Những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Lập (Trang 93 - 104)

huyện và nguyên nhân

* Đối với công tác quản lý lập dự toán ngân sách xã: Qua điều tra 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Lập và từ những phân tích ở mục trên về công tác lập dự toán cho thấy có 15/17 xã chiếm 88% số xã thực hiện theo đúng quy trình lập dự toán: căn cứ vào tình hình thực tế các nguồn thu trên địa bàn, các mức thu đƣợc Nhà nƣớc quy định và thống kê đƣợc số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn để xây dựng dự toán thu; căn cứ định mức phân bổ mà Hội đồng nhân dân tỉnh quy định, tiến hành thảo luận với các ban, ngành, đoàn thể, kế hoạch đầu tƣ trong năm để xây dựng dự toán chi. Các xã còn lại chỉ căn cứ theo số giao dự toán của UBND huyện để xây dựng dự toán thu, dự toán chi theo hình thức áp đặt, chính vì thế dự toán chỉ mang tính hình thức, chƣa kế hoạch hóa đƣợc tình hình thu, chi tại địa bàn nên trong quá trình điều hành ngân sách thƣờng phải điều chỉnh, không kiểm soát hết đƣợc nguồn thu, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách, cụ thể:

- Các xã, thị trấn này không kiểm soát đƣợc số thu của ngân sách cấp mình đƣợc hƣởng dần đến bỏ ngoài ngân sách, bỏ sót nguồn thu, các tổ đội thuế lợi dụng khe hở để điều chuyển nguồn thu các hộ kinh doanh cá thể của các địa phƣơng này gây mất nguồn thu ngân sách xã.

- Đối với công tác quản lý dự toán chi không căn cứ vào định mức phân bổ mà Hội đồng nhân dân tỉnh quy định (Đây là mức tối thiểu để thực hiện các nhiệm vụ diễn ra thƣờng xuyên trong năm) dẫn tới bố trí nguồn lực không phù hợp với nhiệm vụ phải thực hiện, từ đó chất lƣợng các phong trào văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa thông tin, thể dục - thể thao không cao, chi sự nghiệp kinh tế không phát huy đƣợc hiệu quả nuôi dƣỡng nguồn thu tăng thu cho ngân sách, nảy sinh các mâu thuẫn nội bộ giữa các khối đoàn thể.

Các địa phƣơng khi xây dựng dự toán vẫn còn tâm lý trông chờ ỷ nại vào sự bao cấp của ngân sách cấp trên, chƣa phát huy hết tiềm năng thu của địa phƣơng.

Từ kết quả công tác thẩm định dự toán năm 2011 của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cho thấy, việc xây dựng dự toán còn chậm (Có 14/17 xã, thị trấn chấp hành đúng lịch chiếm 82% tổng số xã, thị trấn), một số xã còn gặp khó khăn trong việc lập, phân bổ dự toán chi theo Mục lục NSNN, các số liệu trong các biểu mẫu gửi lên cấp trên còn bị tẩy xoá.

Nghiên cứu thực trạng công tác lập dự toán thu, chi NSX trên địa bàn huyện Yên Lập nói chung và tại 01 xã, 01 thị trấn điển hình của huyện Yên Lập chúng ta có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

Thứ nhất: Đối với yêu cầu lập dự toán:

Dự toán của các xã, thị trấn đƣợc lập cơ bản theo các biểu mẫu quy định, đã xác định đƣợc các nguồn thu, nhiệm vụ chi trong năm để xây dựng dự toán, dự toán đã đảm bảo cân đối thu chi. Tuy nhiên xét về tổng thể còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý đã đặt ra, đó là căn cứ để điều hành các hoạt động thu - chi ngân sách diễn ra trong năm.

Thứ hai: Trong công tác lập dự toán đa số các xã đã căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, dựa trên các chế độ, định mức quy định, nắm bắt đƣợc các nhu cầu chi tiêu của các đơn vị, các ban ngành đoàn thể của xã, thị trấn. Trên cơ sở các nguồn thu, các xã (thị trấn) đã xây dựng các nhiệm vụ chi đảm bảo cho hoạt động, phù hợp với khả năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự toán vẫn bộc lộ những tồn tại đó là: Các khoản thu ổn định tại địa bàn khi xây dựng dự toán chƣa phản ánh đầy đủ, còn bỏ sót nguồn thu. Việc giao dự toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu của huyện về khoản thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản chỉ căn cứ vào số thực hiện của các xã để giao dẫn tới việc số thu phải xây dựng tăng trong khi quỹ đất công ích ngày càng thu hẹp. Do đó các xã sẽ khó hoàn thành đƣợc dự toán thu với khoản thu này trong các giai đoạn tiếp theo. Với những nhóm nguồn thu không ổn định các xã, thị trấn thƣờng xây dựng cao, dễ xảy ra mất cân đối ngân sách nếu những nguồn thu này không hoàn thành. Khoản thu bổ sung cân đối xây dựng cao cho thấy các xã chƣa khai thác triệt để nguồn thu trên địa bàn, còn trông chờ, ỷ nại vào hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Khoản chi thƣờng xuyên khi xây dựng dự toán các xã còn chƣa bám sát định mức phân bổ mà Hội đồng nhân dân tỉnh quy định, nhiều khoản chi còn xây dựng thấp hơn định mức phân bổ đƣợc UBND huyện giao.

Thứ ba: - Đối với trình tự lập dự toán: trên cơ sở trình tự lập dự toán ngân sách xã theo quy định, hầu hết các xã đã thực hiện theo trình tự lập dự toán. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các xã tiến hành còn chậm, có những đơn vị đến tháng 1 năm ngân sách dự toán vẫn chƣa xây dựng xong (nhƣ xã Trung Sơn, Thị trấn Yên Lập, xã Xuân Viên). Việc trình HĐND xã quyết định dự toán chƣa đƣợc thực hiện đúng theo quy định, có xã chƣa trình HĐND xã đã nộp lên UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện để tổng hợp kiểm tra nhƣ: xã Trung Sơn, xã Nga Hoàng. Nhƣ vậy là còn chƣa nắm đƣợc hết quy trình lập dự toán và chƣa phát huy vai trò của HĐND xã, chƣa thể hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng dự toán.

Những nguyên nhân chính của những tồn tại nêu trên là:

Một là: Công tác lập dự toán ngân sách xã chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, mặc dù khâu lập dự toán là một khâu hết sức quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động thu, chi ngân sách xã trong năm nhƣng một số nơi chƣa thể hiện hết vai trò của HĐND xã trong việc quyết định dự toán của địa phƣơng.

Hai là: Việc phối kết hợp giữa Ban Tài chính với các bộ phân liên quan trong việc xây dựng dự toán chƣa đƣợc tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ba là: Việc lập dự toán ngân sách xã mới chỉ đƣợc UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hƣớng dẫn bằng văn bản hoặc thông qua cán bộ nghiệp vụ của phòng mà chƣa có lớp tập huấn, đào tạo chính thức nào.

Bốn là: Các xã xây dựng kế hoạch chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của huyện giao nên các địa phƣơng chƣa thực sự chủ động. Việc kiểm tra, thẩm định dự toán ngân sách xã của phòng Tài chính - Kế hoạch chƣa sâu, do lực lƣợng mỏng, không thể nắm hết thực tế của từng xã, việc tham mƣu cho UBND huyện giao kế hoạch cho các xã còn chƣa sát với thực tế, do vậy việc giao kế hoạch còn mang tính áp đặt.

Năm là: Việc đào tạo chắp vá (thông qua đào tạo tại chức) cùng với việc thay đổi cán bộ tài chính - kế toán nên dẫn đến việc xây dựng dự toán còn chƣa đƣợc tốt.

* Đối với việc chấp hành dự toán thu ngân sách: Từ những phân tích và qua kết quả điều tra đối với cán bộ theo dõi thu ngân sách và cán bộ theo dõi nguồn thu của các xã, thị trấn và cán bộ theo dõi thu ngân sách của phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện về cơ bản các xã đã nắm đƣợc mức thu và thu đúng mức thu đƣợc Nhà nƣớc quy định tuy nhiên vẫn có một số xã thu sai mức thu nhà nƣớc quy định cụ thể:

Đối với khoản thu đóng góp cơ sở hạ tầng: đây là khoản thu tƣơng đối lớn của các xã trên địa bàn huyện năm 2011: qua điều tra tại 5/17xã cho thấy bên cạnh khoản thu đóng góp làm đƣờng bê tông nông thôn thì các xã còn thu đóng góp xây dựng mặt bằng cơ sở hạ tầng khi đƣợc giao đất thổ cƣ. Để huy động khoản thu này HĐND các xã (thị trấn) xây dựng mức thu và ra Nghị quyết để UBND xã triển khai thu với mức đóng góp từ 3 – 5 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên theo Chỉ thị số 24/2007/CT - TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ ngày 01/11/2007 về việc chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân quy định: đối với khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, HĐND, UBND các cấp không đƣợc ra văn bản bắt buộc đóng góp, không đƣợc giao chỉ tiêu huy động cho cấp dƣới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp dịch vụ công mà ngƣời dân đƣợc hƣởng, do đó đây là một khoản thu sai của chính quyền cấp xã.

Việc UBND các xã, thị trấn thực hiện thu khoán đối với các tổ chức, cá nhân dẫn tới buông lỏng quản lý để các tổ chức cá nhân này thu tùy tiện thu cao hơn mức thu phí đã đƣợc HĐND xã quy định, trái với Pháp lệnh phí và lệ phí, qua điều tra tại 5/17 xã thị trấn thì có 2 đơn vị thu đúng mức thu đƣợc HĐND xã quy định 3 đơn vị thu sai mức thu đƣợc HĐND xã quy định cụ thể: đối với phí trông giữ xe máy tại chợ theo quy định của tỉnh thu mức 2.000đ/lƣợt xe nhƣng tại chợ thị trấn lại thu với mức 3.000- 5.000đ/lƣợt xe.

Đối với khoản thu điều tiết: khoản thuế công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh nhiều xã, thị trấn còn chƣa thống kê đầy đủ số hộ kinh doanh trên địa bàn và số doanh thu tính thuế để kiểm soát nguồn thu cơ quan thuế điều tiết, vì vậy đây là kẽ hở để các tổ đội thuế lợi dụng để điều chuyển nguồn thu ngân sách của các xã. Điều tra 7 xã, chỉ có 02 xã tiến hành thống kê số hộ kinh doanh và thuế đã nộp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn mình quản lý, các xã còn lại thì xác định đây là nghĩa vụ của cơ quan thuế nên không có trách nhiệm quan tâm theo dõi.

Mặc dù các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng để đôn đốc các khoản thu nộp nhằm tăng thu cho ngân sách xã, nhiều xã làm tốt công tác vận động, đƣa ra thời điểm thu thích hợp nên thu tƣơng đối dóc các khoản phải thu nhƣng còn một số xã còn để nợ đọng; theo kết quả điều tra tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đối với các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu: - Đối với khoản thu 100%: khoản thu đất công ích và hoa lợi công sản, thu đóng góp tự nguyện là hai khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất thì tổng số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nợ đọng của các xã trên địa bàn huyện vẫn còn tồn đọng. Các địa phƣơng tồn đọng lớn nhƣ: Thị trấn Yên Lập, xã Lƣơng Sơn, xã Xuân An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết thì khoản thu thuế nhà đất và thu tiền sử dụng đất là hai khoản thu vẫn còn nợ đọng. Các hộ đƣợc giao đất đƣợc hƣởng lợi rất nhiều giữa khoản nộp tiền sử dụng đất so với giá thị trƣờng, do đó khi đƣợc giao đất các hộ dân đều thực hiện đóng đầy đủ các khoản thu cho ngân sách xã. Nhƣng khoản thuế nhà đất thì hầu nhƣ xã nào cũng có tồn đọng với mức độ tồn đọng khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến tồn đọng do một bộ phận dân cƣ còn nghèo chƣa nộp kịp thời, bên cạnh đó là do việc đầu cơ đất đai của các nhà đầu tƣ, mà các nhà đầu tƣ này lại không có hộ khẩu đăng ký tại địa bàn vì thế các địa phƣơng vẫn phải đƣa vào sổ bộ thuế theo dõi lũy kế số nợ đọng đến khi các nhà đầu tƣ làm thủ tục chuyển nhƣợng hoặc đầu tƣ xây dựng mới thu đƣợc khoản thu này.

* Đối với việc chấp hành dự toán chi ngân sách xã: Chúng ta thấy từ khi Luật NSNN đƣợc ban hành và áp dụng đến nay, chi NSX của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chi thƣờng xuyên đã đảm bảo ít nhất ở mức tối thiểu cho hoạt động của bộ máy chính quyền xã, thị trấn, số chi năm sau cao hơn năm trƣớc và bình quân hàng năm tăng 52,95 %, chi đầu tƣ phát triển tăng cao, tăng bình quân 62,93%. Vì thế, hiệu lực quản lý nhà nƣớc đƣợc giữ vững, vai trò của các tổ chức đoàn thể đƣợc nêu cao và phát huy tác dụng; Nhìn chung các phong trào đƣợc phát triển, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội đƣợc đảm bảo, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững đƣợc thể hiện 100% số xã, thị trấn có nhà văn hoá khu dân cƣ, có trạm y tế, trƣờng học, trụ sở khang trang, kiên cố; đời sống kinh tế xã hội của địa phƣơng đƣợc cải thiện đáng kể, thu nhập ngƣời dân bình quân tăng 9 %/năm làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, uy tín của Đảng và Nhà nƣớc tại cơ sở đƣợc củng cố và giữ vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên bên cạnh những việc đã làm đƣợc vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:

Qua đánh giá nhìn chung cơ cấu chi ngân sách xã của huyện Yên Lập còn chƣa hợp lý đó là các xã, thị trấn tập trung quá nhiều vào chi đầu tƣ phát triển, bên cạnh mặt tích cực là hoàn thiện đƣợc cơ sở hạ tầng ở các địa phƣơng, tuy nhiên nó cũng tác động tiêu cực đến chi thƣờng xuyên vì nguồn lực ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn hạn chế mà tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển tăng thì tỷ trọng chi thƣờng xuyên bị giảm đi. Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 chi đầu tƣ phát triển chiếm từ 28- 42% tổng chi ngân sách xã.

Do nguồn kinh phí dành cho chi thƣờng xuyên hạn hẹp dẫn tới một số xã, thị trấn trên địa bàn chỉ chi hoạt động bằng hoặc nhỏ hơn định mức phân bổ chi ngân sách mà HĐND tỉnh quy định. Qua điều tra tại 5 xã, thị trấn thì chỉ có 02 đơn vị sử dụng tăng thu để chi thƣờng xuyên, số còn lại sử dụng tăng thu để chi đầu tƣ phát triển mà theo quy định thì phần vƣợt thu 50% để làm lƣơng, còn lại ƣu tiên cho chi thƣờng xuyên, còn nếu tăng thu từ đấu giá sử dụng đất thì dành cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó chi thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng thấp dẫn tới một số địa phƣơng chi cho các hoạt động quốc phòng, chi sự nghiệp văn hóa thông tin, chi thể dục thể thao, chi sự nghiệp kinh tế chƣa đảm bảo theo yêu cầu.

Với chi sự ngiệp giáo dục (chi cho giáo dục mầm non) mặc dù xét về tổng thể dự toán tăng chi bình quân là 64,48%, nhƣng số kinh phí tăng chủ yếu là bù vào tăng lƣơng cho giáo viên theo lộ trình tăng lƣơng của Chính Phủ, còn chi hoạt động của nhà trƣờng hầu nhƣ không tăng trong khi giá cả bị trƣợt giá nhiều. Vì thế để duy trì tốt các hoạt động của mình các trƣờng mầm non đã đặt ra các khoản thu tự nguyện vận động các gia đình có con em theo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Lập (Trang 93 - 104)