Kết quả kinh doanh của VAB – Chi nhánh Tân Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 43 - 46)

trong việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn trong thời gian qua, VAB – Chi nhánh Tân Bình đã đạt được kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VAB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 / 2007 2009 / 2008 2007 2008 2009 Mức +/- Tỷ lệ (%) Mức +/- Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 33,989 82,495 109,864 48,506 142.71 27,369 33.18 Tổng chi phí 26,273 82,461 93,771 56,188 213.86 11,310 13.72 Trích dự phòng rủi ro 1,333 1,361 4,386 28 2.10 3,025 222.26 Lợi nhuận trước thuế 7,716 34 16,093 (7,682) (99.56) 16,059 472,32.35

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính VAB – Chi nhánh Tân Bình 2008, 2009

Từ bảng 2.3 cho thấy, qua các năm thu nhập của VAB – Chi nhánh Tân Bình đều tăng dần. Thu nhập năm 2008 là 82,495 triệu đồng, tăng 142.71% so với năm 2007. Bên cạnh sự gia tăng thu nhập thì chi phí cũng tăng với tỷ lệ 213.86% so với năm 2007, lớn hơn tốc độ gia tăng thu nhập với trích lập dự phòng rủi ro năm

2008 tăng 2.10% so với năm 2007, nguyên nhân làm cho chi phí tăng lên cao chủ yếu do chi phí lãi năm 2008 tăng mạnh, ngoài ra còn do hoạt động đầu tư của VAB – Chi nhánh Tân Bình năm 2009 có những bước tiến đáng kể như việc phát triển mạng lưới phòng giao dịch, đầu tư công nghệ, đào tạo nhân sự,... Việc đầu tư này có thể làm lợi nhuận hiện tại giảm xuống nhưng sẽ củng cố tương lai. Ngoài ra, chi phí tăng cũng do tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng so với năm 2007, tỷ lệ nợ loại 3-5 chiếm 1.80% trong tổng dư nợ. Sự gia tăng chi phí đã làm giảm tốc độ lợi nhuận trước thuế năm 2008 của NH nhỏ hơn mức tăng thu nhập tới 99.56% so với năm 2007. Và cũng vì trong bối cảnh khủng hoảng thị trường nhất là khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, hầu như các NH đều không đạt kế hoạch so với đầu năm và VAB – Chi nhánh Tân Bình cũng không nằm ngoài trường hợp này. Vì thế, NH cần xem xét ngay việc huy động vốn và tình hình kinh doanh của NH để có những giải pháp phù hợp khắc phục kịp thời tình trạng trên.

Sang năm 2009, thu nhập của VAB – Chi nhánh Tân Bình tăng là 109,864 triệu đồng, tăng 33.18% so với năm 2008, đồng thời chi phí cũng tăng nhẹ với tỷ lệ 13.72% so với năm 2008, nhỏ hơn tốc độ gia tăng thu nhập. Do trong năm 2009 NH đã hoạt động tương đối tích cực trên thị trường liên NH. Mọi thu nhập của NH đều tăng. Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng của chi phí giảm thấp xuống chủ yếu do chi phí lãi năm 2009 giảm đáng kể. Tuy nhiên, thu nhập chỉ tăng nhẹ là do trích lập dự phòng rủi ro năm 2009 quá cao tăng 222.26% so với năm 2008 nhưng do trích lập dự phòng rủi ro chiếm chi phí không đáng kể, vì thế, lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng lên đáng kể 472,32.35% so với năm 2008. Đây là một kết quả đáng khích lệ cho VAB – Chi nhánh Tân Bình vì đã sớm phục hồi tình trạng kinh doanh lỗ năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì sau bối cảnh khủng hoảng tài chính NH đã hoàn thành vượt kế hoạch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, chương này đã giới thiệu khái quát về VAB nói chung và chú trọng đến VAB - Chi nhánh Tân Bình nói riêng như: lịch sử hình thành và phát triển, bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, những thành tựu đạt được trong thời gian qua và tình hình hoạt động kinh doanh của VAB - Chi nhánh Tân Bình .

Mặc dù VAB - Chi nhánh Tân Bình chỉ mới thành lập được hơn 4 năm trong điều kiện còn nhiều khó khăn, mạng lưới và chức năng hoạt động còn chưa được mở rộng nhiều tuy nhiên với sự quản lý và chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc cùng với sự điều hành sáng tạo, sâu sát của các trưởng phòng và nhất là sự lao động nhiệt tình với kỹ năng ngày càng nâng cao của toàn thể nhân viên cho nên Chi nhánh đã đạt được hiệu quả kinh doanh theo đúng kế hoạch đã đề ra mà Ban giám đốc cũng như Đại hội đồng cổ đông giao phó.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HAØNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á - CHI NHÁNH TÂN BÌNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 43 - 46)