6. Thiết kế thuật toán: Các cách thức (ph−ơng pháp xử lý) đ−ợc dùng để cung cấp cho các dịch vụ đ−ợc thiết kế chi tiết và đ−ợc đặc tả.
4.1.3.1. Sự kết dính (cohension)
Sự kết dính của một thành phần là độ đo về tính khớp lại với nhau. Một thành phần thực hiện một chức năng logic hoặc thực hiện một thực thể logic. Tất cả các thành phần đó đều tham gia vào các công việc của hệ thống. Nừu một thành phần không tham gia trực tiếp vào việc thực hiện chức năng thì mức độ kết dính của nó là thấp.
Constantine và Yourdon định nghĩa ra 7 mức kết dính theo thứ tự tăng dần sau đây:
1- Kết dính gom góp: Các phần của thành phần không liên quan với nhau, song lại
bị bó vào một thành phần.
2- Hội hợp logic: Các thành phần cùng thực hiện chức năng t−ơng tự, chẳng hạn nh− vào, xử lý lỗi… là đ−ợc đặt vào trong một thành phần.
3- Kết dính theo thời điểm: Tất cả các thành phần cùng hoạt hoá một lúc, chẳng hạn
nh− khởi sự và kết thúc… là đ−ợc bó vào với nhau.
4- Kết dính thủ tục: Các phần tử trong thành phần đ−ợc ghép lại trong một dãy điều khiển.
5- Kết dính truyền thông: Các phần trong thành phần cùng thao tác trên cùng một
dữ liệu và và đ−a ra cùng một dữ liệu ra.
6- Kết dính tuần tự: Trong một thành phần, “ra” của phần tử này là “vào” của phần
tử khác.
7- Kết dính chức năng: Mỗi phần của thành phần đều cần thiết để thi hành một
Các lớp kết dính này không đ−ợc định nghĩa chặt chẽ và cũng không phải là luôn quyết định đ−ợc.
Một đối t−ợng kết dính có thể là một thực thể đơn. Tất cả các phép toán trên thực thể đó đều nằm trong thực thể đó (mang tính nội tại). Do vậy có thể xác định một lớp kết dính nữa là:
8- Kết dính đối t−ợng: Mỗi phép toán cho một chức năng, chức năng này cho
phép các thuộc tính của đối t−ợng đ−ợc cải biến, kiểm xoát và sử dụng nh− là cơ sở cho việc cung cấp các dịch vụ.