• Thẻ tín dụng quốc tế
* Tại đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
Khi chủ thẻ xuất trình thẻ, ĐVCNT tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, đối chiếu với danh sách thẻ cấm lưu hành, kiểm tra chứng minh thư hoặc hộ chiếu của khách hàng.
- Đưa thẻ qua máy đọc thẻ EDC, máy sẽ tự động cấp phép giao dịch. Nếu giá trị giao dịch lớn hơn hoặc bằng hạn mức thanh toán, ĐVCNT phải liên hệ với Trung tâm thẻ để xin cấp phép. Các giao dịch ứng tiền mặt đều phải xin cấp phép tại VCB HUế trước khi thực hiện giao dịch.
- Sau khi giao dịch được chấp nhận, ĐVCNT yêu cầu khách hàng hoàn thành hoá đơn. Hoá đơn gồm 3 liên: 1 liên giao lại cho khách hàng, 1 liên gửi cho ngân hàng, 1 liên ĐVCNT lưu lại để tra soát nếu có.
+ Liên gửi cho ngân hàng phải được gửi trong vòng 7 ngày sau khi giao dịch được thực hiện.
+ Liên lưu lại ĐVCNT phải được lưu trong vòng 18 tháng sau khi giao dịch được thực hiện.
- Thực hiện truyền dữ liệu thanh toán đến ngân hàng: giao dịch được truyền đến trước 14h được báo có trong ngày, sau 14h được báo có trong ngày làm việc tiếp theo.
Chi nhánh kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn và nhập dữ liệu để lập hồ sơ nhờ thu và theo dõi ĐVCNT.
- Chi nhánh được quyền tạm ứng tiền cho ĐVCNT trên cơ sở tổng giá trị hoá đơn sau khi trừ đi phí mà ĐVCNT phải thanh toán với ngân hàng (theo tỷ lệ đã quy định trong hợp đồng đại lý đã ký với VCB HUế).
- Chi nhánh lập bảng kê theo mẫu quy định và gửi Trung tâm thẻ nhờ thu. Bảng kê được phân thành 2 loại: thẻ do VCB HUế phát hành và thẻ do ngân hàng khác phát hành. Nếu nhận được báo có do trung tâm thẻ gửi về, chi nhánh đối chiếu với hồ sơ gốc nếu khớp thì làm thủ tục tất toán tài khoản nhờ thu.
* Tại Trung tâm thẻ
- Hàng ngày, Trung tâm thẻ nhận dữ liệu thanh toán của chi nhánh thanh toán chuyển về, qua đó cập nhật hồ sơ quản lý thẻ.
- Đối với thẻ do VCB Huế phát hành, Trung tâm thẻ báo nợ chi nhánh phát hành tổng giá trị hoá đơn. Đối với thẻ do chi nhánh VCB Huế tiến hành thanh toán (thẻ do ngân hàng khác phát hành), Trung tâm thẻ báo có cho chi nhánh ngân hàng đã thanh toán cho ĐVCNT tổng giá trị hoá đơn sau khi đã trừ đi phí của ĐVCNT và cộng với chi nhánh được hưởng. Đồng thời trung tâm thẻ tổng hợp thẻ do ngân hàng khác phát hành và làm thủ tục nhờ thu thông qua tổ chức thẻ quốc tế. Nếu nhận được báo có của nước ngoài, Trung tâm thẻ thẻ đối chiếu với hồ sơ gốc, nếu trùng khớp thì tiến hành tất toán các tài khoản có liên quan.
* Khi chi nhánh VCB Huế là ngân hàng phát hành
Khi nhận được giấy báo nợ do Trung tâm thẻ gửi về, chi nhánh phát hành cập nhật hồ sơ quản lý thẻ, cuối tháng, chi nhánh in và chuyển bản sao kê các giao dịch đã thực hiện trong tháng cho khách hàng và tiến hành thu nợ khách hàng. Sau khi thu nợ khách hàng, chi nhanh gửi thông tin thu nợ về cho Trung tâm thẻ cập nhật hồ sơ quản lý thẻ.
• Thẻ Connect 24
Khách hàng là chủ thẻ Connect 24 do VCB Huế phát hành có thể rút tiền tại các điểm rút tiền mặt của VCB hoặc các máy ATM, chuyển khoản trong hệ thống VCB, chuyển khoản với các ngân hàng đại lý.
Khi khách hàng thực hiện giao dịch, các thông tin tài khoản từ hệ thống ATM được truyền về Trung tâm thẻ, hệ thống sẽ đối chiếu các chứng từ với tài khoản khách
hàng tại ngân hàng và tiến hành điều chỉnh số tiền trong tài khoản khách hàng tại ngân hàng.
2.3.2.2 Thị phần thẻ của VCB Huế
Cho đến năm 2008, hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế vẫn luôn dẫn đầu tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 5. Hoạt động kinh doanh thẻ tại VCB Huế năm 2008. Ngân hàng Số máy ATM Số thẻ ATM đã
phát hành Thị phần thẻ ATM (%) NH Ngoại thương 23 59043 44,59 NH Công thương 10 35350 26,70 NH BIDV 6 15752 11,90 Đông Á 6 12050 9,10 Các ngân hàng khác 9 10214 7,71 Tổng 54 132409 100 (Nguồn: VCB Huế)
Biểu đồ: Thị phần thẻ của các NHTM tại địa bàn TT-Huế năm 2008
(Nguồn: VCB Huế)
Năm 2008, thị phần thẻ của VCB tại Huế là 45%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác như NH Công Thương với 26%, NH Phát triển với 12%, NH Đông Á với 9%... Doanh số phát hành thẻ năm 2007 đạt 48629 thẻ, tăng 50,81% so với năm 2006, năm 2008 phát hành 59043 tăng 21,42% so với năm 2007. Trong khi đó, thị phần thẻ của VCB trong 3 năm có xu hướng giảm, cụ thể, năm 2006 chi nhánh chiếm 51,12% thị phần, nhưng tới năm 2007 và 2008 thị phần chỉ còn lại 45%. Điều này được giải
thích áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, và các ngân hàng đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường thẻ, khiến cho thị phần của chi nhánh có xu hướng giảm. Tuy nhiên một tín hiệu tích cực đó là số ĐVCNT của chi nhánh tăng đều trong 3 năm, qua 3 năm số ĐVCNT tăng lên 33 ( trong đó 15 ĐVCNT tăng trong năm 2007 và 18 tăng trong năm 2008), điều này cho thấy chi nhánh đã có những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thanh toán qua thẻ trên toàn địa bàn tỉnh.
Bảng 6. Thị phần thẻ của VCB Huế qua các năm 2006 – 2008 .
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 +/- % +/- % Số ĐVCNT 102 117 135 15 14,71 18 15,38 Số máy 19 22 23 3 15,79 1 4,55 Số thẻ 32246 48629 59043 16383 50,81 10414 21,42 Thị phần (%) 51,12 45 45 -6,12 -11,97 0 0 (Nguồn: VCB Huế)
Đồ thị dưới cho thấy rõ hơn sự giảm sút về thị phần thẻ của VCB tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:
Đồ thị 1: Thị phần thẻ của VCB Huế trong giai đoạn 2005 – 2008
(nguồn: VCB Huế)
Nhìn vào đồ thị có thể thấy thị phần của VCB Huế giảm theo các năm, ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn triển khai dịch vụ ATM nên đương nhiên chiếm thị phần lớn nhất trong thời gian đầu, sau đó khi các
ngân hàng khác lần lượt triển khai dịch vụ ATM thì thị phần của VCB Huế sẽ bị giảm sút, sự sụt giảm của thị phần không hoàn toàn phản ánh hiệu quả kinh doanh hoạt động thẻ của VCB là kém hiệu quả. Tuy nhiên cũng phần nào thể hiện tính kém hiệu quả trong công tác Marketing của ngân hàng, làm cho nỗ lực thu hút khách hàng không đạt kết quả như mong muốn. Trong những năm tới, thị trường thẻ nói chung và ATM nói riêng sẽ hứa hẹn xảy ra cạnh tranh khốc liệt.VCB Huế không chỉ gặp phải sự cạnh tranh từ các ngân hàng hiện tại mà còn gặp phải sự xuất hiện của các ngân hàng mới, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, và đặc biệt là trình độ quản lý tốt, chuyên nghiệp. Vì vậy nhằm giữ vững và mở rộng thị phần thì chi nhánh cần có những chính sách thích hợp để không những tăng độ tiện ích của sản phẩm thẻ, tạo niềm tin nơi khách hàng mà còn quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình trên toàn địa bàn, không chỉ trong nội thành thành phố Huế mà còn phải vươn ra các huyện, các vùng phụ cận Huế.
2.3.2.3 Tình hình thanh toán thẻ
• Thẻ tín dụng quốc tế
Hoạt động thanh toán thẻ tại VCB Huế trong giai đoạn 2006 – 2008 có nhiều biến động. Đặc biệt trong năm 2008, đã có dấu hiệu của sự sụt giảm doanh số thanh toán ở 2 loại thẻ MASTER và AMEX
Bảng 7 Tình hình thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại VCB Huế giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng Loại thẻ Doanh số So sánh Năm 2006 Tỷ lệ % Năm 2007 Tỷ lệ % Năm 2008 Tỷ lệ % 07/06 08/07 +/- % +/- % VISA 33,896 63,01 48,670 58,92 64,082 83,79 14,774 43,59 15,412 31,67 MASTER 13,042 24,25 22,273 26,96 11,188 14,63 9,231 70,78 -11,085 -49,77 AMEX 6,853 12,74 11,659 14,1 1 1,211 1,58 4,806 70,1 3 -10,448 -89,61 Tổng 53,791 100 82,602 100 76,481 100 28,811 53,56 -6,121 -7,41
(Nguồn: Vietcombank Huế) Trong 2 năm 2006 – 2007 doanh số thanh toán thẻ đều tăng ở cả 3 loại VISA (14,77 tỷ đồng tương ứng 43,59%), MASTER (9,23 tỷ đồng tương ứng 70,78%), AMEX (4,81 tỷ tương ứng với 70,13%). Đây là mức tăng trưởng lớn, thể hiện được
một năm kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế thành công của VCB Huế, làm cho tổng doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng mạnh, đạt 53,56%. Sự tăng trưởng có được trong giai đoạn này một phần là do lượng khách du lịch tới Huế trong thời gian này là khá cao, đặc biệt trong dịp lễ hội Fesstival, và một phần là do sự hoàn thiện hơn của môi trường pháp lý. Ngoài ra, trong giai đoạn này, công nghệ thanh toán thẻ của ngân hàng được cải thiện, nâng cao đáng kể cũng là một phần lý do tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ trên. Trong giai đoạn 2006 – 2007, sự tăng trưởng mạnh mẽ doanh số nêu trên không những tác động tăng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh mà còn làm cân bằng tỷ trọng thanh toán thẻ tại chi nhánh VCB Huế: VISA giảm từ 63,01% xuống 58,92 %, trong khi đó cả MASTER và AMEX đều tăng tỷ trọng trong doanh số thanh toán, lần lượt là 24,25% lên 26,96% và 12,74% lên 14,11%. Điều này tác động tích cực đến cơ cấu thanh toán của chi nhánh, làm cân bằng hệ thống thanh toán và là dấu hiệu chứng tỏ chi nhánh đi đúng hướng trong việc mở rộng thị trường thẻ.
Tuy nhiên trong giai đoạn 2007 – 2008, có thể thấy xu hướng biến đổi ngược lại trong doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế so với giai đoạn trên. Đó là sự sụt giảm trầm trọng của 2 loại thẻ AMEX (10,45 tỷ đồng tương ứng 89,61%) và MASTER (11,09 tỷ đồng tương ứng 49,77%). Tuy thẻ VISA trong giai đoạn 2007 – 2008 vẫn đạt tăng trưởng dương (15,41 tỷ đồng tương ứng 31,67%) nhưng do sự sụt giảm của 2 loại thẻ trên đã kéo theo sự sụt giảm chung cho thẻ tín dụng quốc tế ( sụt giảm 6,12 tỷ đồng tương ứng 7,41%). Sự sụt giảm về doanh số thanh toán MASTER và AMEX còn gián tiếp tác động tới cơ cấu thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại chi nhánh, cụ thể tỷ trọng thanh toán thẻ VISA chiếm 83,79%, MASTER và AMEX chỉ chiếm lần lượt 14,63% và 1,58%. Điều này gây ra mất cân bằng trong hệ thống thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB Huế.
Tính đến cuối năm 2008, VCB Huế đã 135 đơn vị chấp nhận thẻ, hầu hết vẫn tập trung tại các điểm kinh doanh dịch vụ, du lịch, chủ yếu phục vụ các đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, phần lớn là khách hàng nước ngoài và một bộ phận nhỏ khách du lịch trong nước. Số lượng khách hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ của VCB Huế. Tuy thủ tục giao dịch tại các ĐVCNT này là khá đơn giản, tuy nhiên vẫn còn mới lạ và chưa đi sâu vào thói quen sử dụng của phần đông khách hàng.
Đồ thị 2. ĐVCNT của VCB Huế giai đoạn 2006 – 2008
Dựa vào đồ thị trên có thể thấy, số lượng ĐVCNT của VCB Huế không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2006 VCB Huế có 102 ĐVCNT, năm 2007 tăng lên 117 và năm 2008 đạt 135 ĐVCNT. Như vậy có thể thấy chi nhánh chú trọng việc gia tăng ĐVCNT nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Chi nhánh có một bộ phận marketing chuyên biệt phụ trách việc giới thiệu, ký kết hợp đồng và triển khai các chương trình cho các ĐVCNT. Tuy nhiên, có một hạn chế đang tồn tại đó là sự thiếu thống nhất về hình ảnh và biểu tượng của ngân hàng giữa chi nhánh và các ĐVCNT. Điều này gây ra khó khăn, làm giảm tính hiệu quả của các nỗ lực quảng bá hình ảnh của chi nhánh nhằm đưa khái niệm ĐVCNT đến gần với phần đông khách hàng hơn nữa.
Song song với việc triển khai hệ thống ĐVCNT, chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Thừa Thiên huế đang nỗ lực phát triển hệ thống máy EDC. Hệ thống máy EDC chỉ được đưa vào hoạt động từ năm 2007 với số máy là 27, tính đến cuối năm 2008, số máy EDC hiện có của VCB Huế là 38 máy. Mặc dù số máy còn ít, hoạt động vẫn chưa hiệu quả do lượng khách hàng còn ít, tuy nhiên, có thể thấy được nỗ lực của VCB Huế trong việc tạo sự thuận lợi cho khách hàng cũng như quảng bá hình ảnh, đưa sản phẩm của mình đến với công chúng.
• Thẻ Connect 24
Khác với hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, hoạt động thanh toán thẻ ghi nợ Connect 24 có sự tăng trưởng đều trong 3 năm 2006 – 2008, thể hiện thông qua hệ thống giao dịch tự động ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế.
Hiện nay, chỉ tính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì VCB có tất cả 23 máy ATM. Hệ thống giao dịch tự động ATM của ngân hàng ngoài việc cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ Connect 24 còn có khả năng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng sử dụng thẻ quốc tế như thẻ VISA, MASTER. Các máy ATM được lắp đặt tại các trung tâm thương mại, các địa điểm đông du khách qua lại và các tuyến đường thuận lợi như siêu thị Thuận Thành, sân bay Phú Bài, đường Hùng Vương, khách sạn Morin… với dịch vụ được kết nối 24/24, các tiện ích đa dạng, phong phú, ngân hàng đã cung cấp một hệ thống giao dịch tốt nhất so với các hệ thống của các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 8. Hoạt động của hệ thống ATM trong giai đoạn 2006 – 2008
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 07/06 08/07
+/- % +/- %
Số lượng máy ATM Máy 19 22 23 3 15,79 1 4,55
Tổng giá trị giao dịch Tỷ VNĐ 450 480 497 30 6,67 17 3,54 Doanh số rút tiền mặt Tỷ VNĐ 382,5 408 417 25,5 6,67 9 2,21 Doanh số chuyển khoản Tỷ VNĐ 65,3 69,5 77,7 4,2 6,43 8,2 11,8 Doanh số thanh toán Tỷ VNĐ 2,2 2,5 2,3 0,3 13,64 -0,2 -8
(Nguồn: Vietcombank Huế)
Dựa vào bảng trên, có thể thấy tổng giá trị giao dịch qua hệ thống giao dịch tự động của VCB Huế qua 3 năm đều có sự tăng trưởng dương, năm 2007 so với năm 2006 là 30 tỷ VNĐ tương ứng 6,67%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 17 tỷ VNĐ tương ứng 3,54%. Trong tổng giá trị giao dịch thì chiểm tỷ trọng lớn nhất vẫn là doanh số rút tiền mặt, trong khi đó doanh số thanh toán và doanh số chuyển khoản chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư chiếm đa số trong các giao dịch. Khách hàng sử dụng dịch vụ rút tiền tại máy ATM thay vì đến ngân hàng rút tiền để giảm bớt nhiều thủ tục phức tạp và thời gian chờ đợi quá dài. Chi nhánh VCB Huế đã có những cố gắng nhất định, với việc đưa thêm vào sử dụng 1 máy ATM tại địa bàn Huế, chi nhánh đã nâng số máy lên thành 23 máy tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch. Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy mức tăng doanh số tổng giá trị giao dịch có dấu hiệu chững lại vào năm 2008, cụ thể mức tăng là 17% năm 2008 so với 30% năm 2007. Trong đó doanh số rút tiền mặt giảm từ 25% năm 2007 xuống còn 9% năm 2008, doanh số thanh toán năm 2007 tăng 0,3% đến năm 2008 giảm 0,2%. Trong khi đó, số máy ATM vẫn tăng trong 2 năm, điều này cho thấy hoạt động giao dịch qua thẻ ATM của VCB Huế đang có dấu hiệu giảm sút,