a Kiểm tra ngân sách xã
Kiểm tra tiến hành ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý ngân sách xã. Kiểm tra là một biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy định về chế độ NSX, đảm bảo quy định về chế độ kế toán đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh, việc kiểm tra, kiểm toán phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên và ở tất cả các bƣớc trong quản lý NSX. Kiểm tra để phát hiện ra những vấn đề không đúng chế độ, không đúng pháp luật để từ đó có các biện pháp xử lý và uốn nắn kịp thời.
Nâng cao vai trò giám sát của HĐND xã đối với công tác ngân sách xã; các cơ quan tài chính cấp trên, đặc biệt là phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành, thị phải thƣờng xuyên kiểm tra, hƣớng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý NSX.
Việc tiến hành kiểm tra nội bộ là vô cùng quan trọng; đồng thời UBND cấp trên, các cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẵn sàng vào cuộc khi có dấu hiệu để tìm ra, ngăn chặn, xử lý những sai phạm,…từ đó làm cho NSX hoạt động theo đúng quỹ đạo, hiệu quả, nền tài chính lành mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình thức kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra định kỳ: Đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năng theo kế hoạch nhất định. Việc kiểm tra đƣợc tiến hành đối với hoạt động của NSX trong một thời gian nhất định.
- Kiểm tra đột xuất: đó là việc kiểm tra của các cơ quan, đơn vị chức năng một cách đột xuất, thƣờng khi có các sự việc xảy ra hoặc có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý NSX.
- Kiểm tra thƣờng xuyên: đây là công tác kiểm tra thƣờng xuyên trong quá trình hoạt động của NSX. Công tác kiểm tra thƣờng gắn với các cơ quan chủ quản của NSX nhƣ ngành tài chính, Thuế, KBNN…
b - Phân tích và đánh giá việc chấp hành ngân sách xã
Phân tích và đánh giá đó là một hoạt động cần thiết cho sự phát triển của NSX, việc phân tích và đánh giá thƣờng thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết về tài chính ngân sách; thông qua các hội nghị giao ban, hội thảo chuyên đề, thông qua các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách.
Phân tích các hoạt động kinh tế của ngân sách nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách trong một thời kỳ; đối chiếu việc chấp hành thực tế so với các chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định hiện hành. Từ đó phát hiện ra những sai sót, hạn chế trong công tác NSX. Trên cơ sở đó có các định hƣớng, biện pháp cho sự phát triển của NSX trong giai đoạn tiếp theo.