H. influenzae
1.3.2. Mức độ nhạy cảm và khả năng đề kháng với một số kháng sinh thông dụng của Hib trên thế giớ
thông dụng của Hib trên thế giới
Cũng giống như những nghiên cứu tại Việt Nam, hầu hết những nghiên cứu trên thế giới cho thấy Hi nói chung và Hib nói riêng đề kháng chủ yếu với
các loại kháng sinh như co-trimoxazole, ampicillin, chloramphenicol [91], [103], [108]. Cụ thể các nghiên cứu ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc cũng như nghiờn cứu của Haghiashteiani MT và cộng sự tại Iran năm 2008 về khả năng đề kháng kháng sinh của các chủng Hib gây VMN ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy vi khuẩn này đề kháng 42,1% đối với ampicillin; 36,8% đối với chloramphenicol; 52,6% đối với co-trimoxazole [43], [57], [91]. Tại Banglades, Samir K. Saha và cộng sự nghiên cứu sự gia tăng kháng thuốc của các chủng Hib gây bệnh xâm hại (viêm màng não và viêm phổi), cho thấy: tỷ lệ Hib đề kháng kháng sinh ampicillin, chloramphenicol và cotrimoxazole lần lượt là 32,5%, 21,5%, và 49,2%. Bên cạnh đó, nghiờn cứu của Tarmago và cộng sự năm 2003 về khả năng đề kháng kháng sinh của 938 chủng Hib gây VMN ở trẻ dưới 5 tuổi tại Cuba cũng cho thấy vi khuẩn này đề kháng với ampicillin, co-trimoxazole, tetracycline và chloramphenicol lần lượt là: 46,3% (tất cả các chủng đều có khả năng sinh enzym β-lactamase); 51,3%; 33,2% và 44,0% [103]. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đều cho thấy Hib ngày càng gia tăng đề kháng đối với 3 loại kháng sinh này. Theo kết quả giám sát từ năm 1990 – 2000 tại Cuba, sự gia tăng mức độ đề kháng tương ứng 40,7% - 54,8% đối với ampicillin; 40,1% - 51,6% đối với chloramphenicol; 45,4% - 58,1% đối với co-trimoxazole [92]. Tại các nước phát triển như Mỹ, Canada hay các nước châu Âu những kết quả nghiên cứu đều cho thấy kháng sinh ampicillin, co-trimoxazole và chloramphenicol là loại kháng sinh bị Hib đề kháng nhiều nhất. Tuy nhiên, mức độ đề kháng của Hib đối với những loại kháng sinh này không cao như một số nước châu Á. Cụ thể tại Canada, Michell L. Sill và cộng sự nghiên cứu mức độ nhạy cảm với kháng sinh của Hi gây nhiễm trùng
xâm hại ở nước này, cho thấy 44% các chủng Hib đề kháng với ampicillin và 5,56% đa kháng với ampicillin, chloramphenicol và cotrimoxazole [96]. Thêm vào đó, nghiờn cứu của Marina Cerquetti và cộng sự tại Ý về mức độ
nhạy cảm với kháng sinh của các chủng Hi phân lập được từ bệnh nhân mắc nhiễm trùng xõm hại cũng đưa ra được tỷ lệ Hi đề kháng với ampicillin là 10,2%; chloramphenicol là 1,7% [28].
Bờn cạnh khả năng đề kháng kháng sinh của Hib, một số nghiên cứu gần đây tại châu Á, châu Âu, Mỹ, Canada cho thấy sulbactum/ampicilin, ceftriaxon, cefaclor, cefotaxim, cefpodoxim, meropenem, levofloxacin, rifampicin, azithromycin, clarithromycin vẫn được xem là những kháng sinh có độ nhạy cao (xấp xỉ 100%) đối với Hib [28], [96], [100], [103]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Haghiashteiani MT và cộng sự tại Iran cho thấy 19 chủng Hib phân lập được từ bệnh nhi VMN có khả năng đề kháng cao với những loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, cụ thể 47% với cephalotin và 42% với ceftriaxon, ceftazidim, cefixim, ceftizoxim, nhưng số chủng Hib đưa ra nghiên cứu cũn quỏ thấp (19 chủng) nên tỷ lệ đưa ra có thể chưa được chính xác [43].