Tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Lập (Trang 114 - 126)

bộ xã

Con ngƣời là nhân tố trung tâm có ảnh hƣởng quyết định đến việc quản lý ngân sách xã, trong những năm qua công tác quản lý ngân sách xã của huyện Yên Lập bên cạnh những việc đã làm đƣợc còn bộc lộ không ít hạn chế mà nguyên nhân quan trọng xuất phát từ khâu quản lý, điều hành, giám sát. Để đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nƣớc, kiện toàn chính quyền cấp xã thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở cấp cơ sở là rất quan trọng.

Với mục tiêu nâng cao trình độ quản lý trong các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tài chính ngân sách xã nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngân sách trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng, nâng cao chất lƣợng giám sát, chất lƣợng quản lý ngân sách xã, thị trấn. Vì vậy phải tăng cƣờng năng lực quản lý, nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã và cán bộ làm công tác tài chính – kế toán tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Công tác bổ nhiệm Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch HĐND xã, tuyển dụng cán bộ tài chính xã cần quan tâm về nhân tố con ngƣời, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để nâng cao chất lƣợng quản lý, giám sát của UBND xã và đặc biệt là công tác giám sát của HĐND xã. Từ thực tế nhƣ phân tích ở trên tôi nhận thấy công tác quản lý giám sát của HĐND cấp xã ở một số xã vẫn còn lỏng lẻo, công tác lập dự toán một số xã chƣa trình HĐND xã đã chuyển lên cấp huyện điều này cho thấy vai trò thực sự của HĐND xã chƣa đƣợc chú trọng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là năng lực quản lý của các thành viên HĐND chƣa cao, trình độ chuyên môn còn hạn chế vì vậy đã làm giảm vai trò giám sát của HĐND xã trong lĩnh vực tài chính - kế hoạch. Do đó cần phải chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ của quản lý của Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND cấp xã, và cán bộ tài chính xã thông qua các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, giám sát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để từ đó cán bộ địa phƣơng có thể nâng cao nhận thức, xác định rõ vị trí, quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của mình trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Bổ sung những kiến thức còn thiếu trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách tránh đƣợc những sai sót nhƣ thời gian qua.

Phân loại đối tƣợng đào tạo tập huấn: Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, cán bộ tài chính - kế toán của các xã, thị trấn để có chƣơng trình đào tạo cho phù hợp. Cụ thể nhƣ sau:

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện sẽ phối hợp với Chi cục thuế huyện, phòng chuyên môn của Sở Tài chính biên soạn tài liệu, mở lớp tập huấn cho từng đối tƣợng:

- Với đối tƣợng là Chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn sẽ có chƣơng trình tập huấn về Luật Ngân sách, Luật thuế, Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh về xây dựng dự toán, quản lý thu - chi ngân sách.

+ Với đối tƣợng là Chủ tịch HĐND sau đợt tập huấn phải xác định đƣợc vai trò của HĐND trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách, giám sát UBND trong quá trình điều hành ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc. Hiểu đƣợc thẩm quyền của mình đƣợc ban hành những khoản thu gì, mức thu nhƣ thế nào tại địa phƣơng, tránh đƣợc những sai sót do thiếu hiểu biết gây nên.

+ Với đối tƣợng là Chủ tịch UBND xã bên cạnh việc nắm rõ quy định về lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nƣớc, Luật thuế và Pháp lệnh phí, lệ phí còn phải hiểu đƣợc quy định của Luật kế toán, xác định trách nhiệm chủ tài khoản kế toán trong khi duyệt chi ngân sách, khai thác nguồn thu, nắm đƣợc chế độ quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản để chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tuân thủ các quy định của nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, cách thức huy động và quản lý nguồn thu trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nội dung tập huấn phải theo hƣớng giảm bớt những phần lý luận chung, đƣa ra các tình huống cụ thể gắn với chức danh, công việc, nhiệm vụ mà từng đối tƣợng đảm nhiệm. Lấy các xã, thị trấn làm tốt từng công việc để các địa phƣơng học tập. Tổ chức tọa đàm giữa các học viên và cán bộ nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên để cùng nhau giải quyết những vƣớng mắc tại cơ sở.

- Với đối tƣợng là cán bộ làm công tác tài chính – kế toán: phòng tài chính kế hoạch của huyện sẽ mời thêm giáo viên của các trƣờng chuyên nghiệp về tài chính, kế toán tập huấn thêm về nghiệp vụ hạch toán kế toán, cán bộ của Sở Tài chính hƣớng dẫn về các văn bản liên quan đến chế độ, chính sách tài chính ngân sách, cán bộ Chi cục thuế hƣớng dẫn Luật thuế, Pháp lệnh phí - lệ phí và các văn bản hƣớng dẫn thi hành:

+ Về nghiệp vụ kế toán: sẽ tập huấn cho các học viên cách mở sổ kế toán, cách ghi chép sổ kế toán, chứng từ kế toán, luân chuyển chứng từ, lên hệ thống báo biểu quyết toán, cách hạch toán những nghiệp vụ khó thƣờng gặp, cách chữa sổ kế toán nhằm bổ sung những thiếu sót mà các cán bộ tài chính – kế toán xã, gặp phải. Đƣa ra các bài tập gắn liền với thực tế để các học viên thực hành. Tổ chức thảo luận nhóm với giáo viên, tổ chức kiểm tra giữa kỳ để đánh giá nhận thức của học viên tìm ra những điểm yếu để bổ sung kiến thức trong quá trình tập huấn.

+ Với chế độ chính sách quản lý – thu chi tài chính: cán bộ Chi cục thuế sẽ tập huấn về các chính sách thuế mới, các loại phí, lệ phí phát sinh tại xã, thị trấn cách thức tổ chức thu. Cán bộ Sở Tài chính sẽ truyền đạt các chế độ chính sách của Trung ƣơng và của tỉnh, các chính sách mới ban hành, cách thức quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản và hiểu đƣợc các cơ chế ƣu đãi của tỉnh, huyện nhằm khai thác tốt chính sách ƣu đãi này để phát triển kinh tế xã hội tại các địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kết thúc đợt tập huấn chọn 01 xã làm tốt để cho các học viên tham quan học tập kinh nghiệm. Căn cứ vào những kiến thức tiếp thu và kinh nghiệm của các xã làm tốt mỗi học viên sẽ viết bài thu hoạch để đánh giá những việc đã làm đƣợc, tìm ra những khâu yếu kém của địa phƣơng đề ra biện pháp khắc phục.

Từ những buổi tập huấn nhƣ trên cán bộ tài chính – kế toán ngân sách xã sẽ hiểu sâu hơn về nghiệp vụ, học hỏi đƣợc các đồng nghiệp, nắm bắt chế độ, chính sách trong lĩnh vực tài chính ngân sách, thuế, phí, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản tham mƣu cho lãnh đạo UBND, HĐND lập dự toán sát với thực tế, quản lý chặt chẽ nguồn thu, chi đảm bảo đúng chính sách chế độ, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn vốn ngân sách dùng cho chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. Lành mạnh hóa tình hình tài chính ngân sách tại các xã phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách xã trong phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phƣơng.

4.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách xã

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính ngân sách xã sẽ cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm bớt các thao tác ghi sổ, thực hiện theo một quy trình thống nhất trên địa bàn toàn huyện, thuận tiện cho việc chỉ đạo từ phòng tài chính - kế hoạch của huyện, nâng cao hiệu quả công việc, rút ngắn thời gian mở sổ sách kế toán, lập báo báo, gửi báo cáo theo quy định. Đồng thời việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc lập dự toán, phân bổ dự toán ngân sách nhà nƣớc, điều hành ngân sách, quyết toán ngân sách thực hiện theo một quy trình thống từ đó cán bộ tài chính - kế toán của các xã sẽ giảm bớt khối lƣợng ghi chép sổ sách kế toán, tính toán lên hệ thống báo biểu, dành nhiều thời gian cho công tác quản lý, bao quát đƣợc hết các hoạt động tài chính ở địa phƣơng; phòng tài chính - kế hoạch huyện có đƣợc thông tin về tình hình quản lý ngân sách xã, thị trấn một cách nhanh nhất thuận tiện cho việc triển khai điều hành, xử lý các vấn đề thuộc tầm vĩ mô và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy đƣợc những yếu điểm cụ thể của từng địa phƣơng để chỉ đạo khắc phục kịp thời.

Hiện nay phòng Tài chính - kế hoạch UBND huyện Yên Lập: áp dụng phần mền Tabmis thống nhất từ cấp trung ƣơng, sở Tài chính, kho bạc nhà nƣớc và phòng Tài chính – kế hoạch các huyện thị đây là hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc - Tabmis, là chƣơng trình quan trọng nằm trong dự án "Cải cách tài chính công" của Chính phủ, giúp hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên đối với 17 xã, thị trấn hiện tại đang áp dụng phần mềm kế toán MISA do sự không đồng đều về chất lƣợng nhân lực nên tuy đã triển khai nhƣng vẫn còn một số xã chƣa biết sử dụng: xã Minh Hòa, xã Xuân An còn lại đa số các xã, thị trấn đã biết sử dụng nhƣng còn nhiều lúng túng chƣa khai thác hết hiệu quả tiện ích của phần mền kế toán trong việc quản lý ngân sách nhà nƣớc của cấp ngân sách đơn vị mình…Một số địa phƣơng chƣa kết nối Internet, làm cho việc cung cấp thông tin cho cấp huyện chƣa đảm bảo tính chính xác, kịp thời làm ảnh hƣởng đến công việc chung của phòng Tài chính - Kế hoạch.

Xuất phát từ thực trạng và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ vậy nên cần có sự phân loại đối tƣợng để đạo tào riêng về mảng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý ngân sách tài chính xã, thị trấn cụ thể nhƣ sau:

- Nhóm đối tƣợng chƣa qua đào tạo hoặc chƣa quen sử dụng máy vi tính và mạng INTERNET.

- Nhóm đã quen sử dụng máy vi tính và mạng INTERNET.

+ Qua khoá đào tạo yêu cầu các học viên phải nắm đƣợc cách nhập dự toán, nhập chứng từ kế toán, in hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo Dự toán, Quyết toán và thực hiện kết xuất thông tin từ phần mềm kế toán ra EXCEL sử dụng hộp thƣ điện tử truyền số liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kết thúc khoá đào tạo các học viên trở về địa phƣơng thực hành luôn việc nhập dự toán và chứng từ thực tế phát sinh ở đơn vị mình, lập đủ các hệ thống báo cáo và gửi báo cáo về phòng tài chính - kế hoạch huyện thông qua một hòm thƣ điện tử đã đƣợc khai báo. Phòng tài chính - kế hoạch huyện sẽ phân công 01 cán bộ theo dõi ngân sách xã, thị trấn làm nhiệm vụ khai thác số liệu báo cáo của các xã, thị trấn gửi tổng hợp để phân tích thông tin cung cấp cho lãnh đạo phòng để chỉ đạo.

4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Lập địa bàn huyện Yên Lập

4.3.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đẩy mạnh việc phân cấp thu chi ngân sách cho các xã, thị trấn nhất là các khoản chi đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn, điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách theo hƣớng ƣu tiên tăng đầu tƣ cho con ngƣời, kịp thời cải cách tiền lƣơng, các chính sách an sinh xã hội, ƣu tiên bố trí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, hạ tầng cơ sở ở địa phƣơng. Tiếp tục triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nƣớc và địa phƣơng, đẩy mạnh quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, mở rộng áp dụng các hình thức đầu tƣ cho cơ sở.

- UBND tỉnh cần có cơ chế tạo điều kiện cho ngân sách xã đa dạng hóa nguồn thu, tập trung khai thác hết khả năng tiềm tàng của địa phƣơng, nhất là lợi thế về vị trí và đất đai (quỹ đất II còn rất nhiều trong khi nguồn thu hoa lợi công sản lại quá ít so với tiềm năng).

- UBND tỉnh tiếp tục phát huy và thực hiện chủ trƣơng đầu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn tập trung cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở của địa phƣơng, đồng thời kế hoạch tiền sử dụng đất phần huyện xã đƣợc hƣởng theo tỷ lệ % không nên giao nhiệm vụ chi cụ thể nhƣ hiện nay vì theo tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp thì chỉ nên định hƣớng còn cụ thể giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào nhiệm vụ gì nên để UBND xã, huyện trình HĐND cùng cấp thông qua theo Nghị quyết của cấp ủy và HĐND cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội từng năm của địa phƣơng và theo quy định của Luật ngân sách Nhà nƣớc.

- Đề nghị UBND tỉnh tập trung bố trí nguồn lực cho địa phƣơng thực hiện thanh toán khối lƣợng hoàn thành đối với các công trình nợ đọng đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt đầu tƣ nhƣng bố trí vốn quá ít.

4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

- Hoàn thiện Luật ngân sách nhà nƣớc về các vấn đề nhƣ phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc tuy bƣớc đầu tạo thế chủ động cho chính quyền địa phƣơng nhƣng có mặt còn hạn chế, tiến hành chậm, chƣa thực sự phát huy và khuyến khích thế mạnh ở địa phƣơng. Thủ tục cấp phát ngân sách còn rƣờm rà, qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian và công sức của đơn vị thụ hƣởng ngân sách.

- Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn thu, chi ngân sách nhà nƣớc, rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu; Xóa bỏ các định mức, tiêu chuẩn chi lạc hậu; Ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý ngân sách. Do bức xúc của tình hình, nhiều địa phƣơng đã tự quy định một số chế độ riêng, ngoài quy định của Trung ƣơng. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị phân cấp, phân quyền cho địa phƣơng đƣợc phép ban hành một số chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách với những yêu cầu và điều kiện nhất định theo mức trong khung do Trung ƣơng quy định. Chính phủ cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: Các định mức do trung ƣơng ban hành; các định mức do trung ƣơng quy định mức khung, giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm địa phƣơng. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với đặc điểm và khả năng ngân sách của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từng cấp chính quyền; Phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa lý của các vùng, lãnh thổ; Phù hợp với quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Lập (Trang 114 - 126)