Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu luận văn thanh toán thẻ ngân hàng TMCP ngoại thương huế (Trang 65 - 77)

3.3.1.1. Ban hành hệ thống các văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia lĩnh vực thẻ

Chính phủ nên sớm ban hành các văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực thẻ, các ĐVCNT và các chủ thẻ nhằm làm căn cứ cho các cơ quan hành pháp và tư pháp luận tội và xử phạt các đối tượng giả mạo thẻ thanh toán cũng như các cá nhân có hành vi lừa đảo, dùng thẻ trái phép để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Những năm gần đây các vụ lừa đảo bằng thẻ tín dụng đã xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam và chúng ta có thể khẳng định rằng một loại tội phạm trí thức mới, hết sức tinh vi và khôn khéo với trình độ công nghệ cao đã ra đời. Để hạn chế thực trạng nhức nhối này, Chính phủ nên tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản dưới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành, đồng thời sớm đưa ra các khung hình phạt cho các tội phạm liên quan đến các hoạt động về thẻ như: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp mã số…

Công việc phòng chống, phát hiện loại tội phạm này không chỉ là công việc của riêng một mình ngân hàng hay của các cơ quan chức năng như công an, cảnh sát kinh tế mà phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên có liên quan và không chỉ phối hợp giữa các cơ quan trong nước mà phải phối hợp cả với các tổ chức cảnh sát quốc tế để kịp thời ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới.

3.3.1.2. Tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư trang thiết bị để hiện đại hóa ngân hàng vì việc đảm bảo cho ngành ngân hàng phát triển sẽ là tiền đề cho sự phát triển của một loạt các ngành khác nhất là trong điều kiện trang bị kỹ thuật của các ngân hàng Việt Nam còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Công nghệ thẻ không còn là một công nghệ mới ở Việt Nam, tuy nhiên máy móc phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ thẻ đều là những loại hết sức hiện đại mà ở nước ta chưa thể nào tự sản xuất được ngay cả những linh kiện thay thế cũng phải nhập khẩu của nước ngoài. Cho nên việc giao nhận sửa chữa thiết bị hiện nay chưa được tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng buộc các ngân hàng phải tăng chi phí mua sắm thiết bị và dự phòng rất tốn kém. Do đó Chính phủ nên xem xét giảm thuế nhập

khẩu cho những máy móc phục vụ công nghệ thẻ ở Việt Nam hay ít nhất cũng tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu những máy móc này trở nên dễ dàng hơn.

3.3.1.3. Đưa ra những chính sách khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam Nam

Việt Nam vẫn là quốc gia mà việc sử dụng tiền mặt chiếm đa số trong các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, nền kinh tế tiền mặt không còn đáp ứng được những yêu cầu phát triển của thời đại ngày nay. Do vậy việc sử dụng thẻ trong thanh toán cần được khuyến khích ở Việt Nam để giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Việc cần thiết để khuyến khích người dân sử dụng thẻ nhiều hơn là giảm thuế giá trị gia tăng đối với loại dịch vụ này như đối với các loại hàng hóa mà Nhà nước khuyến khích tiêu dùng. Mức thuế 10% đối với dịch vụ này hiện nay dường như không hợp lý vì đây là một loại dịch vụ mới, chi phí hoạt động khá tốn kém khiến giá thành dịch vụ cao. Nếu Nhà nước tiếp tục giữ mức thuế như hiện nay thì khó có thể khuyến khích người dân trong nước sử dụng loại hình này. Nhà nước nên có chính sách thuế thỏa đáng hơn đối với mặt hàng thẻ, mức thuế có thể chấp nhận được là khoảng 5%. Như vậy sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thực hiện việc giảm giá thành dịch vụ thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nhà nước có thể khuyến khích người dân trong nước mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng thông qua việc thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên thông qua hệ thống tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Điều này vừa giúp cho Nhà nước quản lý mức thu nhập của cán bộ, lành mạnh hóa nền kinh tế vừa có tác động trong việc đẩy mạnh thanh toán bằng thẻ.

3.3.1.4. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn luôn là một nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển, trong đó bao gồm cả đối với cả việc phát triển của thẻ thanh toán. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống người dân mới được ổn định, thu nhập của người dân mới được nâng cao và họ mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại. Và đây cũng một điều kiện để có thể mở rộng quan hệ quốc tế, một nền kinh tế xã hội ổn định luôn luôn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, một nền kinh tế xã hội ổn định là điều kiện tốt để các ngân hàng mở rộng quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, đưa các sản phẩm thẻ hiện đại trên thế giới thâm nhập vào Việt Nam, từ đó kích thích sự phát triển hơn nữa của dịch vụ thẻ trong nước.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Trong điều kiện hiện nay, thẻ đang dần trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng, Với các tiện ích rất phong phú, đa dạng, linh hoạt, loại hình sản phẩm thanh toán điện tử này có thể sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động thanh toán phi tiền mặt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện loại hình, sản phẩm thanh toán điện tử này cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần giải quyết từ góc độ cơ quan quản lý, đến việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ và chính sách thuế áp dụng đối với hoạt động phát hành thẻ này. Bởi nếu vi phạm những nguyên tắc có thể ảnh hưởng đến niềm tin của hệ thống thanh toán trong cả nền kinh tế nói chung. Do vậy, dưới góc độ này, rõ ràng Ngân hàng Nhà nước cần phải quan tâm, có sự quản lý để bảo đảm sự an toàn, ổn định trong hệ thống thanh toán. Và một môi trường pháp lý cho thẻ cần phải nhanh chóng được hoàn thiện.

Hiện tại thẻ của VCB chịu sự quy định chặt chẽ của Hiệp hội thẻ quốc tế nhưng vẫn cần phải có một văn bản pháp quy cụ thể về việc kinh doanh thẻ. Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay có quy định về đồng tiền thanh toán nhưng lại chưa quy định rõ về hạn mức thanh toán và tín dụng của thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành. Ngoài ra, chính sách quản lý ngoại hối hiện nay vẫn còn thiếu một quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm tăng cường quản lý việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ.

Thật vậy, hiện nay yêu cầu quản lý này càng trở nên quan trọng, cần thiết khi việc sử dụng thẻ trở nên phổ biến, số lượng người dùng gia tăng, việc sử dụng thẻ không chỉ là thanh toán hàng hóa, dịch vụ, mà còn có thể rút tiền mặt tại máy ATM, điểm chấp nhận thẻ, cho phép nạp lại tiền vào thẻ, sử dụng thẻ thanh toán hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài…. Do đó, yêu cầu về hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ, quản lý ngoại hối lại càng trở nên cấp thiết hơn nữa.

Bên cạnh đó, vấn đề tín dụng thẻ, một hình thức tín dụng mới cần phải có quy định riêng nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao quyền hạn của mình trong việc thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng. Cần chú trọng hơn nữa đến sự khác biệt giữa các điều kiện đảm bảo tín dụng thông thường với đảm bảo tín dụng thẻ. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần chú ý các vấn đề liên quan đến dự phòng và quản lý rủi ro cho chủ thẻ và chính ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả quả trong việc phát triển hoạt động thẻ.

3.3.2.2. Cần có các chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nền kinh tế nước ta đã đổi mới căn bản cả thế và lực, đang đứng trước những cơ hội to lớn và triển vọng sáng sủa hơn bao giờ hết. Đó là sự thay đổi chất lượng quan trọng của quá trình phát triển, đưa nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng mặt khác, thách thức cũng lớn hơn và khó khăn cũng tăng lên. Nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn gấp bội, trong một môi trường quốc tế có nhiều biến động, khó dự đoán và có độ rủi ro cao. Trong nền kinh tế đó, thẻ có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi nền kinh tế sử dụng thẻ là nền kinh tế phi tiền mặt, giúp cho hoạt động thương mại diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước có những chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ phủ hợp là điểm mấu chốt phải tính đến khi xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh thẻ trong kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trước hết, Ngân hàng Nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ các ngân hàng phát triển các nghiệp vụ thẻ nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trên khắp thế giới. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật thông tin và tổ chức các khóa học để nâng cao trình độ chuyên môn, để trao đổi truyền bá kinh nghiệm giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải có một số chính sách ưu đãi nhất định để tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nội địa với các ngân hàng nước ngoài như tỷ lệ dự trữ phòng ngừa rủi ro, các ưu đãi về thuế... Ngoài ra, cũng cần cho phép các ngân hàng được áp dụng những chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải đưa ra các hoạch định chiến lược trong thời gian dài để tránh tình trạng các ngân hàng nội địa cạnh tranh một cách vô ích. Việc thành lập Hiệp hội thẻ đã chứng tỏ là một chính sách đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước. Hiệp hội thẻ này đã thu hút được hầu hết các ngân hàng có thực hiện dịch vụ thẻ ở Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, các quy định phát hành, áp dụng những chính sách chung nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng. Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các ngân hàng, Hội đã nắm bắt được các khó khăn, tổ chức các buổi thảo luận đưa ra các phương hướng giải quyết chung.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3.3.3.1. Mở rộng hoạt động Marketing

Với đặc điểm người dân Việt Nam vẫn đang ưa chuộng sử dụng tiền mặt, VCB VN cần phải có những chính sách khuyếch trương sản phẩm thẻ. Đưa ra những tiện ích của sản phẩm thẻ mà VCB VN phù hợp với mọi tầng lớp đối tượng nhằm mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, VCB VN nên quan tâm hơn nữa đến các chế độ ưu đãi cho các chủ thẻ tuỳ theo hạn mức thẻ mà chủ thẻ sử dụng: các dịch vụ hướng dẫn sử dụng thẻ, giảm tỷ lệ tài sản thế chấp xuống mức thấp hơn so với hiện nay... điều này sẽ khuyến khích các chủ thẻ tiêu dùng thẻ ở hạn mức cao hơn. Ngoài ra, với thực tế hiện nay các chi nhánh của VCB đang còn quá phụ thuộc vào các chính sách marketing từ hội sở, điều này vừa gây ra sự bị động của các chi nhánh vừa khiến cho các chính sách marketing không đi sát với thực tế của từng địa phương. Do vậy, NHTMCP NT Việt Nam nên có sự điều chỉnh, trao thêm quyền hạn về các chính sách marketing cho các chi nhánh nhằm làm cho hiệu quả của công tác marketing cao hơn.

3.3.3.2. Thực hiện các chính sách thu hút các cơ sở kinh doanh trở thành đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của VCB

Hiện nay sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường thẻ là vô cùng khắc nghiệt, sự cạnh tranh không chỉ đến từ các ngân hàng trong nước mà còn đến từ các ngân hàng lớn của nước ngoài vốn có nhiều ưu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh. Đã có hiện tượng một số lượng không ít cơ sở chấp nhận thẻ của VCB đã chuyển sang chấp nhận thẻ của ngân hàng khác. Điều này là do các ngân hàng khác có các chính sách ưu đãi hơn so với VCB như: giảm tỷ lệ chiết khấu, trích lại % giá trị thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ, ưu đãi tín dụng,...

Đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, là một ngân hàng lớn, có uy tín lâu năm, lại là ngân hàng đi đầu trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Việt nam nên đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn để thu hút các cơ sở chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên bên cạnh đó, VCB cần phải chú ý hơn đến công tác chăm sóc các đại lý, cơ sở chấp nhận thẻ bằng các ưu đãi lớn hơn, chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị cho cơ sở chấp nhận thẻ như các máy trạm, các máy EDC, các máy tính nối mạng với VCB...

KẾT LUẬN

Thẻ thanh toán là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, mang theo nhiều tiện ích sử dụng và đòi hỏi một trình độ công nghệ cao. Do đó, triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ không những tạo ra cho Ngân hàng một nguồn thu lớn, tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cấp và hoàn thiện hoạt động của mình nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu giao dịch của khách hàng. Mà hoạt động thanh toán thẻ còn giúp tạo ra một môi trường tiêu dùng văn minh, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

Công tác phát hành và thanh toán thẻ là một trong những lợi thế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Cho đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện công tác phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế được gần 10 năm. Tuy vậy, đối với chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế, hoạt động kinh doanh thẻ chỉ mới được triển khai trong vài năm gần đây. Do vậy, với kinh nghiệm còn chưa nhiều, tính cạnh tranh trên địa bàn ngày càng khốc liệt, trong thời gian qua, chi nhánh đã gặp phải không ít những khó khăn, thách thức. Song với tiềm năng của thị trường thẻ cộng với chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự nỗ lực từ phía chi nhánh, thêm vào đó là sự trợ giúp tích cực từ phía Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trong tương lai không xa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn, đưa dịch vụ thẻ trở thành một trong những dịch vụ hàng đầu của mình, đồng thời củng cố và phát triển hơn nữa vị thế của mình trên thị trường.

Từ những phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế, luận văn đưa ra một số giải

Một phần của tài liệu luận văn thanh toán thẻ ngân hàng TMCP ngoại thương huế (Trang 65 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w