Các mức trừu t−ợng của đặc tả.

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm (Trang 30 - 31)

1. Thiết lập các

3.4. Các mức trừu t−ợng của đặc tả.

Các đặc tả đ−ợc thể hiện ở một vài mức trừu t−ợng khác nhau cùng với mối t−ơng liên giữa các mức ấy. Mỗi mức nhắm đến các đối t−ợng đọc khác nhau mà họ có quyền quyết định về việc dựa vào đó mà thực hiện đánh giá bản thiết kế của các nhà phát triển phần mềm. Các mức đó là:

Mức 1: Định ra yêu cầu.

Đ−ợc thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên về các dịch vụ mà hệ thống sẽ phải cung cấp. Phần này phải đ−ợc viết sao cho dễ hiểu đối với khách hàng và ng−ời quản lý hợp đồng, ng−ời sẽ mua sản phẩm phần mềm và ng−ời sẽ sử dụng nó. Kỹ thuật đặc tả phi hình thức là thích hợp cho mức đặc tả này.

Mức 2: Đặc tả yêu cầu.

Tài liệu nêu ra các dịch vụ một cách chi tiết hơn. Tài liệu này đôi khi còn đ−ợc gọi là tài liệu đặc tả chức năng. Yêu cầu đối với đặc tả ở mức này là phải chính xác đến mức có thể làm cơ sở cho hợp đồng giữa nhà phát triển phần mềm và khách hàng. Đồng thời cũng cần đ−ợc viết sao cho dễ hiểu đối với nhân viên kỹ thuật của cả nơi

mua phần mềm và nơi phát triển hệ thống. Kỹ thuật đặc tả hình thức hẳn là thích hợp cho mức đặc tả nh− vậy, tuy nhiên cũng còn tuỳ thuộc vào trình độ kiến thức cơ bản của khách hàng. Tốt hơn cả là ta có thể dùng loại hình hỗn hợp để đặc tả.

Mức 3: Đặc tả phần mềm / đặc tả thiết kế (đây là mô tả trừu t−ợng cho phần mềm).

Dùng làm cơ sở cho việc thiết kế và thực thi. Cần thể hiện một quan hệ rõ ràng giữa t− liệu này và đặc tả yêu cầu. Ta phải xác định rằng: đối t−ợng đọc ở đây chủ yếu là các kỹ s− phần mềm chứ không phải là ng−ời sử dụng hoặc ng−ời quản lý. Kỹ thuật đặc tả hình hình thức là hoàn toàn phù hợp cho mức đặc tả này.

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phần mềm (Trang 30 - 31)