Bảo hiểm tiền gửi xuất hiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo niềm tin cho người gửi tiền bằng việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, các quy định theo quy chế này chưa mở rộng đến tất cả các đối tượng gửi tiền cụ thể:
•Bảo hiểm tiền gửi chỉ phục vụ cho loại hình tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VN), những loại hình tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ chưa tham gia vào bảo hiểm tiền gửi. Vậy bộ phận người tiêu dùng gửi tiền bằng vàng và ngoại tệ lại không được bảo hiểm, điều này là không công bằng đối với một bộ phận người gửi tiền này, không phù hợp với pháp lệnh của nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.
•Trong khi đó, theo thống kê cho thấy, hiện nay, lượng tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân vào NH là khá lớn. Đó là chưa kể tới việc mỗi năm lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về VN hàng tỷ USD. Ngoài ra, VN đã gia nhập WTO, sẽ có nhiều doanh nghiệp (DN) và cá nhân là người nước ngoài đến hoạt động tại VN. Vì vậy, vấn đề bảo hiểm cho tiền gửi bằng ngoại tệ cần được đặt ra và được nghiên cứu một cách nghiêm túc để thực thi vào thời điểm thích hợp.
•Bảo hiểm tiền gửi chỉ bảo hiểm cho các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mà chưa có bảo hiểm tiền gửi cho các đối tượng là các TCKT khác, các TCTD.
•Mặc dù, theo quy chế mới là mức bảo hiểm tiền gửi tăng từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng, đây là mức bảo hiểm tối đa. Do đó, khi có rủi ro xảy ra thì dù người gửi tiền có gửi nhiều hơn 50 triệu đồng thì vẫn chỉ nhận được 50 triệu đồng. Đây là một bất hợp lý đối với những khách hàng có khoản tiền gửi lớn tại NH.
ưNhư vậy, để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào NH, NHNN cần cải tiến các quy chế về bảo hiểm tiền gửi: mở rộng loại hình tiền gửi, các đối tượng được bảo hiểm và gia tăng số tiền tối đa được bảo hiểm cho khách hàng khi rủi ro xảy ra.