Mức độ nhạy cảm và khả năng đề kháng với một số kháng sinh thông dụng của Hib tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh học phân tử của haemophilus influenzae typ b (hib) phân lập từ bệnh nhi viêm màng não (Trang 45 - 46)

H. influenzae

1.3.1.Mức độ nhạy cảm và khả năng đề kháng với một số kháng sinh thông dụng của Hib tại Việt Nam

thông dụng của Hib tại Việt Nam

Hib đề kháng chủ yếu với các kháng sinh ampicillin (khoảng trên

40%), chloramphenicol (khoảng trên 8 - 40%) và co-trimoxazole (khoảng trên 54%). Đối với những kháng sinh ceftriaxon, cefaclor, cefotaxim, cefpodoxim, meropenem, levofloxacin, rifampicin điều trị vẫn có hiệu quả với mức độ nhạy cảm gần 100% [3], [4], [6], [87]. Kết quả này được chứng minh từ các nghiên cứu đã thực hiện trong những năm gầy đây. Cụ thể qua nghiờn cứu và đánh giá diễn biến tình hình kháng thuốc của Haemophilus influenzae gây bệnh trong 10 năm (1991-2000) tại Việt Nam, tác giả Phạm Văn Ca và Cao Văn Viên [3] với 1.134 chủng Hi phân lập được cho thấy vi khuẩn này đề kháng cao nhất với co-trimoxazole (54,2%), tiếp đó với ampicillin (44,9%), gentamicin (11,6%) và chloramphenicol (8,1%), trong đó ceftriaxone bị đề kháng thấp nhất (1,4%). Tỷ lệ các chủng Hi có khả năng sản xuất enzym Chloramphenicol-Acetyl-Transferase tăng lên theo thời gian, đây là khuynh hướng có liên quan đến khả năng đề kháng kháng sinh chloramphenicol

(p<0,01) [3]. Một nghiên cứu khác của Lê Huy Chính và cộng sự năm 2007 [4] về tỷ lệ mang Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae ở trẻ em dưới 60 tháng tuổi trong cộng đồng một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được, cũng cho thấy vi khuẩn này đề kháng cao nhất với co-trimoxazole (69,6%), tiếp đó với chloramphenicol (16,4%), amoxillin (5,6%); những kháng sinh còn nhạy cảm cao (trên 98,5%) là ceftriaxone/ amoxillin/ levofloxacin. Ngoài ra, có 13,3% các chủng đa kháng với co-trimoxazole và chloramphenicol; 1% các chủng đa kháng với co-trimoxazole, chloramphenicol và amoxillin. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây đều chỉ thực hiện với các chủng Hi. Vì vậy, một nghiên cứu về đặc điểm kiểu gen, kiểu hình của các chủng Hib phân lập từ trẻ viêm VMN và các thành viên trong gia đình năm 2006 của Phan Lê Thanh Hương và cộng sự [6], [87], đã cho thấy những kháng sinh ceftriaxon, cefaclor, cefotaxim, cefpodoxim, meropenem, levofloxacin, rifampicin vẫn có hiệu quả trong điều trị Hib với mức độ nhạy cảm gần 100%; thêm vào đó những chủng

Hib phân lập được cũng đề kháng với nhiều loại kháng sinh, cụ thể: tỷ lệ Hib

có khả năng sản xuất enzym β-lactamase chiếm 59,7%; khả năng đề kháng với ampicillin (40,3%); với chloramphenicol 40,5%; ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng đề kháng với kháng sinh ampicillin, chloramphenicol và sulbactam/ampicillin của Hib có liên quan đến khả năng sinh enzym β- lactamase. Vì vậy, gen đề kháng kháng sinh chloramphenicol có thể nằm trên cùng một đoạn gen có chứa gen quy định tổng hợp enzym β-lactamase di truyền theo plasmid [6].

Một phần của tài liệu đặc điểm sinh học phân tử của haemophilus influenzae typ b (hib) phân lập từ bệnh nhi viêm màng não (Trang 45 - 46)