6. Kết cấu đề tài
3.3.1. Chiến lược về thị trường
Thị trường Châu Âu là thị trường chính đối vối ngành Giầy da Việt Nam (chiếm khoản 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành Giầy). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ngành Giầy da Việt Nam đang đối mặt với vấn đề “rào cản chống phá giá của Eu”. Vì thế các doanh nghiệp cần có chiến lược cần thiết để đảm bảo sự ổn định để phát triển tốt thị trường lớn nay. Chẳng hạn:
- Giữ quan hệ tốt với các đối tác Châu Âu.
Doanh thu từ việc xuất khẩu sang các nước Châu Âu chiếm phần chủ yếu trong tổng doanh thu tiêu thụ giầy da của ngành giầy da Việt Nam. Đồng thời thị trường Châu Âu là thị trường chiến lước lâu dài của các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam. Vì thế, việc giữ uy tín trong các giao dịch về chất lượng ổn định, giao hàng đúng thời hạn cam kết… là điều rất cần thiết để giữ quan hệ tốt với các đối tác Châu Âu.
- Tập trung phát triển thương hiệu Giầy da tại thị trường nội địa. Khi thương hiệu phát triển mạnh và có tiếng tăm tại sân nhà thì cũng góp phần đáng kể vào việc tạo dựng uy tín để thúc đẩy củng cố thị trường Châu âu.
Thời gian trước đây thị trường nội địa chưa được đánh giá đúng mức. Với dân số hơn 80 triệu dân, thị trường nội địa có tiềm năng rất lớn. Do đó, phát triển thị trường nội địa tạo thế vững chắc cho doanh nghiệp, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác Châu Âu cũng là một phương án. Điều này giúp cho doanh nghiệp phân tán rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Ngoài ra, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp nâng cao vị thế khi thực hiện ký kết hợp đồng đối với các đối tác Châu Âu.
- Chiến lược thị trường “ngách” cũng là cách tiếp cận phù hợp nhất đối với ngành Giầy da Việt Nam vì nó có thể tránh đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực hơn hẳn trên sân chơi Eu.
Thứ nhất, các doanh nghiệp Giầy da Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nguồn lực và năng lực còn hạn chế, vì thế việc đối đầu cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ sẽ gây ra những thiệt hại. Thứ hai, việc thực hiện chiến lược thị trường “ngách” giúp các doanh nghiệp thay vì dàn trãi năng lực để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu trên thị trường sản phẩm giá “rẻ”, các doanh nghiệp cần xác định cho mình một phần của thị trường mà họ có khả năng phục vụ tốt nhất, có lợi nhất.