sử dụng được. Ngoài ra, với đặc điểm kinh tế nông nghiệp còn ảnh hưởng nặng nề nên ý thức kỷ luật không cao dù rằng họ có thể chăm chỉ, làm việc nhiệt tình nhưng lại thiếu ổn định, bị tình cảm, cảm xúc chi phối…

* Cơ hội

- Gia nhập WTO. WTO là một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với 150 thành viên, chi院m 85% th逢挨ng m衣i hàng hĩa và 90% th逢挨ng m衣i d鵜ch v映 tồn c亥u. Vì

thế, đây là một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp giầy da đẩy mạnh xúc tiến thương mại với các đối tác trong t鰻 ch泳c, tận dụng được các điều kiện ưu đãi về thuế quan, các chính sách kinh tế ưu đãi khác như các rào cản, các phân biệt đối xử được dỡ bỏ, hạn ngạch được nới rộng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn ở một số nước thành viên. Việc gia nhập WTO còn là một bước tiến để hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có thể đến gần với người tiêu dùng hơn, từ đó có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các chiến lược marketing thích hợp.

- Ngoài ra, việc gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này cũng mở ra một cơ hội lớn để các doanh nghiệp giày da Việt Nam thực hiện liên kết, liên doanh với các đối tác lớn có kinh nghiệm trên thế giới, đồng thời có thể tiếp cận và học hỏi các công nghệ tiên tiến cũng như các kinh nghiệm quản lí của họ. Hơn nữa, một cơ hội khác không thể không đề cập đến là khi là thành viên của WTO, những tranh chấp thương mại được dễ giải quyết và giải quyết một cách thực thi hơn. Đây là một thuận lợi rất lớn khi ngành giày da Việt Nam từng bước mở rộng ra thị trường thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng.

- Tình hình kinh tế, chính trị trong nước ổn định. Đây là một ưu thế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi ngành giày da của chúng ta phải chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Nền kinh tế, chính trị ổn định còn tạo được án tượng tốt và gây được niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Nước ta đang được nhiều nước chú ý đến với nhiều sự kiện kinh tế, chính trị tốt đẹp thời gian gần đây. Hội Nghị APEC tháng 11 năm 2006 thành công đã gây chú ý đáng kể đến nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là sự viếng thăm của Bill Gate chủ tịch tập đoàn Microsoft vào tháng 4-2006, và sự hiện diện của đôi diễn

viên điện ảnh nổi tiếng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng gây lên một làn sóng các thông tin báo chí ở Châu Âu và Mỹ…

- Xu hướng chuyển hướng đầu vào Việt Nam khi Thái Lan bất ổn về chính trị. Thời gian gần đây tình hình chính trị ở Thái Lan không ổn định, điều này gây nên trở ngại cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào Thái Lan và cũng vì thế mà Việt Nam sẽ trở thành sự lựa chọn tốt hơn để đầu tư của các đối tác ngoài khu vực.

* Nguy cơ

- Thuế chống phá giá. Hiện các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam đang đối mặt với vấn đề bị áp thuế vì bán phá giá với mức thuế 4,2% đến 16,8% thì các doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng khó khăn do các đơn hàng giảm sút, trong khi lương công nhân vốn đã thấp nay càng thấp hơn, đồng thời, một số đối tác nước ngoài đã chuyển đơn đặt hàng sang nước khác.

- Đối mặt với các sản phẩm đa dạng về giá và mẫu mã (của Trung Quốc). Nhu cầu cũng như sở thích của người tiêu dùng rất đa dạng, mỗi người tiêu dùng đều có những đòi hỏi riêng về mọi mặt (mẫu mã, giá cả…); vấn đề này, các doanh nghiệp Trung Quốc đáp ứng tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cũng là một vấn đề làm nhức đầu của nhiều doanh nghiệp Giầy da Việt Nam.

- Việt Nam chưa được EU công nhận là nền kinh tế thị trường. Vấn đề này không chỉ Ngành Giầy da mà các ngành khác của Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng. Các yếu tố đầu vào của Việt Nam vẫn chưa công nhận là giá thị trường như điện, nước, giá đất đai…

- Nhu cầu đòi hỏi tính minh bạch chi phí sản xuất ngày càng rõ ràng hơn. Một trong những vấn đề để các đối tác quyết định hợp tác với các doanh nghiệp Việt

Nam là vấn đề minh bạch các chi phí đầu vào. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam hiện nay vẫn có nhiều loại chi phí vẫn chưa được hình thành. Chính vì thế, nó cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các phát triển nói chung, các nước Châu âu nói riêng.

- Có hiện tượng thiếu hụt lao động trong thời gian tới. Với tốc độ tăng trưởng, phát triển hiện nay, vấn đề thiều hụt lao động sẽ gây cản trở các doanh nghiệp Việt Nam để ký kết các hợp đồng sản xuất, mua bán lớn với các đối tác nước ngoài; nó sẽ dẫn đến kết quả các doanh nghiệp có nguy cơ mất các hợp đồng làm ăn lớn vào các đối thủ ở các nước khác.

Bảng 9: MA TRẬN SWOT

SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

1- Vừa gia nhập WTO 2- Tiếp cận công nghệ mới 3- Tình hình kinh tế, chính trị trong nước ổn định. 4- Đang được nhiều nước chú ý đến với nhiều sự kiện kinh tế, chính trị tốt đẹp thời gian gần đây.

5- Xu hướng chuyển hướng đầu vào Việt Nam khi Thái Lan bất ổn về chính trị.

1- Rào cản chống phá giá 2- Đối mặt với các sản phẩm đa dạng về giá và mẫu mã (của Trung Quốc) 3- Việt Nam chưa được EU công nhận là nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường Châu Âu ngành giày da Việt Nam (Trang 65 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)