Các phƣơng pháp hoạch định tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và hoạch định tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu COMECO (Trang 32 - 116)

Hiện nay có 2 phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng để hoạch định tài chính doanh nghiệp là phƣơng pháp tỷ lệ % doanh thu và phƣơng pháp phân tích hồiquy . Phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng là phƣơng pháp hoạch định theo % doanh thu.

Phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu là phƣơng pháp khá đơn giản. Phƣơng pháp này giả thiết rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu bán tƣơng lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Các số liệu quá khứ đƣợc sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất. Thông thƣờng lấy tỷ lệ trung bình của hai năm gần nhất để tính toán ra tỷ lệ trung bình.

Sau khi tính toán ra tỷ lệ phần trăm trung bình so với doanh thu và dự toán đƣợc doanh thu tƣơng lai ta nhân doanh thu dự toán với tỷ lệ phần trăm trung bình để ra đƣợc giá trị của các khoản mục. Nếu doanh nghiệp phân chia lợi tức cổ phần thì còn tuỳ thuộc vào quyết định của hội đồng quản trị nên không dựa trên số liệu quá khứ.

Thực chất của phƣơng pháp này là lập các bảng cân đối dự toán (các báo cáo tài chính trong tƣơng lai) của doanh nghiệp và dự kiến các biện pháp cần thiết để làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp phù hợp với mong muốn.

Các bƣớc của phƣơng pháp này bao gồm:

- Dự báo doanh thu và đề ra chỉ tiêu doanh thu và các chỉ số tài chính mục tiêu của kỳ kế hoạch tới.

- Dự báo nhu cầu tài sản để đáp ứng nhu cầu tăng doanh thu và các chỉ tiêu tài chính đó.

- Dự báo lƣợng vốn tự phát sinh trong điều kiện tác nghiệp bình thƣờng. - Xác định nhu cầu vốn bổ sung

- Xây dựng các báo cáo tài chính dự kiến sơ bộ của doanh nghiệp. - Dự kiến phƣơng pháp (kế hoạch) huy động lƣợng vốn bổ sung

- Phản ánh những thay đổi tác động của việc huy động vốn đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Tiến hành các điều chỉnh và phản hồi cho tới khi đạt yêu cầu đề ra.

- Phân tích vị thế tài chính dự kiến của doanh nghiệp và đề xuất giải pháp để đạt đƣợc vị thế tài chính mục tiêu.

Nhu cầu vốn bổ sung là lƣợng vốn mà công ty cần huy động bằng cách vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu hoặc sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại. Việc dự báo nhu cầu vốn bổ sung thƣờng gồm 3 nội dung:

- Xác định lƣợng vốn mà công ty sẽ phải cần đến cho một hạn định trƣớc. - Xác định lƣợng vốn mà công ty có thể huy động nội tại từ chính hoạt động kinh doanh của mình (vốn nội sinh).

- Xác định lƣợng vốn mà công ty cần phải huy động từ bên ngoài (vốn ngoại sinh)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ - XĂNG DẦU COMECO

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ - XĂNG DẦU

Tên giao dịch viết tắt: COMECO

Mã chứng khoán: COM

Địa chỉ: Tầng 7-8-9 Tòa nhà COMECO, số 549 Điện Biên Phủ, Phƣờng 3, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 3832 1111 - 3830 2222 - 38 303 222 - 38 306 222 Fax: (84-8) 3832 5555 Mã số thuế: 0300450673. E.mail: comecopetro@hcm.vnn.vn Website: www.comeco.vn Ngày thành lập : 13-12-1975 Ngày cổ phần hoá: 13-12-2000 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận hệ thống vận tải của Nha Lộ vận chế độ cũ khá lớn với trên 5000 phƣơng tiện vận tải hàng hóa và vận tải hành khách các loại. Từ thực trạng nền kinh tế bao cấp, mặt hàng nhiên liệu là loại vật tƣ chiến lƣợc, Nhà nƣớc quản lý và phân phối theo kế hoạch nên Sở Giao thông Vận tải đã thành lập Phòng Quản lý Xăng dầu vào cuối năm 1975 để đảm nhiệm công việc này. Phòng Quản lý xăng dầu chính là tiền thân của Công ty Cổ phần Vật tƣ – Xăng dầu (COMECO) ngày nay.

Qua hơn 38 năm hoạt động, do quy mô và nhiệm vụ của từng giai đoạn khác nhau nên tên gọi của công ty tiếp tục đƣợc thay đổi nhƣ sau:

- Xí nghiệp Rửa xe và Cung ứng Xăng dầu: từ tháng 8/1977 đến tháng 12/1978, theo Quyết định số 107/TC-GT-TP ngày 14-8-1977 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xí nghiệp Cung ứng Vật tƣ: từ tháng 12/1978 đến tháng 12/1981, theo Quyết định số 08/TCCB-QĐ ngày 28-12-1978 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xí nghiệp Cung ứng Nhiên liệu: từ tháng 12/1981 đến cuối năm 1992, theo Quyết định số 226/QĐ-TC ngày 28-12-1981 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công ty Vật tƣ Thiết bị Giao thông Vận tải: Thực hiện Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng về củng cố và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc, UBND TP.HCM đã hợp nhất hai đơn vị Xí nghiệp Cung ứng Nhiên liệu và Công ty Dịch vụ Giao thông Vận tải thành Công ty Vật tƣ Thiết bị Giao thông Vận tải (Doanh nghiệp đƣợc xếp hạng Xí nghiệp loại I). Công ty Vật tƣ Thiết bị Giao thông

Vận tải đƣợc thành lập theo Quyết định số 42/QĐ-UB ngày 26-01-1993 của UBND TP.HCM về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nƣớc Công ty Vật tƣ Thiết bị Giao thông Vận tải.

- Công ty Cổ phần Vật Tƣ – Xăng dầu (COMECO): Từ tháng 12/2000 đến nay, dƣợc thành lập theo Quết định số 94/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nƣớc thành công ty cổ phần và công ty cổ phần chính thức hoạt đồng từ ngày 13/12/2000.

COMECO trực thuộc Sở Giao thông Công chánh TP.HCM từ tháng 1/2001 đến tháng 9/2004

Ngày 15/7/2004, Ủy ban Nhân dân TP.HCM ra quyết định số 172/2004/QĐ-UB thành lập Tổng Công ty Cơ khí Vận Tải Giao thông Sài Gòn (SAMCO) thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, theo đó có 25 công ty trực thƣợc Sở Giao thông Công chánh là công ty con và toàn bộ cơ cấu tổ chức của SAMCO trƣớc đây trở thành công ty mẹ. Theo quyết định trên COMECO đã trở thành thành viên của SAMCO kể từ tháng 10/2004 đến tháng 2/2010. Vốn nhà nƣớc do SAMCO nắm giữ vào thời điểm tháng 3/2010 là 1,096,940 cổ phiếu (chiếm 13.71% trên vốn điều lệ 79,999 tỷ đồng), ngoài ra SAMCO còn mua thêm 503,060 cổ phiếu (chiếm 6.29% vốn điều lệ)

Từ tháng 3/2010 COMECO đƣợc chuyển về Văn phòng Thành ủy TP.HCM. Vốn Saigon Petro tại COMECO gồm: vốn Nhà nƣớc đƣợc chuyển từ Tổng công ty SAMCO 1,096,940 cổ phiếu (chiếm 13.71 % vốn điều lệ) cộng với phần tự mua thêm, tổng cổng Saigon Petro nắm giữ 1,678,670 cổ phiếu (chiếm 20.98% vốn điều lệ). SAMCO giữ lại phần mua thêm 503,060 cổ phiếu làm cổ đông chiến lƣợc.

2.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Mục tiêu chiến lƣợc của COMECO là tập trung nguồn lực cho việc phát triển nghành kinh doanh xăng dầu; thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực; phát triển Văn hóa, Thƣơng hiệu COMECO; phấn đấu đƣa COMECO trở thành thƣơng hiệu của chất lƣợng dịch vụ và số 1 về chất lƣợng dịch vụ trong kinh doanh hóa dầu tại Việt nam. Đồng thời thực hiện tốt bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc, Cổ đông và Ngƣời lao động.

Để thực hiện mục tiêu của mình, COMECO đã đề ra định hƣớng phát triển tới năm 2016 nhƣ sau:

- Tiếp tục nâng cao thị phần bán lẻ xăng dầu; phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm tối thiểu 10%/năm

- Xây dựng nhà máy pha chế dầu nhờn COMECO, sản xuất các sản phẩm hóa dầu và có thể khai thác các ngành hàng khác dƣới nhiều hình thức đầu tƣ tại hơn 20 ha đất của Dự án Tổng kho Xăng dầu COMECO ở Nhơn Trạch, Đồng Nai.

- Đầu tƣ công nghệ sản xuất kinh doanh và quản lý theo hƣớng hiện đại, đặc biệt là đầu tƣ để kinh doanh nhiên liệu sạch.

- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, khai thác tối đa quỹ đất để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đào tạo nguồn nhân lực đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên.

- Bảo toàn và phát triển vốn; quản lý an toàn tài chính, sử dụng vốn hiệu quả phù hợp với chiến lƣợc phát triển của Công ty.

- Duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lý chất lƣợng (ISO 900:2008; ISO 14001:2004; OHSAS 18001:2007) và 7 tiêu chí của Giải thƣởng Chất lƣợng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Tiếp tục xây dựng Văn hóa và phát triển thƣơng hiệu COMECO bền vững trên thƣơng trƣờng; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty

2.3. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. 2.3.1.Các nghành nghề kinh doanh chính: 2.3.1.Các nghành nghề kinh doanh chính:

- Kinh doanh xăng, dầu, nhớt: với mạng lƣới 42 chi nhánh cửa hàng xăng dầu rộng khắp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận, kinh doanh xăng dầu đƣợc coi là lĩnh vực chủ đạo và là trục trính trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh của COMECO, doanh thu đến từ ngành này chiếm 99.56% tổng doanh thu toàn công ty năm 2012.

- Dịch vụ cho thuê văn phòng - kho bãi: Bên cạnh kinh doanh xăng dầu, dịch vụ cho thuê văn phòng – kho bãi cũng là một mảng kinh doanh mang tới nguồn thu đáng kể cho COMECO, mới địa điểm cho thuê chính là tòa Cao ốc COMECO tọa lạc tại số 549 Điện Biên Phủ - Phƣờng 3 - Quận 3 - TP.HCM. Doanh thu đến từ ngành này chiếm 0.38% doanh thu toàn Công ty năm 2012.

- Các nghành kinh doanh khác: bao gồm kinh doanh thiết bị cho trạm xăng và vật tƣ, phƣơng tiện GTVT; bảo dƣỡng, sữa chữa ô tô và xe có động cơ khác; dịch vụ rửa xe; xây dựng nhà các loại và lắp đặt hệ thống xây dựng khác; kinh doanh bất động sản. Doanh thu đến từ các ngành này chiếm 0.06% doanh thu toàn Công ty năm 2012.

2.3.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Xăng dầu là loại vật tƣ đặc biệt về mặt lý hóa, thƣơng phẩm cũng nhƣ phƣơng tiện tổ chức các quy trình công nghệ. Vì vậy, kinh doanh xăng dầu phải có cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành với hệ thống công nghệ, cơ sở vật chất riêng biệt nhƣ : bể chứa, hệ thống đƣờng ống, ... và phải vận tải bằng phƣơng tiện chuyên dùng. Ngoài ra, vị trí kinh doanh cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, nếu vị trí kinh doanh không tốt, trạm xăng nằm ở khu vực có lƣu lƣợng xe cộ ít thì việc kinh doanh xăng dầu sẽ không đạt đƣợc hiệu quả. Do đó, để có thể tham gia vào ngành xăng dầu, các công ty cần phải có một lƣợng vốn tƣơng đối lớn, và trình độ khoa học kỹ thuật nhất định.

Là mặt hàng vật tƣ thiết yếu và mang tính chiến lƣợc đối với sự phát triển của đất nƣớc, những năm qua, Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện quyền kiểm soát của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nƣớc giao hạn ngạch nhập khẩu cho 14 doanh nghiệp đầu mối. 14 doanh nghiệp xăng dầu này sau đó mới bán lại xăng dầu cho các doanh nghiệp bán lẻ nhƣ công ty COMECO để cung ứng ra thị trƣờng. Để bảo đảm xăng dầu cho sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trƣờng nội địa, nhà nƣớc can thiệp rất mạnh vào thị trƣờng này. Nhà nƣớc thực hiện việc kiểm soát giá đối với xăng dầu, các doanh nghiệp bán lẻ hoàn toàn không có quyền thiết lập giá bán lẻ cho mình mà phải tuần theo mức giá chung áp dụng trên cả nƣớc. Các doanh nghiệp muốn tăng giá phải báo cáo mức giá tăng với liên bộ Tài chính – Công Thƣơng, nếu thấy bất hợp lý, yêu cầu này sẽ không đƣợc chấp nhận. Đây là đặc điểm quan trọng của ngành xăng dầu, ảnh hƣởng trực tiếp tới doanh thu của COMECO.

Ngoài ra, ngành xăng dầu còn có một tính chất rất quan trọng là tính độc quyền. Tại Việt Nam, số lƣợng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu xăng dầu rất có hạn, hiện tại chỉ có 14 doanh nghiệp. Họ biết nhau và có thể thỏa thuận với nhau để chi phối thị trƣờng. Do đó, hiện tƣợng độc quyền nhóm hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí, các doanh nghiệp này có thể ngừng cung ứng sản phẩm cho COMECO trong những khoảng thời gian nhất định. Xét trên bình diện rộng hơn, trên thị trƣờng xăng dầu thế giới, Tổ chức xuất khẩu dầu OPEC là tổ chức lớn nhất giữ vai trò chi phối, thao túng giá cả. Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng, với một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nhƣ COMECO, đặc điểm này khiến COMECO khó kiểm soát về giá đầu vào, ảnh hƣởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán của công ty trên bảng báo cáo thu nhập.

2.3.3. Địa bàn kinh doanh và đối thủ cạnh tranh

Địa bàn kinh doanh chủ yếu của COMECO là TP.HCM. Ngoài ra, COMECO còn có một số chi nhánh xăng dầu tại một số tỉnh lân cận là Long An, Bình Dƣơng, Bến Tre, Lâm Đồng.

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, việc tham gia kinh doanh bán lẻ xăng dầu có sự tham gia của các thành phần kinh tế nhà nƣớc, cổ phần, tƣ nhân, liên doanh. Trong đó đáng kể nhất là các cửa hàng của công ty nhà nƣớc và các công ty Cổ phần (Cổ phần hóa từ Doanh nghiệp nhà nƣớc) đều có qui mô lớn và vị trí của các cửa hàng (đƣợc quốc hữu hóa từ các công ty nƣớc ngoài sau ngày giải phóng sài gòn) này đều nằm trên các trục đƣờng huyết mạch của Thành phố nhƣ Quốc lộ 1A, tuyến xuyên tâm Thành phố nối các tỉnh Miềm Đông Nam bộ với miền Tây.

Trên thị trƣờng xăng dầu thành phố Hồ Chí Minh, COMECO có 2 đối thủ cạnh tranh chính, lớn nhất là Xí nghiệp Bán lẻ xăng dầu của Petrolimex, với 68 trạm kinh doanh xăng dầu trên toàn địa bàn thành phố, và Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) với 24 trạm (công ty COMECO hiện có 33 trạm trên địa bàn TP.HCM). Các đối thủ còn lại là các trạm xăng tƣ nhân nhỏ lẻ.

2.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

2.4.1. Mô hình quản trị và nguyên tắc hoạt động:

Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng Cổ đông, Đại hội đồng Cổ đông bầu Hội đồng Quản trị để lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội, bầu Ban Kiểm sát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị, điều hành Công ty.

Điều hành hoạt động của Công ty là Ban điều hành, trong đó đứng đầu là Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Cơ cấu tổ chức của Công ty đƣợc xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các khối chức năng công việc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổng Giám đốc quản lý và điều hành công việc thông qua việc phân cấp, phân quyền cho Giám đốc các bộ phận để giải quyết các công việc cụ thể .

Các tổ chức Đảng, Đoàn, Công Đoàn trong Công ty hoạt động theo hiến pháp, pháp luật Việt Nam

2.4.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty COMECO

Công ty có cấu trúc bộ máy quản lý theo đúng mô hình Công ty cổ phần (xem biểu đồ), bao gồm :

Đại hội đồng cổ đông : Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Quyết định những vấn đề đƣợc Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và hoạch định tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu COMECO (Trang 32 - 116)