0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Đỏnh giá khả năng sinh enzym β-lactamase của những chủng Hib phõn lập được

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA HAEMOPHILUS INFLUENZAE TYP B (HIB) PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHI VIÊM MÀNG NÃO (Trang 129 -131 )

- So sánh về mức độ tương đồng về ADN giữa chủng Hib từ bệnh nhi VMN và chủng Hib từ trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổ

CCCGGG G G G C C C

4.5.1. Đỏnh giá khả năng sinh enzym β-lactamase của những chủng Hib phõn lập được

enzym β-lactamase của các chủng Hib phõn lập được từ bệnh nhi VMN và trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi

Kể từ khi Alexander Flemming phát hiện ra Penicillin, quan điểm và phương pháp điều trị những bệnh nhiễm trùng đã thay đổi và đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Ở thế kỷ 20, hóa trị liệu kháng khuẩn đã đóng vai trò quan trọng sống còn trong điều trị bệnh nhiễm trùng ở người. Tuy nhiên, mỗi loại kháng sinh ra đời đều gặp phải những trở ngại lớn, đó là vi khuẩn phát sinh những chủng đề kháng thuốc. Nguồn gốc của cơ chế đề kháng, hầu hết do vi khuẩn đột biến gen hoặc nhận được gen đề kháng từ vi khuẩn khác bằng một hay nhiều hình thức khác nhau (biến nạp, tải nạp hay tiếp hợp). Cho dù hiện tượng đột biến, hiện tượng trao đổi di truyền rất hiếm xảy ra, nhưng chớnh những liệu pháp sử dụng kháng sinh lại là nhõn tố chọn lọc tự nhiên (selective natural factors) để tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, sự lạm dụng kháng sinh và hiện tượng thay đổi cấu trúc vật liệu di truyền (đột biến kháng thuốc hoặc nhận được gen đề kháng) của vi khuẩn sẽ dẫn đến tạo ra những chủng vi khuẩn đa kháng (kháng nhiều loại kháng sinh) làm cho quá trình điều trị các bệnh nhiễm trùng trở nên phức tạp.

4.5.1. Đỏnh giá khả năng sinh enzym β-lactamase của những chủng Hib phõn lập được phõn lập được

Đối với vi khuẩn Hi, khả năng đề kháng ampicillin và kháng sinh khác thuộc nhóm β-lactam khác thường do một trong hai cơ chế: 1) vi khuẩn có khả năng sinh enzym β-lactamase (β-lactamase-producing ammpicillin resistant BLPAR) có tác dụng phân hủy kháng sinh nhóm β-lactam; 2) phân tử PBPs (Penicillin Binding Protein) nằm trên tế bào vi khuẩn thay đổi cấu trúc (do đột biến) dẫn đến giảm ái lực đối với kháng sinh nhóm β-lactam [109]. Ngoài ra, một số rất ít chủng Hib sở hữu cả hai cơ chế đề kháng này.

Hiện tượng đề kháng với ampicillin của những chủng Hi bắt nổi lên ở những năm đầu thập kỷ 1970 và mức độ gia tăng đề kháng đều đặn từ thời gian này. Tỷ lệ Hi đề kháng với ampicillin có sự khác nhau giữa cỏc vựng địa lý. Khả năng sinh enzym β-lactamase là cơ chế đề kháng chủ yếu của Hi đối với kháng sinh nhóm β-lactam ở hầu hết những vùng được nghiên cứu, trong đó các chủng Hi kháng ampicillin không có enzym β-lactamase (β-lactamase negative ampicillin-resistant: BLNAR) thường ít phổ biến. Một nghiên cứu điều tra trên phạm vi quốc tế với khoảng 3000 chủng Hi từ năm 1999 – 2000 cho thấy tỷ lệ chung các chủng Hi có enzym β-lactamase dương tính là 16,6% (khoảng dao động từ thấp nhất: 3% ở Đức và cao nhất ở Hàn Quốc: 65%) và tỷ lệ chung các chủng BLNAR chỉ chiếm 0,07% [109]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng đã đánh giá khả năng sinh enzym β-lactamase của Hi nói chung và Hib nói riêng. Cụ thể một nghiên cứu tổng thể tại nhiều quốc gia chõu Âu, chõu Úc, Fluit cùng cộng sự đã đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh của những chủng Hi phân lập được ở các giai đoạn 1997/1998 và 2002/2003, cho thấy tỷ lệ sinh enzym β-lactamase của vi khuẩn này lần lượt là 11,0% và 13,7% [35]. Tại Ba Lan, nghiên cứu của Sulikowska về đặc điểm của Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella

catarrhalis phân lập được từ những trẻ khỏe mạnh không triệu chứng ở những

dưỡng tại nhà; kết quả cho thấy những chủng Hi có khả năng sinh enzym β- lactamase chiếm 3,6% [101]. Tương tự, nghiên cứu của Skoczýnska cho thấy tỷ lệ sinh enzym β-lactamase của những chủng Hib gõy VMN ở Ba Lan năm 2005 chiếm 14,6% [98]; nghiên cứu của Cerquetti đã báo cáo những chủng

Hi gõy bệnh xõm hại có khả năng sinh enzym β-lactamase với tỷ lệ 10,0% tại

Italia [28]; và nghiên cứu của Hashida cho thấy 2,9% chủng Hi gõy các bệnh nhiễm trùng tại Nhật Bản năm 2008 có khả năng sinh enzym này [45]. Tuy nhiên, tại Việt Nam theo nghiên cứu của Phan Lê Thanh Hương và cộng sự về

Hib (79 chủng) gây VMN cho trẻ nhỏ, cho thấy 57% tổng số chủng Hib có

khả năng sinh enzym β-lactamase [87]. Gần đõy ở một số quốc gia, tỷ lệ Hi có enzym β-lactamase dương tính bắt đầu giảm xuống. Tại Canada tỷ lệ này giảm từ 32% (năm 1993) xuống 19% (năm 2000), Tây Ban Nha giảm từ 28% (năm 1998) xuống 16% (năm 2000), Mỹ giảm từ 36% (năm 1994) xuống 26% (năm 2002) và Nhật Bản giảm từ 25% (năm 1995) xuống 3% (năm 1999) [109]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Mitsuda năm 1999 tại Nhật Bản về Hib gõy

VMN cho thấy tỷ lệ vi khuẩn này sinh enzym β-lactamase vẫn cao (50%). Đánh giá khả năng sinh enzym β-lactamase của 102 chủng Hib gõy VMN và 52 chủng Hib phõn lập từ trẻ khỏe mạnh trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ Hib gõy VMN và Hib phõn lập từ trẻ khỏe mạnh có β-lactamase dương tớnh lần lượt là: 50,0% và 46,2%; không có sự khác biệt về tỷ lệ sinh enzym này giữa hai nhúm vi khuẩn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan Lê Thanh Hương và cộng sự về Hib gõy VMN năm 2006 [87]. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh enzym β-lactamase của các chủng

Hib được xác định nghiên cứu này chiếm tỷ lệ khá cao so với nhiều nghiên

cứu khác về Hib trên thế giới [28], [45], [98], [109].

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA HAEMOPHILUS INFLUENZAE TYP B (HIB) PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHI VIÊM MÀNG NÃO (Trang 129 -131 )

×