Tình hình thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu luận văn thanh toán thẻ ngân hàng TMCP ngoại thương huế (Trang 37 - 43)

• Thẻ tín dụng quốc tế

Hoạt động thanh toán thẻ tại VCB Huế trong giai đoạn 2006 – 2008 có nhiều biến động. Đặc biệt trong năm 2008, đã có dấu hiệu của sự sụt giảm doanh số thanh toán ở 2 loại thẻ MASTER và AMEX

Bảng 7 Tình hình thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại VCB Huế giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng Loại thẻ Doanh số So sánh Năm 2006 Tỷ lệ % Năm 2007 Tỷ lệ % Năm 2008 Tỷ lệ % 07/06 08/07 +/- % +/- % VISA 33,896 63,01 48,670 58,92 64,082 83,79 14,774 43,59 15,412 31,67 MASTER 13,042 24,25 22,273 26,96 11,188 14,63 9,231 70,78 -11,085 -49,77 AMEX 6,853 12,74 11,659 14,1 1 1,211 1,58 4,806 70,1 3 -10,448 -89,61 Tổng 53,791 100 82,602 100 76,481 100 28,811 53,56 -6,121 -7,41

(Nguồn: Vietcombank Huế) Trong 2 năm 2006 – 2007 doanh số thanh toán thẻ đều tăng ở cả 3 loại VISA (14,77 tỷ đồng tương ứng 43,59%), MASTER (9,23 tỷ đồng tương ứng 70,78%), AMEX (4,81 tỷ tương ứng với 70,13%). Đây là mức tăng trưởng lớn, thể hiện được

một năm kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế thành công của VCB Huế, làm cho tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng mạnh, đạt 53,56%. Sự tăng trưởng có được trong giai đoạn này một phần là do lượng khách du lịch tới Huế trong thời gian này là khá cao, đặc biệt trong dịp lễ hội Fesstival, và một phần là do sự hoàn thiện hơn của môi trường pháp lý. Ngoài ra, trong giai đoạn này, công nghệ thanh toán thẻ của ngân hàng được cải thiện, nâng cao đáng kể cũng là một phần lý do tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ trên. Trong giai đoạn 2006 – 2007, sự tăng trưởng mạnh mẽ doanh số nêu trên không những tác động tăng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh mà còn làm cân bằng tỷ trọng thanh toán thẻ tại chi nhánh VCB Huế: VISA giảm từ 63,01% xuống 58,92 %, trong khi đó cả MASTER và AMEX đều tăng tỷ trọng trong doanh số thanh toán, lần lượt là 24,25% lên 26,96% và 12,74% lên 14,11%. Điều này tác động tích cực đến cơ cấu thanh toán của chi nhánh, làm cân bằng hệ thống thanh toán và là dấu hiệu chứng tỏ chi nhánh đi đúng hướng trong việc mở rộng thị trường thẻ.

Tuy nhiên trong giai đoạn 2007 – 2008, có thể thấy xu hướng biến đổi ngược lại trong doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế so với giai đoạn trên. Đó là sự sụt giảm trầm trọng của 2 loại thẻ AMEX (10,45 tỷ đồng tương ứng 89,61%) và MASTER (11,09 tỷ đồng tương ứng 49,77%). Tuy thẻ VISA trong giai đoạn 2007 – 2008 vẫn đạt tăng trưởng dương (15,41 tỷ đồng tương ứng 31,67%) nhưng do sự sụt giảm của 2 loại thẻ trên đã kéo theo sự sụt giảm chung cho thẻ tín dụng quốc tế ( sụt giảm 6,12 tỷ đồng tương ứng 7,41%). Sự sụt giảm về doanh số thanh toán MASTER và AMEX còn gián tiếp tác động tới cơ cấu thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại chi nhánh, cụ thể tỷ trọng thanh toán thẻ VISA chiếm 83,79%, MASTER và AMEX chỉ chiếm lần lượt 14,63% và 1,58%. Điều này gây ra mất cân bằng trong hệ thống thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB Huế.

Tính đến cuối năm 2008, VCB Huế đã 135 đơn vị chấp nhận thẻ, hầu hết vẫn tập trung tại các điểm kinh doanh dịch vụ, du lịch, chủ yếu phục vụ các đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, phần lớn là khách hàng nước ngoài và một bộ phận nhỏ khách du lịch trong nước. Số lượng khách hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ của VCB Huế. Tuy thủ tục giao dịch tại các ĐVCNT này là khá đơn giản, tuy nhiên vẫn còn mới lạ và chưa đi sâu vào thói quen sử dụng của phần đông khách hàng.

Đồ thị 2. ĐVCNT của VCB Huế giai đoạn 2006 – 2008

Dựa vào đồ thị trên có thể thấy, số lượng ĐVCNT của VCB Huế không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2006 VCB Huế có 102 ĐVCNT, năm 2007 tăng lên 117 và năm 2008 đạt 135 ĐVCNT. Như vậy có thể thấy chi nhánh chú trọng việc gia tăng ĐVCNT nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Chi nhánh có một bộ phận marketing chuyên biệt phụ trách việc giới thiệu, ký kết hợp đồng và triển khai các chương trình cho các ĐVCNT. Tuy nhiên, có một hạn chế đang tồn tại đó là sự thiếu thống nhất về hình ảnh và biểu tượng của ngân hàng giữa chi nhánh và các ĐVCNT. Điều này gây ra khó khăn, làm giảm tính hiệu quả của các nỗ lực quảng bá hình ảnh của chi nhánh nhằm đưa khái niệm ĐVCNT đến gần với phần đông khách hàng hơn nữa.

Song song với việc triển khai hệ thống ĐVCNT, chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Thừa Thiên huế đang nỗ lực phát triển hệ thống máy EDC. Hệ thống máy EDC chỉ được đưa vào hoạt động từ năm 2007 với số máy là 27, tính đến cuối năm 2008, số máy EDC hiện có của VCB Huế là 38 máy. Mặc dù số máy còn ít, hoạt động vẫn chưa hiệu quả do lượng khách hàng còn ít, tuy nhiên, có thể thấy được nỗ lực của VCB Huế trong việc tạo sự thuận lợi cho khách hàng cũng như quảng bá hình ảnh, đưa sản phẩm của mình đến với công chúng.

• Thẻ Connect 24

Khác với hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, hoạt động thanh toán thẻ ghi nợ Connect 24 có sự tăng trưởng đều trong 3 năm 2006 – 2008, thể hiện thông qua hệ thống giao dịch tự động ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế.

Hiện nay, chỉ tính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì VCB có tất cả 23 máy ATM. Hệ thống giao dịch tự động ATM của ngân hàng ngoài việc cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ Connect 24 còn có khả năng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng sử dụng thẻ quốc tế như thẻ VISA, MASTER. Các máy ATM được lắp đặt tại các trung tâm thương mại, các địa điểm đông du khách qua lại và các tuyến đường thuận lợi như siêu thị Thuận Thành, sân bay Phú Bài, đường Hùng Vương, khách sạn Morin… với dịch vụ được kết nối 24/24, các tiện ích đa dạng, phong phú, ngân hàng đã cung cấp một hệ thống giao dịch tốt nhất so với các hệ thống của các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 8. Hoạt động của hệ thống ATM trong giai đoạn 2006 – 2008

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 07/06 08/07

+/- % +/- %

Số lượng máy ATM Máy 19 22 23 3 15,79 1 4,55

Tổng giá trị giao dịch Tỷ VNĐ 450 480 497 30 6,67 17 3,54 Doanh số rút tiền mặt Tỷ VNĐ 382,5 408 417 25,5 6,67 9 2,21 Doanh số chuyển khoản Tỷ VNĐ 65,3 69,5 77,7 4,2 6,43 8,2 11,8 Doanh số thanh toán Tỷ VNĐ 2,2 2,5 2,3 0,3 13,64 -0,2 -8

(Nguồn: Vietcombank Huế)

Dựa vào bảng trên, có thể thấy tổng giá trị giao dịch qua hệ thống giao dịch tự động của VCB Huế qua 3 năm đều có sự tăng trưởng dương, năm 2007 so với năm 2006 là 30 tỷ VNĐ tương ứng 6,67%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 17 tỷ VNĐ tương ứng 3,54%. Trong tổng giá trị giao dịch thì chiểm tỷ trọng lớn nhất vẫn là doanh số rút tiền mặt, trong khi đó doanh số thanh toán và doanh số chuyển khoản chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư chiếm đa số trong các giao dịch. Khách hàng sử dụng dịch vụ rút tiền tại máy ATM thay vì đến ngân hàng rút tiền để giảm bớt nhiều thủ tục phức tạp và thời gian chờ đợi quá dài. Chi nhánh VCB Huế đã có những cố gắng nhất định, với việc đưa thêm vào sử dụng 1 máy ATM tại địa bàn Huế, chi nhánh đã nâng số máy lên thành 23 máy tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch. Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy mức tăng doanh số tổng giá trị giao dịch có dấu hiệu chững lại vào năm 2008, cụ thể mức tăng là 17% năm 2008 so với 30% năm 2007. Trong đó doanh số rút tiền mặt giảm từ 25% năm 2007 xuống còn 9% năm 2008, doanh số thanh toán năm 2007 tăng 0,3% đến năm 2008 giảm 0,2%. Trong khi đó, số máy ATM vẫn tăng trong 2 năm, điều này cho thấy hoạt động giao dịch qua thẻ ATM của VCB Huế đang có dấu hiệu giảm sút, ngân hàng đang mất dần thị phần của mình vào các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là Đông Á, Vietinbank… Thêm vào đó, gần đây thường xảy ra trục trặc như máy hết tiền, nuốt thẻ… đã gây ra tâm lý chán nản, hoang mang cho khách hàng trong một thời gian. Bên cạnh đó, mạng lưới ATM của chi nhánh VCB Huế chưa triển khai đến các huyện và các vùng phụ cận, thông tin về các điểm đặt máy ATM còn thiếu, công tác quảng bá sản phẩm còn rất manh mún, chưa chuyên nghiệp, chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, trong thời gian tới, VCB cần phải có những thay đổi kịp thời nhằm lấy lại lòng tin từ khách hàng, cũng như tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

2.3.2.4Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ của VCB Huế giai đoạn 2006 - 2008

Như bất cứ doanh nghiệp tham gia kinh doanh nào, mục tiêu cuối cùng của VCB là tối đa hóa lợi nhuận. Đối với một NHTM, lợi nhuận được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau. Từ lâu, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên, trong những năm gần đây thì hoạt động từ dịch vụ thẻ đang ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bảng sau sẽ cho thấy tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ của chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế thời gian gần đây:

Bảng 9. Tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ tại VCB Huế giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So sánh

2007/2006 2008/2007

+/- % +/- %

I. Thu nhập 2.571 3.884 4.760 1.313 51,07 876 22,55

1. Thu phí phát hành thẻ 2.418 3.647 4.449 1.229 50,83 802 21,99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thu phí thanh toán 95 147 177 52 54,74 30 20,41

3. Các khoản thu khác 58 90 134 32 55,17 44 48,89

II. Chi phí 2.834 3.568 4.303 734 25,9 735 20,6

1. Bảo trì 9 9 10 0 0 1 11,11

2. Khấu hao thiết bị 1.850 2.090 2.395 240 12,97 305 14,59 3. Chi phí thanh toán và phát

hành 967 1.459 1.859 492 50,88 400 27,42

4. Chi phí khác 8 10 39 2 25 29 290

III. Kết quả -263 316 457 579 220,15 141 44,62

(nguồn: VCB Huế)

Năm 2006 tổng thu nhập hoạt động kinh doanh thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế là 2.571 triệu đồng, đến năm 2007 tổng thu nhập đạt 3.884 triệu đồng, tăng 1.313 triệu đồng tương ứng tăng 51,07%. Trong đó, thu phí phát hành thẻ tăng 1.229 triệu đồng, tương ứng 50,83%, thu phí thanh toán tăng 52 triệu đồng tương ứng tăng 54,74%, các khoản thu khách tăng 32 triệu đồng tương ứng tăng 55,17%. Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập, chi phí kinh doanh dịch vụ thẻ năm 2007 lên đến 3.568 triệu đồng, tăng 734 triệu đồng, tương ứng tăng 25,9% so với năm 2006. Trong đó chi phí thanh toán và phát hành tăng 492 triệu đồng, tương ứng tăng 50,88%, là chi phí có mức tăng lớn nhất. Khấu hao thiết bị tăng 240 triệu đồng, tương ứng tăng 12,97 %.

Năm 2008, tổng thu nhập của chi nhánh từ hoạt động kinh doanh thẻ đạt 4.760 triệu đồng, tăng 876 triệu đồng so với năm 2007 , tương ứng tăng 22,55%. Thu nhập từ thu phí phát hành đạt 4.449 triệu đồng, tăng 802 triệu đồng, tương ứng tăng 21,99% so với năm 2007. Thu phí thanh toán năm 2008 đạt 177 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng, tương ứng tăng 20,41% so vơi năm 2007. Trong khi đó, chi phí năm 2008 là 4.303 triệu đồng, tăng 735 triệu đồng, tương ứng tăng 20,6% so với năm 2007. Trong đó, chi phí thanh toán và phát hành thẻ năm 2008 là 1.859 triệu đồng, tăng 400 triệu đồng, tương ứng tăng 27,42% so với năm 2007. Chi phí thanh toán và phát hành là chi phí có tốc độ tăng nhanh nhất trong các loại chi phí. Khấu hao thiết bị năm 2008 là 2.395 triệu đồng, tăng 305 triệu đồng, tương ứng tăng 14,59% so với năm 2007.

Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ của chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm, cụ thể năm 2006 chi nhánh lỗ 263 triệu đồng, sang đến năm 2007 chi nhánh đạt mức lợi nhuận 316 triệu đồng, năm 2008 đạt 457 triệu đồng. Điều này cho thấy chi nhánh đang có những bước đi đúng hướng trong việc kinh doanh dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, nguồn thu của chi nhánh từ dịch vụ thẻ chủ yếu từ thu phí phát hành thẻ. Điều này cho thấy mục đích kinh doanh thẻ vẫn chưa đạt được, vì thu nhập từ việc kinh doanh thẻ chủ yếu phải từ thu phí thanh toán và các khoản thu phí dịch vụ khác, thu nhập ngân hàng cần hướng tới đó là thu nhập tự các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Tương tự, chi phí thanh toán và phát hành thẻ chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng chi phí. Điều này gây mất cân bằng trong việc kinh doanh thẻ. Năm 2008, mức tăng trưởng của thu nhập và chi phí lần lượt là 876 và 735 triệu, trong khi đó năm 2007 là 1.313 và 734 triệu, như vậy có thể thấy về số tuyệt đối thì tốc độ tăng chi phí không thay đổi, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập có xu hướng giảm đi. Đây là biểu hiện tiêu cực mà chi nhánh cần để ý và có các biện pháp khắc phục. Có thể thấy, VCB Huế chiếm thị phần thẻ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó về thu nhập cũng như số thẻ phát hành thì VCB Huế đạt được kết quả lớn hơn nhiều so với các ngân hàng còn lại trên địa bàn. Tuy nhiên, để giữ vững thị phần cũng như để đạt được tốc độ tăng trưởng lớn hơn nữa thì việc phát triển các dịch vụ phục vụ khách hàng, tăng số lượng máy ATM cũng như ĐVCNT, cũng như các biện pháp marketing, gây dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng, đưa dịch vụ thẻ thâm nhập sâu vào cuộc sống hàng ngày là vô cùng quan trọng. Các biện pháp trên là cần thiết trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Nếu không thay đổi kịp thời và lên kế hoạch dài hạn thì có khả năng VCB Huế khó có thể giữ vững ưu thể thị phần trong những năm tới đây.

Một phần của tài liệu luận văn thanh toán thẻ ngân hàng TMCP ngoại thương huế (Trang 37 - 43)