Đánh giá khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của côngty

Một phần của tài liệu Phân tích và hoạch định tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu COMECO (Trang 46 - 52)

XĂNG DẦU COMECO 3.1. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

3.1.1. Đánh giá khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty công ty

Bƣớc đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty, từ đó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến động của chúng.Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ sức mạnh tài chính của công ty.

Bảng 3.1: Quy mô và cơ cấu tài sản và nguồn vốn COMECO qua các năm

ĐVT: Triệu đồng 2010 2011 2012 2013 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 265,481 230,217 372,202 322,920 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 198,846 218,338 234,409 274,537 TỔNG TÀI SẢN 464,327 448,555 606,611 597,457 A. NỢ PHẢI TRẢ 107,101 90,720 249,386 237,379 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 357,226 357,836 357,225 360,078 TỔNG NGUỒN VỐN 464,327 448,555 606,611 597,457 Chỉ tiêu Năm 199 218 234 275 265 230 372 323 357 358 357 360 107 91 249 237 0 100 200 300 400 500 600 700 Tài sản Nguồn

vốn Tài sản Nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

T

đồ

ng

Biểu đồ 3.1: Biến động quy mô và cơ cấu tài sản COMECO qua các năm

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Qua bảng và biểu đồ trên ta có thể đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn nhƣ sau:

Tình hình tổng tài sản:Tình hình tổng tài sản của công ty nhìn chung là biến động theo hƣớng tăng qua 4 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012. Năm 2010 tổng tài sản là hơn 464 tỷ đồng, sang năm 2011 tổng tài sản giảm xuống còn gần 449 tỷ dồng , tức giảm 3.40% so với năm 2010. Đến năm 2012, tình hình tài sản có sự thay đổi lớn, đột ngột tăng mạnh lên gần 607 tỷ đồng, tức tăng 35.24% so với 2011, và sau đó chững lại và giảm nhẹ xuống còn hơn 597 tỷ đồng vào năm 2013 (tƣơng ứng giảm 1.51%). Đây dấu hiệu tốt, cho thấy quy mô công ty ngày càng phát triển. Nguyên nhân làm cho tình hình tổng tài sản của công ty biến động theo xu hƣớng tăng trong 4 năm vừa qua chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn trong 2 năm 2012 và 2013 tăng đột biến cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tài sản so với năm 2010 và 2011.

Tình hình tổng nguồn vốn: Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự thay đổi trong tổng tài sản của công ty cũng chính là sự thay đổi tƣơng ứng bên phần tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn bị tác động chủ yếu là do phần nợ phải trả. Cụ thể, năm 2010 nợ phải trả của công ty là hơn 107 tỷ đồng, năm 2011 là hơn 90.7 tỷ đồng, tức giảm 15.30% . Nhƣng sang năm 2012 tổng nợ phải trả đã tăng lên đột biến lên hơn 249 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 174.90% so với năm 2011. Do chính điều này đã làm cho cơ cấu tăng trƣởng của tổng nguồn vốn cũng biến đổi theo. Sang năm 2013, nợ phải trả của công ty giảm nhẹ xuống còn khoảng 237 tỷ đồng, tức giảm 4.81% so với 2012. Điều này cho thấy công ty đang tăng cƣờng huy động vốn đề tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay bên ngoài. Điều này có mặt tốt là giúp công ty tận dụng đòn bẩy tài chính và có thêm vốn mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên mặt trái của việc vay nợ là sẽ làm tăng thêm sức ép lên khả năng thanh toán của công ty, đồng thơi có thể dẫn đến việc mất tự chủ về tài chính Tóm lại: Qua 4 năm hoạt động, tình hình biến động tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty có xu hƣớng tăng. Mặc dù đang đứng trƣớc với hàng loạt những thách thức là phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhƣng năm 2012 và 2013 công ty vẫn giử đƣợc sự tăng trƣởng tổng tài sản cũng nhƣ tổng nguồn vốn so với năm 2010 và 2011, đây là bƣớc tiến thành công trong tiến trình xây dựng chiến lƣợc hoạt động của ban lãnh đạo cũng nhƣ hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty.

3.1.2.Phân tích biến động tài sản

Nhìn một cách tổng quát, qua bảng phân tích và biểu đồ ta thấy rằng, quy mô tổng tài sản của COMECO đã giảm từ hơn 464 tỷ đồng vào năm 2010 xuống khoảng 448.5 tỷ đồng vào năm 2011, tức là giảm 3.40%, nguyên nhân là do mặc dù giá trị tài sản dài hạn có tăng nhƣng giá trị tài sản ngắn hạn lại giảm, và tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ tăng tài sản dài hạn. Sang năm 2012, tổng tài sản đã tăng lên gần 607 tỷ đồng, tức tăng 35.24%, nguyên nhân là do giá trị tài sản ngắn hạn tăng mạnh, tài sản dài hạn cũng tăng nhƣng tăng ít hơn. Đến năm 2013, tổng tài sản của COMECO là hơn 597 tỷ đồng, tức giảm 1.51% so với 2012, nguyên nhân là do mặc dù giá trị tài sản dài hạn của COMECO có tăng nhƣng giá trị tài sản ngắn hạn lại giảm và tốc độ giảm lớn hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Ta thấy rằng quy mô hoạt động của kinh doanh của COMECO giảm nhẹ trong năm 2011, sau đó tăng lên trong năm 2012 và có xu hƣớng giảm nhẹ vào năm 2013.

Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động của tài sản công ty COMECO, ta đi sâu vào phân tích các khoản mục của phần tài sản:

198,846 218,338 234,409 274,537 265,481 230,217 372,202 322,920 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

T

riệu

đồ

ng

Biểu đồ 3.2: Quy mô và cơ cấu tài sản COMECO qua các năm

TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN

Đối với tài sản ngắn hạn: Từ biểu đồ ta thấy, vào năm 2010, giá trị tài sản ngắn hạn là hơn 265 tỷ đồng, chiếm 57.18% tổng giá trị tài sản của COMECO. Sang năm 2011, giá trị tài ngắn hạn giảm xuống còn hơn 230 tỷ đồng, tức giảm 13.28%, chiếm 51.32% tổng giá trị tài sản. Đến năm 2012,giá trị tài sản ngắn hạn tăng lên thành hơn 372 tỷ đồng, tức tăng 61.67% so với năm 2011, đồng thời tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cũng tăng lên, chiếm 61.36% giá trị tổng tài sản của COMECO. Sang năm 2013, tài sản ngắn hạn giảm xuống còn gần 323 tỷ đồng, tức giảm 13.24% so với năm 2012, đồng thời tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cũng giảm xuống, chiếm 54.05% giá trị tổng tài sản của COMECO.Nhìn chung, quy mô và tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản trong 3 năm qua có xu hƣớng tăng. Điều này cho thấy trong 3 năm vừa qua công ty có xu hƣớng mở rộng kinh doanh không thông qua đầu tƣ tài sản cố định. Quy mô và tỷ trọng của tài sản ngắn hạn thay đổi chủ yếu là do các yếu tố sau:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng liên tục từ gần 23 tỷ đồng vào năm 2010 lên hơn 38 tỷ đồng vào năm 2011 (tức tăng 66.30%) và lên hơn 56.5 tỷ đồng vào năm 2012 (tức tăng 48.24%). Tỷ trọng của khoản mục này trên tài sản ngắn hạn tăng từ 8.64% vào năm 2010 lên 16.57% vào năm 2011 và sau đó giảm nhẹ xuống còn 15.19% vào năm 2012. Sự tăng lên của của giá trị tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong năm 2011 và 2012 có thể là do giá trị và tỷ trọng của khoản phải thu giảm mạnh, đây là dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đã quản trị tốt khoản phải thu, chính sách bán hàng phù hợp đã giảm đáng kể ngày phải thu bình quân, tăng khả năng đáp ứng vốn cho sán xuất. Lƣợng tiền mặt tăng đáng kể cho thấy khả năng thanh toán tức thời và lƣợng tiền mặt có sẵn để chi trả và thanh toán của công ty tốt. Tuy nhiên, công ty cần xem xét lại nhu cầu tiền mặt cho hợp lý, đƣa lƣợng tiền thừa vào sản xuất kinh doanh

8,740 7,881 17,389 21,078 83,324 42,122 191,985 208,589 101,901 95,208 52,298 50,153 48,580 46,863 53,988 15,059 22,936 38,142 56,543 28,042 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

T

riệu

đồ

ng

Biểu đồ 3.3: Quy mô và cơ cấu Tài sản ngắn hạn COMECO qua các năm

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

mục này trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn cũng giảm xuống còn 8.68%. Lƣợng tiền trong năm 2013 giảm có thể do nhiều nguyên nhân, có thể là do lƣợng hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, công ty chƣa thu đƣợc tiền từ các đơn vị khác, nghĩa là công ty bị các công ty khác chiếm dụng vốn và có một số vốn ứ đọng ở hàng tồn kho.

Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn giảm nhẹ từ khoảng 48.5 tỷ đồng vào năm 2010 xuống còn gần 47 tỷ đồng vào năm 2011 (tức giảm 3.53%) và sao đó tăng lên thành gần 54 tỷ đồng vào năm 2012, tức tăng 15.20%. Tỷ trọng của khoản mục trên tổng tài sản ngắn hạn lại tăng từ 18.30% vào năm 2010 lên 20.36% vào năm 2011 và sau đó giảm mạnh xuống thành 14.50% vào năm 2012, nguyên nhân là do tốc độ tăng của khoản mục này không theo kịp tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Sự tăng lên về quy mô của khoản mục này có thể là do những khoản đầu tƣ của công ty tăng giá trị, mang lại doanh thu tài chính cho công ty, hoặc có thể là do công ty đầu tƣ thêm vào các tài sản tài chính ngắn hạn này. Tuy nhiên, khi nhìn sang bảng Báo cáo Kết quả Hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy rằng doanh thu tài chính trong năm 2012 giảm so với 2011, do đó, ta có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng giá trị của các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn có thể là do công ty đầu tƣ thêm vào các tài sản tài chính ngắn hạn. Sang năm 2013, giá trị của các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn của COMECO giảm mạnh, xuống còn khoảng 15 tỷ đồng, tức giảm 72.11% so với 2012, đồng thời tỷ trọng của khoản mục này cũng giảm xuống còn 4.66%. Khi nhìn vào bảng Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy khoản mục chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ giảm so với 2012, bên cạnh đó báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của công ty xuất hiện thêm dòng thu từ việc thu hồi đầu tƣ góp vốnv ào đơn vị khác. Nhƣ vậy, sự sụt giảm của giá trị của các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn có thể chủ yếu là do công ty đã bán đi các khoản đầu tƣ của mình

Các khoản phải thu ngắn hạn của COMECO liên tục giảm trong năm 2011 và 2012, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012, từ gần 102 tỷ đồng vào năm 2010 xuống còn hơn 95 tỷ đồng vào năm 2011, sau đó xuống còn hơn 52 tỷ đồng vào năm 2012 và tiếp tục giảm nhẹ xuống còn khoảng 50 tỷ đồng vào năm 2013 (tức giảm 6.57% vào năm 2011, 45.07% vào năm 2012, và 4.1% vào năm 2013), tỷ trọng của khoản phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn giảm từ 38.38% vào năm 2010 xuống 41.36% vào năm 2ắm,14.05% vào năm 2012 và 15.53% vào năm 2013. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ, hạn chế việc bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn.

Hàng tồn kho trong năm 2011 giảm mạnh từ hơn 83 tỷ đồng xuống còn hơn 42 tỷ đồng (tức giảm 49.45%), sau đó tăng mạnh lên gần 192 tỷ đồng vào năm 2012 (tức tăng 355.78%) và tiếp tục tăng lên mức gần 209 tỷ đồng vào năm 2013. Tỷ trọng trên tài sản ngắn hạn cũng giảm tƣơng ứng từ 31.39% xuống 18.30%, lên 51.58% và lên 64.59% vào các năm 2010,2011,2012 và 2013. Việc tăng tồn kho đối với một doanh

nghiệp có thể là dấu hiệu tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào nguyên nhân của việc tăng tồn kho là gì. Khi quan sát kỹ hơn các báo cáo tài chính quý của COMECO, ta có thể nhận ra là khoản mục hàng tồn kho của công ty tăng chủ yếu là 6 tháng cuối năm 2012, khi quan sát báo cáo tài chính của đối thủ cạnh tranh của COMECO là công ty SFC, ta cũng nhận thấy điều tƣơng tự. Nguyên nhân của việc này có thể là do trong thời gian này, giá xăng dầu trong nƣớc và thế giới đi ngƣợc chiều nhau. Trong nửa cuối năm 2012, giá xăng đƣợc bộ tài chính quy định trong nƣớc tăng liên tục từ mức 20,600đồng/lít lên mức cao nhất là 23,650 đồng/lít sau đó giảm nhẹ xuống 23,150 đồng/lít. Trong khi đó, trong thời gian này giá xăng dầu trên thế giới lại có xu hƣớng giảm, với giá dầu thô trung bình đạt mức cao nhất 94.49USD/thùng, mức thấp nhất là 86.6USD/thùng. Việc chênh lệch xu hƣớng giá giữa 2 thị trƣờng mở ra cơ hội kinh doanh kiếm thêm lợi nhuận, cho nên trong thời gian này COMECO cũng nhƣ công ty SFC tiến hành đầu tƣ dự trữ hàng tồn kho làm tăng khoản mục hàng tồn kho của 2 công ty này.

Nhƣ vậy, qua phân tích biến động quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn, ta thấy rằng nguyên nhân lớn nhất ảnh hƣởng đến sự biến động của tài sản ngắn hạn trong 2 năm 2012- 2013 là do sự tăng lên và giảm xuống của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Đối với tài sản dài hạn: Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng, tài sản dài hạn của công ty hầu hết là các tài sản cố định, do đó, sự biến động của tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là do sự thay đổi của tài sản cố định. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013, giá trị tài sản cố định của công ty liên tục tăng, từ gần 195 tỷ đồng vào năm 2010 lên gần 215 tỷ đồng vào năm 2011 (tăng 10.40%), hơn 231 tỷ đồng vào năm 2012 (tăng 7.6%), và gần 259 tỷ đồng vào năm 2013 (tăng 11.81%). Nguyên nhân là do trong thời gian này, công ty liên tục đầu tƣ sữa chữa và nâng cấp các chi nhánh xăng dầu trong mạng lƣới

12,748 194,688 214,936 231,263 258,575 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T riệu đồ ng

Biểu đồ 3.4: Biến động quy mô và cơ cấu tài sản dài hạn COMECO qua các năm

Tài sản cố định

Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn

dầu số 29, 35, 36, 37, 38, 39, 40; tiếp tục thi công xây dựng dự án Tổng kho xăng dầu COMECO với diện tích hơn 20ha tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Bên cạnh đó, trong năm 2013, công ty có đầu tƣ thêm về tài chính dài hạn, góp phần tăng tài sản dài hạn của công ty. Việc tăng giá trị tài sản dài hạn của công ty là dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đang mở rộng mạng lƣới kinh doanh của mình, đáp ứng với nhu cầu của thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Phân tích và hoạch định tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu COMECO (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)