Khái quát tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Yên Lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Lập (Trang 43 - 48)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Tổng hợp thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Yên Lập (2009 – 2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DT TH %TH/DT DT TH %TH/DT DT TH %TH/DT

I Tổng thu NSNN 98.176 254.328,57 259,054 120.935 290.435,24 240,16 165.645 421.342,61 254,36

Trong đó: Ngân sách xã 17.151 33.113,62 193,071 19.781 54.424,05 275,13 31.718 89.215,19 281,28 1 Thu 100% 4.410 6.416,48 145,498 920 3.042,15 330,67 1.250 4.825,69 386,06 2 Thu phân chia tỷ lệ % 5.100 6.328,32 124,085 10.630 26.189,38 246,37 14.560 15.214,79 104,50 3 Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc - 5.337,51 - 96,33 - 551,81

4 Thu chuyển nguồn NS năm trƣớc - 19.322,31 - 17.056,82 - 14.708,99 5 Thu bổ sung NS cấp trên 88.666 216.923,94 244,653 109.385 244.050,55 223,11 149.835 383.035,34 255,64 6

Thu tiền huy động ĐT theo khoản

3 điều 8 luật NS - - - - - 3.005,99

II Tổng chi NSNN 98.176 254.232,23 258,956 161.105 289.883,43 179,93 207.344,45 421.262,97 203,17

Trong đó: Ngân sách xã 33.113,62 - 54.423,32 89.212,88

1 Chi thƣờng xuyên. 93.937 153.888,99 163,82 117.082 158.653,34 135,51 160.204,45 193.253,53 120,63 2 Chi đầu tƣ phát triển. 2.700 59.731,70 2.212,29 42.870 73.895,34 172,37 45.300 10.577,15 228,65 3 Bổ sung cho NS cấp dƣới - 23.554,73 - 42.625,76 - 76.741,74 4

Chi chuyển nguồn ngân sách

sang năm sau. - 17.056,82 - 14.708,99 - 47.690,54

5 Dự phòng. 1.539 1.153,26 - 1.840 -

Kết dƣ ngân sách năm sau

(Thu - Chi) 96,33 551,81 79,64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua nghiên cứu tình hình thực tế về thu, chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2009-2011 từ bảng 3.1 cho thấy:

Tình hình thu ngân sách nhà nƣớc qua các năm: Thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm đều vƣợt so với kế hoạch của hội đồng nhân dân huyện giao. Thu NSNN trên địa bàn (bằng thu 100% + thu phân chia theo tỷ lệ) tăng đáng kể qua các năm (năm 2009: 12.744,8 triệu đồng, năm 2010: 29.231,53 triệu đồng, năm 2011: 23.046,47 triệu đồng). Mặc dù thu NSNN trên địa bàn huyện đều tăng qua các năm nhƣng xét về cơ cấu thì vẫn còn rất thấp (năm 2009 chiếm: 5,01% tổng thu ngân sách nhà nƣớc của huyện, năm 2010 chiếm: 10,07% tổng thu ngân sách nhà nƣớc của huyện, năm 2011 chiếm: 5,47% tổng thu ngân sách nhà nƣớc của huyện) thu ngân sách trên địa bàn chủ yếu là thuế thu từ khu vực công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh năm 2009 chiếm: 44,19% (5.631,691/12.744,8), năm 2010 chiếm: 24,64% (7.203,48/29.231,53), năm 2011 chiếm: 36,87% (8.497,63/23.046,47) tổng thu trên địa bàn. Trong đó thu ngân sách xã hàng năm đều tăng nhƣng xét về bản chất thì thực tế đây là các nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu NSX so với thu NSNN còn chiếm tỷ lệ thấp (Năm 2009 chiếm 13% thu NSNN, năm 2010 chiếm: 18,7% thu NSNN, năm 2011 chiếm: 21,2%). Nguồn thu ngân sách chủ yếu vẫn là nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm: 85% tổng thu ngân sách của huyện vì đặc điểm huyện nghèo chƣa chủ động đƣợc trong công tác thu ngân sách nên còn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên là chủ yếu.

Tình hình chi ngân sách qua các năm: Chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm đều vƣợt dự toán do hội đồng nhân dân huyện giao. Điều này cho thấy các khoản chi đã đáp ứng kịp thời nhu cầu duy trì hoạt động thƣờng xuyên, thiết yếu. Nhìn vào cơ cấu chi ta thấy: chi cho hoạt động thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ lớn: 45% - 65% tổng chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn; hoạt động chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu tƣ phát triển hàng năm đều tăng đáng kể ( năm 2009 chiếm: 23.5% tổng chi NSNN, năm 2010 chiếm: 25,5% tổng chi NSNN, năm 2011chiếm 24,7% tổng chi NSNN), nhƣ vậy hàng năm việc đầu tƣ phát triển đã đƣợc huyện chỉ đạo tập trung xây dựng nhƣ làm đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng để cải thiện đời sống của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên xét về cơ cấu chi thì hoạt động chi cho sự nghiệp kinh tế còn chiếm tỷ trọng nhỏ năm 2009: 3.111,543 triệu đồng = 2,03% chi thƣờng xuyên, năm 2010: 13.262,98 triệu đồng = 8,36% chi thƣờng xuyên, năm 2011: 12.216,04 triệu đồng = 6,32% chi thƣờng xuyên mà thực chất đây là những khoản chi có ý nghĩa trong việc nuôi dƣỡng các nguồn thu trong tƣơng lai của ngân sách huyện. Trong đó chi ngân sách xã hàng năm cũng tăng cùng chi ngân sách huyện nhằm đáp ứng những yêu cầu trong công tác quản lý tuy nhiên chi ngân sách xã vẫn mang tính duy trì hoạt động thƣờng xuyên là chủ yếu, hoạt động chi ngân sách xã để nuôi dƣỡng nguồn thu trong tƣơng lai thực tế còn hạn chế. Đây là những yếu điểm mà công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện cần tập trung khắc phục trong thời gian tới (việc phân tích đƣợc trình bày cụ thể ở các mục dƣới ).

Mối quan hệ thu – chi ngân sách: Từ những phân tích thu - chi ngân sách huyện trên địa bàn qua các năm 2009-2011 ở trên ta thấy NSNN của huyện hàng năm đều tăng đảm bảo nguyên tắc cân đối thu - chi, năm nào cũng có kết dƣ ngân sách, chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới hàng năm đều tăng giúp cho ngân sách xã, thị trấn có thêm nguồn đầu tƣ phát triển tại địa phƣơng, tăng chi hoạt động giúp bộ máy chính quyền cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Việc xây dựng dự toán, thực hiện dự toán NSNN trên địa bàn huyện Yên Lập có ảnh hƣởng lớn và trực tiếp đến dự toán của ngân sách cấp xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Lập (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)