8. Các b−ớc từ 1 tới 7 đ−ợc lặp lại cho tới khi việc mô hình hoá dữ liệu hoàn tất.
4.3. Giao diện ng−ời sử dụng.
Trong lời tựa cho cuốn sách về thiết kế giao diện ng−ời dùng, Ben Shneiderman có viết:
Chán nản và lo âu là một phần của cuộc sống th−ờng ngày đối với những ng−ời dùng các hệ thống tin học hoá. Họ vật lộn để học ngôn ngữ chỉ lệnh (syntax - cú pháp câu lệnh) hay các hệ thống lựa chọn các mục (menu) vốn đ−ợc xây dụng để giúp cho họ làm việc. Một số ng−ời gặp phải các tình huống nghiêm trọng nh− choáng máy tính, khiếp hãi thiết bị cuối (terminal) - ví
dụ nh− máy in, máy foto, máy fax, … - hay cáu bẳn với mạng đến mức họ tránh lé việc dùng các hệ thống tin học hóa.
Vấn đề mà Shneiderman ngụ ý tới là có thật. Tất cả chúng ta đều gặp các “giao diện” khó học, khó dùng, lẫn lộn, không khoan dung và trong nhiều tr−ờng hợp, hoàn toàn làm cho ng−ời dùng chán nản. Quả vậy, một số ng−ời dành thời gian và công sức để xây dựng ra các giao diện này và các thể ng−ời xây dựng ra chúng không chủ ý tạo ra các vấn đề nh− vậy.
Trong phần này ta sẽ xem xét thiết kế giao diện ng−ời dùng - một chủ đề đã trở lên ngày càng quan trọng khi việc dùng máy tính càng phát triển. Chúng ta gặp các giao diện "thông minh" khi dùng máy photocopy, lò vi sóng, bộ xử lý văn bản, hay hệ thống thiết kế có máy tính trợ giúp (CASE). Theo quan điểm ng−ời dùng, chính giao diện là cho phi công bay đ−ợc trên con tàu hiện đại, bác sĩ X-quang diễn giải đ−ợc các kết quả của máy quét CAT, ngân hàn chuyển hàng triệu đô-la qua các lục địa … Giao diện theo nhiều cách là việc “đóng gói” cho phần mềm máy tính. Nếu nó dễ học, sử dụng đơn giản, trực tiếp và dung thứ thì ng−ời dùng sẽ thiên h−ớng dùng hiệu quả nh−ng cái gì có ở bên trong. Nếu nó không có các đặc tr−ng này thì vấn đề sẽ th−ờng xuyên nảy sinh.
Trong các phần tr−ớc, chúng ta đã thảo luận các thiết kế có liên quan đến những cái bên trong của phần mềm. Mặc dầu có tầm quan trọng chủ chốt về chất l−ợng phần mềm toàn bộ, "thiết kế" vẫn đ−ợc coi nh− là bị che dấu với ng−ời dùng cuối cùng theo nhiều cách. Thiết kế giao diện lại khác. Nếu nó rất tốt thì ng−ời dùng sẽ rơi vào nhịp độ tự nhiên của t−ơng tác. Ng−ời đấy thậm chí có thể quên mất rằng việc trao đổi đ−ợc tiến hành với máy. Nh−ng nếu tồi thì ng−ời sử dụng sẽ lập tức biết đến điều đó và sẽ không hài lòng với cách thức "không thân thiện" của t−ơng tác.
Thiết kế giao diện ng−ời dùng phải xử lý nhiều nghiên cứu về con ng−ời cũng nh− đã làm với các vấn đền công nghệ. Ai là ng−ời dùng? Ng−ời dùng học t−ơng tác với hệ thống dựa trên máy tính mới nh− thế nào? Ng−ời dùng diễn giải thông tin do hệ thống tạo ra nh− thế nào? Ng−ời dùng trong đợi gì ở hệ thống? Đó chỉ là một số trong nhiều câu hỏi và phải trả lời nh− một phần của thiết kế giao diện ng−ời dùng.