Tình hình huy động vốn và tín dụng của chi nhánh NHTMCP NT Huế

Một phần của tài liệu luận văn thanh toán thẻ ngân hàng TMCP ngoại thương huế (Trang 28 - 77)

Huế:

2.2.3.1. Tình hình huy động vốn .

Bảng 2. Tình hình huy động vốn tại VCB Huế giai đoạn 2006 – 2008. Chỉ tiêu GT (tr.đ) % GT (tr.đ) % GT (tr.đ) % NV huy động 946.110 100,0 1.296.874 100,0 1.260.159 100,0 Theo mục đích - Tiền gửi 874.243 92,4 1.267.852 97,8 1.231.779 97,7 - Phát hành GTCG 71.867 7,6 29.021 2,2 28.380 2,3

Theo đối tượng

- Tổ chức kinh tế 292.594 30,9 507.943 39,2 389.207 30,9 - Cá nhân 653.516 69,1 788.931 60,8 870.952 69,1

Theo loại tiền

- VND 603.416 63,8 895.397 69,0 904.027 71.7 -USD 342.694 36,2 401.477 31,0 356.132 28,3 Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 190.771 20,2 399.429 30,8 290.667 23,1 - Ngắn hạn 358.627 37,9 439.706 33,9 776.805 61,6 -Trung, dài hạn 396.712 41,9 457.739 35,3 192.687 15,3 (nguồn: VCB Huế)

Bảng 2 cho thấy cụ thể về tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế trong 3 năm 2006 – 2008. Nguồn vốn huy động tăng từ năm 2006 (946,11 tỷ đồng) đến 2007 (1.296,874 tỷ đồng), tuy nhiên lại có sự sụt giảm trong năm 2008 (1.260.159 tỷ đồng). sự tăng lên về nguồn vốn huy động được trong năm 2007 là do sự tăng lên của hầu hết các loại nguồn huy động, trong năm 2007 chỉ có nguồn vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá là giảm so với năm 2006. Trong năm 2008, sự sụt giảm nguồn vốn huy động được là do sự sụt giảm nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá, các tổ chức kinh tế, từ nguồn huy động USD và từ nguồn trung và dài hạn. Có thể thấy đây là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Qua bảng 2, nếu phân loại nguồn vốn huy động được theo mục đích thì tiền gửi (97,7%) chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối so với phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn huy động từ cá nhân (69,1%) chiếm tỷ lệ lớn hơn so với huy động từ các tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động từ VND (71,7%) chiếm tỷ trọng chủ yếu so với ngoại tệ, tương tự, nguồn vốn ngắn hạn (61,6%) chiếm tỷ trọng lớn nhất so với trung, dài hạn và không kỳ hạn. Có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế là khá hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn tỉnh TT-Huế. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2008 là một dấu hiệu tiêu cực. Chi nhánh cần sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp để tăng nguồn vốn huy động trong các năm tiếp theo.

2.2.3.2. Tình hình cho vay.

Bảng 3. Tình hình cho vay tại VCB Huế giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I. Doanh số cho vay 1.718.151 1.707.125 1.218.945

-Ngắn hạn 1.443.469 1.307.415 515.427

-Trung dài hạn 274.682 399.710 703.518

II. Doanh số thu nợ 1.812.334 1.515.955 1.052.253

-Ngắn hạn 1.613.789 1.242.636 425.375 -Trung dài hạn 198.545 273.319 626.878 III. Dư nợ 1.083.993 1.275.163 1.441.855 -Ngắn hạn 375.793 440.572 530.624 -Trung dài hạn 708.200 834.591 911.231 IV. Nợ quá hạn 135.636 60.271 45.735 V. Nợ quá hạn/tổng dư nợ 12,51% 4,73% 3,17% (nguồn: VCB Huế).

Dựa vào số liệu bảng 4, có thể thấy doanh số cho vay của chi nhánh giảm trong năm 2007 và có dấu hiệu tăng trưởng trong năm 2008, cụ thể năm 2006 là 1,718 tỷ đồng, năm 2007 là 1,707 tỷ đồng và năm 2008 tăng lên 1,218 tỷ đồng. trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh qua 2 năm, thể hiện ở giá trị doanh số giảm và tốc độ giảm tăng. Trong khi đó, doanh số cho vay trung dài hạn tăng cả về giá trị và tốc độ. Doanh số thu nợ giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2006 1,812 tỷ đồng, năm 2007 là 1,515 tỷ đồng, năm 2008 là 1,052 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ liên tục tăng qua các năm, cụ thể dư nợ năm 2006 là 1,083 tỷ đồng, năm 2007 là 1,275 tỷ đồng và năm 2008

là 1,441 tỷ đồng. Tuy dư nợ tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ giảm mạnh trong 2 năm 2007 và 2008, cụ thể năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2006 là 12,51%, năm 2007 giảm mạnh còn 4,73% và tới năm 2008 chỉ còn 3,17%. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát nợ của ngân hàng tốt và có xu hướng ngày càng được cải thiện qua từng năm.

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế từ năm 2006 – 2008.

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta tiến hành phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006 – 2008.

BẢNG 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTMCP NT CHI NHÁNH HUẾ 2006 – 2008

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I.Thu nhập lãi thuần 7,030 39,546 58,974

1.Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 79,345 115,120 196,602 2.Chi phí lãi và các chi phí tương tự 72,315 75,574 137,628

II.Thu ngoài lãi 16,141 37,776 27,889

1.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 7,369 8,060 9,527 2.Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 3,569 2,804 5,034 3.Thu nhập từ hoạt động khác 5,203 26,912 13,328

III.Chi ngoài lãi 3,203 59,374 216,158

1.Chi phí hoạt động dịch vụ 1,203 1,680 2,479

2.Chi phí hoạt động khác 2,000 57,694 213,679

IV.Chi phí hoạt động 18,787 19,527 26,484

VI.Tổng lợi nhuận trước thuế 1,181 -1,579 -155,779

VII.Thuế TNDN 331 0 0

VIII.Lợi nhuận sau thuế 850 -1,579 -155,779

(Nguồn: VCB Huế)

Bảng số liệu trên cho ta thấy lợi nhuận của chi nhánh giảm dần qua 3 năm. Năm 2006 chi nhánh đạt lợi nhuận 0,85 tỷ đồng, tới năm 2007 chi nhánh lỗ 1,579 tỷ đồng. Năm 2008, chi nhánh lỗ 155,779 tỷ đồng. Trong 3 năm từ 2006 đến 2008, thu nhập từ lãi của chi nhánh liên tục tăng: từ 7,030 tỷ đồng năm 2006 đến 39,546 tỷ đồng năm 2007 và 58,974 tỷ đồng năm 2008, tương ứng tăng lần lượt là 462,53% và 49,53%. Thu lãi chiếm tỷ đồng trọng lớn nhất 87% trong cơ cấu thu nhập. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc tăng lên

quá nhanh của chi phí ngoài lãi từ 3,203 tỷ đồng năm 2006 đến 59,374 tỷ đồng năm 2007 và 216,158 tỷ đồng năm 2008 tương ứng lần lượt tăng 1.753,7% và 264,06% qua 2 năm 2007 và 2008 làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm sút nhanh chóng và bị âm tại 2 năm 2007 và 2008. Riêng trong năm 2008, tổng chi phí đạt 380 tỷ đồng, tăng 146,7% so với năm 2007. Trong đó, 2 khoản chi lớn nhất là chi dự phòng rủi ro 213 tỷ đồng, chi trả lãi tiền gửi, tiền vay 137 tỷ đồng, 2 khoản trên chiếm 92% tổng chi phí hoạt động của chi nhánh.

Ngoài ra, từ số liệu có thể thấy, thu ngoài lãi của chi nhánh năm 2007 tăng 21,635 tỷ đồng tương ứng tăng 134,04% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm 9,887 tỷ đồng tương ứng giảm 26,17% so với năm 2007. Trong mục thu ngoài lãi, khoản mục thu từ hoạt động dịch vụ và thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2008 lần lượt có mức tăng 1,467 tỷ đồng (18,2%) và 2,230 tỷ đồng (19,53%). Điều này cho thấy hiệu quả từ hoạt động cung cấp dịch vụ và kinh doanh ngoại hối của chi nhánh là khá cao.

Qua phân tích trên cho thấy, mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung của cả nền kinh tế, tuy nhiên chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế vẫn đạt được những kết quả khả quan. Hoạt động huy động vốn vẫn có tăng trưởng, tuy tổng nguồn huy động giảm nhưng đó là do sự sụt giảm của 1 cá thể khách hàng, chưa phản ánh đúng khả năng huy động vốn của chi nhánh. Trong điều kiện khó khăn chung, thì hoạt động tín dụng của chi nhánh trong năm vừa qua có thể coi là khá tốt, thể hiện ở con số thu lãi liên tục tăng trong 2 năm 2007, 2008. Các hoạt động dịch vu, kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện khá tốt. Trên thực tế hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn có lãi trong 2 năm 2007, 2008, tuy nhiên do quy định về hạch toán kế toán về trích dự phòng rủi ro phải nên chi nhánh vẫn lỗ trên sổ sách trong 2 năm 2007, 2008. Vì vậy, chi nhánh nên cũng nên nâng cao khả năng kiểm soát nợ của mình trong thời gian tới, đồng thời phát huy nhưng điểm mạnh đã làm được trong thời gian vừa qua.

2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế từ năm 2006 – 2008. thương Huế từ năm 2006 – 2008.

2.3.1 Các loại thẻ thanh toán qua VCB Huế• Thẻ tín dụng quốc tế • Thẻ tín dụng quốc tế

- Thẻ Visa: ra đời năm 1960 do Bank of American phát hành với tên gọi lúc đó là Bank Americard. Đến năm 1977, thẻ này được đổi tên thành thẻ Visa và hình thành tổ chức thẻ VISA quốc tế. Tổ chức này không trực tiếp phát hành mà giao cho các thành viên. Hiện nay tổ chức này có khoảng 22.000 thành viên trên 200 nước, với khoảng

500 triệu thẻ, 13 triệu đơn vị chấp nhận thẻ, và 320.000 máy rút tiền mặt, doanh số giao dịch khoảng 800 tỷ $/năm. Thẻ Visa được VCB chấp nhận thanh toán vào năm 1990 và phát hành năm 1998 với tên gọi là Vietcombank Visa.

- Thẻ Mastercard: được phát hành vào năm 1967 bởi hiệp hội thẻ Mastercharge. Đến năm 1979, thẻ đổi tên thành Mastercard và trở thành tổ chức thẻ lớn thứ 2 thế giới sau Visa. Hiện tổ chức này có khoảng 22.000 thành viên trên 200 nước, 200.000 máy rút tiền mặt, phát hành trên 350 triệu thẻ, với khoảng 12 triệu đơn vị chấp nhận thẻ, doanh số giao dịch khoảng 460 tỷ $/năm. Thẻ Mastercard được VCB chấp nhận thanh toán vào năm 1991 và phát hành vào năm 1996 với tên gọi Vietcombank Mastercard Cội Nguồn.

- Thẻ Amex

+ Thẻ American Express: được phát hành vào năm 1958 bởi tổ chức thẻ American Express với tên gọi Gree Amex. Đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới. Thẻ American Express được VCB chấp nhận thanh toán vào năm 1994 và phát hành vào năm 2002 với tên gọi Vietcombank American Express. VCB là ngân hàng độc quyền kinh doanh và phát triển loại thẻ này trên thị trường Việt Nam.

+ Thẻ VietnamAirlines American Express (thẻ Bông Sen Vàng) là thẻ liên kết giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, hãng Hàng không quốc gia Việt Nam và tổ chức thẻ American Express.

• Thẻ ghi nợ

- Thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 được VCB khai trương thử nghiệm vào năm 1996, đến tháng 5/2002 khai trương hệ thống giao dịch tự động Connect 24. Thẻ Connect 24 của VCB được sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ, tại các đơn vị chấp nhận thẻ của VCB vào tháng 5/2003.

- Thẻ ghi nợ nội địa SG24 là phiên bản mới của thẻ Connect 24. Loại thẻ này được phát triển dựa trên nền tảng Connect 24, được xem như là một phương thức thanh toán tiện dụng, mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ. Ngoài việc là thẻ ghi nợ nội địa được kết nối trực tiếp với tài khoản cá nhân của khách hàng, đây còn là loại thẻ đầu tiên có chức năng thanh toán phí thuê bao truyền hình cáp, có chức năng bảo hiểm tai nạn với giá trị khoảng 10 triệu đồng… Thẻ cũng kết nối với khoảng 6.000 điểm mua sắm, dịch vụ, giải trí… chấp nhận thẻ và 500 điểm giảm giá cho khách hàng.

- Thẻ ghi nợ quốc tế Visa Master và Master MTV ngoài chức năng giống thẻ ghi nợ nội địa nó còn có khả năng thanh toán ở nước ngoài, đặc biệt thẻ MTV là loại thẻ giành cho giới trẻ độ tuổi từ 18 – 34, là một biểu tượng thời trang mới.

• Thẻ chấp nhận thanh toán

- Thẻ JCB do ngân hàng Sanwa phát hành vào năm 1961 tại Nhật Bản. Năm 1981, phát triển thành tổ chức thẻ quốc tế, hướng vào thị trường giải trí, du lịch. Thẻ JCB được VCB chấp nhận thanh toán vào năm 1993.

- Thẻ Dinner Club là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành năm 1949 tại Mỹ. Thẻ Dinner club được VCB chấp nhận thanh toán vào năm 2002.

2.3.2 Tình hình về hoạt động thanh toán thẻ tại VCB Huế

2.3.2.1 Quy trình thanh toán

• Thẻ tín dụng quốc tế

* Tại đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)

Khi chủ thẻ xuất trình thẻ, ĐVCNT tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, đối chiếu với danh sách thẻ cấm lưu hành, kiểm tra chứng minh thư hoặc hộ chiếu của khách hàng.

- Đưa thẻ qua máy đọc thẻ EDC, máy sẽ tự động cấp phép giao dịch. Nếu giá trị giao dịch lớn hơn hoặc bằng hạn mức thanh toán, ĐVCNT phải liên hệ với Trung tâm thẻ để xin cấp phép. Các giao dịch ứng tiền mặt đều phải xin cấp phép tại VCB HUế trước khi thực hiện giao dịch.

- Sau khi giao dịch được chấp nhận, ĐVCNT yêu cầu khách hàng hoàn thành hoá đơn. Hoá đơn gồm 3 liên: 1 liên giao lại cho khách hàng, 1 liên gửi cho ngân hàng, 1 liên ĐVCNT lưu lại để tra soát nếu có.

+ Liên gửi cho ngân hàng phải được gửi trong vòng 7 ngày sau khi giao dịch được thực hiện.

+ Liên lưu lại ĐVCNT phải được lưu trong vòng 18 tháng sau khi giao dịch được thực hiện.

- Thực hiện truyền dữ liệu thanh toán đến ngân hàng: giao dịch được truyền đến trước 14h được báo có trong ngày, sau 14h được báo có trong ngày làm việc tiếp theo.

Chi nhánh kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn và nhập dữ liệu để lập hồ sơ nhờ thu và theo dõi ĐVCNT.

- Chi nhánh được quyền tạm ứng tiền cho ĐVCNT trên cơ sở tổng giá trị hoá đơn sau khi trừ đi phí mà ĐVCNT phải thanh toán với ngân hàng (theo tỷ lệ đã quy định trong hợp đồng đại lý đã ký với VCB HUế).

- Chi nhánh lập bảng kê theo mẫu quy định và gửi Trung tâm thẻ nhờ thu. Bảng kê được phân thành 2 loại: thẻ do VCB HUế phát hành và thẻ do ngân hàng khác phát hành. Nếu nhận được báo có do trung tâm thẻ gửi về, chi nhánh đối chiếu với hồ sơ gốc nếu khớp thì làm thủ tục tất toán tài khoản nhờ thu.

* Tại Trung tâm thẻ

- Hàng ngày, Trung tâm thẻ nhận dữ liệu thanh toán của chi nhánh thanh toán chuyển về, qua đó cập nhật hồ sơ quản lý thẻ.

- Đối với thẻ do VCB Huế phát hành, Trung tâm thẻ báo nợ chi nhánh phát hành tổng giá trị hoá đơn. Đối với thẻ do chi nhánh VCB Huế tiến hành thanh toán (thẻ do ngân hàng khác phát hành), Trung tâm thẻ báo có cho chi nhánh ngân hàng đã thanh toán cho ĐVCNT tổng giá trị hoá đơn sau khi đã trừ đi phí của ĐVCNT và cộng với chi nhánh được hưởng. Đồng thời trung tâm thẻ tổng hợp thẻ do ngân hàng khác phát hành và làm thủ tục nhờ thu thông qua tổ chức thẻ quốc tế. Nếu nhận được báo có của nước ngoài, Trung tâm thẻ thẻ đối chiếu với hồ sơ gốc, nếu trùng khớp thì tiến hành tất toán các tài khoản có liên quan.

* Khi chi nhánh VCB Huế là ngân hàng phát hành

Khi nhận được giấy báo nợ do Trung tâm thẻ gửi về, chi nhánh phát hành cập nhật hồ sơ quản lý thẻ, cuối tháng, chi nhánh in và chuyển bản sao kê các giao dịch đã thực hiện trong tháng cho khách hàng và tiến hành thu nợ khách hàng. Sau khi thu nợ khách hàng, chi nhanh gửi thông tin thu nợ về cho Trung tâm thẻ cập nhật hồ sơ quản lý thẻ.

• Thẻ Connect 24

Khách hàng là chủ thẻ Connect 24 do VCB Huế phát hành có thể rút tiền tại các điểm rút tiền mặt của VCB hoặc các máy ATM, chuyển khoản trong hệ thống VCB, chuyển khoản với các ngân hàng đại lý.

Khi khách hàng thực hiện giao dịch, các thông tin tài khoản từ hệ thống ATM được truyền về Trung tâm thẻ, hệ thống sẽ đối chiếu các chứng từ với tài khoản khách

hàng tại ngân hàng và tiến hành điều chỉnh số tiền trong tài khoản khách hàng tại ngân

Một phần của tài liệu luận văn thanh toán thẻ ngân hàng TMCP ngoại thương huế (Trang 28 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w