TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường Châu Âu ngành giày da Việt Nam (Trang 45 - 54)

6. Kết cấu đề tài

2.1 TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU

QUÁ TRÌNH HÌNH THAØNH EU

EU ( Liên minh Châu Aâu) là một thực thể đa phương, hội đủ sự cấu thành của một nhà nước theo kiểu Liên Bang, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá hùng mạnh của thế giới. Và đang phấn đấu để trở thành một khu vực hùng mạnh nhất hành tinh trong thế kỷ 21.

EU có mục tiêu cơ bản và lâu dài là thống nhất lục địa châu Âu về tất cả các mặt chính trị , kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng dựa trên các nguyên tắc và quy định chung cho cả khối. Trãi qua hơn nữa thế kỷ EU đã phát triển không ngừng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của toàn thế giới nói chung của từng thành viên EU nói riêng.

Vậy EU đã hình thành như thế nào ? Và trãi qua những bước phát triển ra sao để trở thành một thực thể hùng mạnh như ngày nay. (Phụ lục A.1, trang 82)

CÁC CƠ CHẾ CƠ BẢN CỦA EU.

Các thể chế của EU được thành lập để giúp các quốc gia trong khối liên kết với nhau ngày càng chặt chẽ hơn. Cùng với sự phát triển của EU, các thể chế cũ ngày mở rộng chức năng và thành lập thêm các thể chế mới. Trong những năm đầu EU có 4 cơ quan điều phối chính.

• Nghị viện Châu Aâu (Eropean Parliament);

• Hội đồng Châu Aâu (Council of the European Union); • Uỷ ban Châu âu (European Commisson);

• Toà Aùn Châu Aâu (Court of Justice of the European Communitied). Thời gian gần đây, ngoài các cơ quan trên còn thành lập thêm.

• Thẩm kế viện (European Court of Auditors) hay còn gọi là Toà Kiểm toán Châu Aâu;

• Ngân hàng trung ương Châu Aâu (European Central Bank – ECB) • Ngân hàng đầu tư Châu Aâu (European Investment Bank);

• Uỷ ban kinh tế – Xã hội (Economic & Social Committee); • Uỷ ban các vùng (Committee od the Region);

• Thanh tra Châu Aâu (European Ombudsman); • European Dat Protection Supervisor.

Nghị việân Châu Aâu:

Hiện gồm 732 nghị sĩ (Theo Hiến pháp mới của EU vừa được thông qua ngày 20/6/2004, Nghị viên Châu Aâu sẽ có tối đa 750 nghị sĩ được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm), có các chức năng:

- Xem xét và phê chuẩn luật mới, có vị trí bình đẳng với Hội đồng Châu Aâu trong việc cùng đưa ra quyết định đối với lĩnh vực này :

- Phê chuẩn kế hoạch ngân sách EU

- Kiểm tra dân chủ hoạt động của các cơ quan EU, có quyền thiết lập các uỷ ban thanh tra.

- Thông qua quyết định quan trọng, chẳng hạn như kết nạp thành viên mới vào Liên minh Châu Aâu, các thoả thuận thương mại hay liên kết giữa EU và các nước khác.

Hội Đồng Châu Aâu.

Là cơ quan lập pháp có chức năn đưa ra quyết định chính của Liên minh Châu Aâu.

Hội đồng Châu Aâu bao gồm đại diện chính phủ của các quốc gia thành viên do các nước này bầu lên. Đây là diễn đàn cho các đại diện chính phủ các nước thành viên khẳng định quyền lợi của quốc gia mình và đạt được thoả hiệp trong các vấn đề cùng quan tâm. Những đại biểu này tổ chức những cuộc họp thường kỳ bất cấp các nhóm công tác, các Đại sứ, Bộ trưởng để ra các quyết định về đường lối, chính sách chính hay ở cấp các nguyên thủ quốc gia. Cùng với nghị viện Châu Aâu, Hội đồng Châu Aâu đặc ra các nguyên tắc cho tất cả các hoạt động của Cộng đồng Châu Aâu – EU.

Theo Hiến phép cũ của EU, các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng, còn theo Hiến pháp mới được thông qua thì chức Chủ tịch Hội đồng Châu Aâu do Hội đồng Châu Aâu bầu ra với đa số phiếu có nhiệm kỳ hai năm rưỡi.

Là cơ quan hành pháp và là cơ quan chính, có nhiệm kỳ 5 năm. Uỷ Ban Châu Aâu phụ trách phần lớn công việc hàng ngày của liên minh Châu Aâu; thảo ra các dư luận mới và trình những dự án luật này lên nghị viên và Hội đồng Châu Aâu. Uỷ ban giám sát việc thực thi các chương trình hoạt động của ngân sách liên minh. Uỷ ban cũng đảm bảo cả mọi công dân EU đều tuân thủ luật pháp và các điều ước của Liên minh.

Uỷ ban Châu Aâu hiện gồm 20 uỷ viên 5 nước lớn : Anh, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha, mỗi nước có 2 thành viên : 10 nước nhỏ (thuộc EU – 15) còn lại, Aùo, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Ireland, Bỉ , Hà Lan, Luxembourg, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, mỗi nước có 1 thành viên. Theo Hiến pháp mới số thành viên trong uỷ ban Châu Aâu (EC) từ năm 2014 sẽ chiếm 2/3 tổng số nước thành EU. Hiến pháp mới quy định các quyết định của EU sẽ chỉ được thông qua khi có ít nhất 55% các nước thành viên (chiếm khoảng 65% dân số của EU) tán thành. Chủ tịch EC hiện nay là Ông R. Prodi (người Italia) sẽ mãn nhiệm kỳ vào ngày 31/10/2004. Chủ tịch mới được bầu vào 29/6/2004 là Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Durao Barroso.

Toà Aùn Châu Âu :

Hoạt động dựa trên sự tuân thủ pháp luật chặt chẽ : Khi các nguyên tắc chung trong liên minh được đưa ra, điều quan trọng chúng phải được thực thi và tất cả mọi người phải hiểu một cách thống nhất. Đó chính là điều mà Toà án Châu Âu phải bảo đảm Toà án giải quyết bất đồng về phương thức thực hiện các hiệp ước và các qui định pháp luật. Các toà án quốc gia phải tham khảo ý kiến của Toà án Châu Âu nếu

chưa rõ phải áp dụng các qui định của EU như thế nào và khi có các cá nhân phát đơn điện các cơ quan EU trước Toà Aùn Châu Âu.

Hiện trụ trở của Toà án Châu đặt tại Luxembourg gồm 15 thẩm phán và chín trạng sư, do chính phủ các nước thành viên thoả thuận bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 6 năm.

Toà kiểm toán Châu Âu:

Gồm 15 thành viên được đồng bổ nhiệm bởi Hội đồng Châu Âu, sau khi tham gia khảo ý kiến của Nghị viện, Toà kiểm toán có nhiệm kỳ 6 năm. Toà kiểm toán có chứng năng giám sát việc chỉ tiêu của EU sao cho đúng pháp luật và trong sạch. Theo Hiệp ước Maastricht, Toà kiểm toán trở thành cơ quan thứ 5 của EU.

Năng Hàng Trung Ương Châu Âu.

Có chức năng quản lý đồng tiền chung Euro ngân hàng đưa ra những quyết định độc lập về chính sách tiền tệ của Châu Âu. Mục tiêu chính của Ngân hàng là đảm bảo sự ổn định của giá cả, nhờ đó nền kinh tế của Châu Âu sẽ không bị nạn lạm phát tác động nghiêm trọng.

Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu.

Là cơ quan tài chính của EU cung cấp các khoản vốn vay để đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế cân bằng và hoà nhập.

Mỗi công dân của các nước thành viên EU vừa là công dân của nước sở tại vừa là công dân EU. Với tư cách là công dân Châu Âu họ có quyền áp dụng Luật thanh tra Châu Âu nếu họ là nạn nhân trong việc quản lý yếu kém củ các cơ quan EU.

Uỷ Ban Kinh Tế – Xã Nội.

Các nhà hoạt động xã hội, các nhà kinh tế sẽ đề xuất các ý kiến với uỷ ban kinh tế – xã hội; Uỷ ban này sẽ nghiên cứu và đệ trình lên uỷ ban Châu Âu Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu để giải quyết.

Uỷ Ban Các Vùng.

Là cơ quan trẻ nhất trong các thể chế của EU, Uỷ ban này phải phản ánh ước muốn mạnh mẽ của các nước thành viên trong việc giải quyết mọi vấn đề sao cho vừa tuân thủ chính sách chung của EU, vừa bảo vệ quyền lợi của mỗi địa phương, mỗi khu vực và mỗi quốc gia thành viên. (Phụ Lục A.2, trang 93 )

QUAN HỆ VIỆT NAM – EU

Là một nước nhỏ, nhưng lại nằm ở vị trí trọng yếu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thềm lục địa có nhiều dầu mỏ, túi khí, muốn giữ được nền độc lập, phát triển đất nước hùng cường, Việt Nam phải đa phương hóa mối quan hệ của mình với các nước, các khu vực trên thế giới. Bên cạnh việc phát triển mối quan hệ bền chặt với các nước ASEAN, gìn giữ mối giao hảo với các nước Đông Bắc Á, Việt Nam còn phát triển và mở rộng mối quan hệ với Bắc Mỹ, EU và các khu vực khác. Trong các mối quan hệ đó thì quan hệ giữa Việt Nam và EU có vị trí

đặc biệt quan trọng. Trong chuyến viếng thăm EU tháng 3 năm 2004. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định : Chính Phủ Việt Nam đánh giá rất cao mối quan hệ Việt Nam – EU và mong muốn phát triển mối quan hệ đối tác toàn diện, ổn định, lâu dài với EU. Phía EU cũng đánh giá mối quan hệ với Việt Nam có vị trí quan trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ EU – Việt Nam lên một tầm cao mới.

Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam – EU:

Trước những năm 90 của thế kỷ 20, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua giữa hai hệ thống XHCN và TBCN, Việt Nam chỉ quan hệ hợp tác chủ yếu trong nội khối Hội đồng tương trợ kinh tế (khối liên kết kinh tế của các nước XHCN), quan hệ với các nước ngoài khối không đáng kể. Những thập niên cuối thế kỷ 20 tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc, thực hiện đường lối đổi mới được bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, vào năm 1986, Việt Nam tiến hành đa phương hóa các mối quan hệ và đã gặt hái được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.

Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam – EU được ghi nhận bằng những dấu mốc quan trọng sau đây :

Tuy Việt Nam có quan hệ thương mại với một số nước thành viên EU từ khá sớm, nhưng mãi đến ngày 22-10-1990 Việt Nam và Cộng đồng kinh tế Châu Aâu (EEC) mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện này đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – EU. Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc trợ giúp người Việt Nam hồi hương. Từ những năm 1989-1996, tổng viện trợ của EU đã thống nhất chiến lược phát triển và

hợp tác kinh tế chung nhằm củng cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi phí xã hội trong quá trình chuyển đổi. Đến nay, EU đã tài trợ tổng cộng 150 triệu euro cho chiến lược này.

Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác mới với Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2006, nhằm tạo điều kiện và tăng tốc xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững. Trong chiến lược hợp tác mới này, EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào hai lĩnh vực ưu tiên : (1) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục; (2) Trợ giúp cải cách kinh tế của Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với cơ cấu kinh tế của khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, trong chiến lược hợp tác Việt Nam – EU còn có vấn đề bảo vệ môi trường, văn hóa, giáo dục, phát triển giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả. Tháng 9/2002, EU và Việt Nam đã ký một chương trình quốc gia nhằm thực hiện chiến lược hợp tác mới với trị giá 101 triệu euro.

Riêng trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, lĩnh vực được cả đôi bên cùng ưu tiên phát triển, Việt Nam và EU đã ký kết một số Hiệp định, nổi bật trong số đó là Hiệp định Dệt may.

Hiệp định Dệt may Việt Nam – EU ký tắt ngày 18-12-1992 và có hiệu lực từ 1-1- 1993 đã tạo cơ sở pháp lý và kinh tế vững chắc đưa ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Theo Hiệp định năm 1992, Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU 151 chủng loại mặt hàng (cat) trong đó có 46 loại không bị hạn ngạch. Tổng số hạn gạch theo Hiệp định này đã qua 4 lần sửa

đổi. Thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Dệt may và mở cửa thị trường giữa Việt Nam và EU được tiến hành gần đây nhất vào ngày 15-2-2003 áp dụng cho giai đoạn 2003- 2005. Nếu Việt Nam năm 2003 và các năm sau sang EU đạt tới 800-850 triệu USD/năm.

Sau khi EU mở rộng, hạn gạch sẽ được tăng thêm. Tuy nhiên, vì Việt Nam chưa phải là thành viên WTO, nên hạn gạch xuất khẩu vào các nước thành viên mới sẽ phải xác định thông qua đàm phán.

Và đầu mốc quan trọng nhất trên chặng đường phát triển vừa qua là sự kiện ngày 17 tháng 7 năm 1995, tại trụ sở Uûy ban châu Aâu ở Brussels (Bỉ), Việt Nam và EC đã chính thức ký Hiệp định khung Hợp tác Việt Nam – EU. Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 1-6-1996 và đã tạo ra bước ngoặc quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đây là Hiệp định khung dài hạn nhằm 4 mục tiêu :

1. Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc.

2. Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư nghèo.

3. Trợ giúp các nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường;

4. Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Tóm lại, những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20 là giai đạon đặt nền móng cho sự phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và EU. Các Hiệp định đã được ký kết giữa hai bên là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – EU ký Hiệp định khung hợp tác, hai bên đã triển khai chiến lược hợp tác cho giai đoạn 1995-2000 và hiện nay đang triển khai chiến lược hợp tác cho giai đoạn 2001-2005. Mục tiêu chủ yếu là tăng cường hợp tác bai bên. EU tiếp tục giúp Việt Nam trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Xóa đói giảm nghèo.

Quan hệ thương mại Việt Nam – EU :

Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU đã phát triển mạnh từ những năm đầu của thập niên 1990 sau khi Việt Nam ký kết một loạt Hiệp định về Hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác EU, cũng như các nước thành viên, nhất là Hiệp định dệt may Việt Nam – EU năm 1992.

Trải qua gần 15 năm, quan hệ thương mại Việt Nam – EU không ngừng phát triển. Nếu như năm 1990 kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU chỉ đạt hơn 300 triệu USD, thì nay đã đạt trên 6,3 tỷ USD. (Phụ lục A.3, trang 123)

2.2 TÌNH HÌNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC CÔNG TY GIAØY DA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập thị trường Châu Âu ngành giày da Việt Nam (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)